Động thái bất ngờ của tân Thủ tướng Malaysia sau khi nhậm chức

Tối hôm 10/5, ông Mahathir Mohamad, 92 tuổi, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Malaysia nhiệm kỳ mới, trở thành người đứng đầu chính phủ cao tuổi nhất trên thế giới.

Theo Reuters, ngày 11/5, tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tổ chức cuộc họp với các đối tác đồng minh hàng đầu nhằm tiến tới thành lập một chính phủ mà lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia Đông Nam Á này sẽ không có sự tham gia của liên minh Mặt trận Quốc gia (BN).
Các nguồn tin liên minh cho biết Thủ tướng Mahathir đã triệu tập một cuộc họp các thành viên cấp cao của toàn bộ 4 đảng trong Liên minh Hy vọng (PH) của ông để thu thập ý kiến về việc thành lập Nội các và sau đó sẽ phát biểu họp báo.
Thủ tướng Mahathir Mohamad. Ảnh: Reuters.
 Thủ tướng Mahathir Mohamad. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Mahathir đã sử dụng cuộc họp báo đầu tiên của ông sau khi tuyên thệ nhậm chức để tái đảm bảo với cộng đồng tài chính, đồng thời tuyên bố ông sẽ ưu tiên ổn định kinh tế Malaysia và lấy lại hàng tỷ USD bị thất thoát trong vụ bê bối nhận hối lộ tại Quỹ Phát triển 1 Malaysia (1MDB).
Trước đó, Ủy ban bầu cử Malaysia thông báo Liên minh Hy vọng (PH) đối lập của cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, khi giành được 113 trong tổng số 222 ghế. Với kết quả trên, PH có đủ số ghế để thành lập chính phủ liên bang.
Tối 10/5, ông Mahathir Mohamad, 92 tuổi, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Malaysia nhiệm kỳ mới, trở thành người đứng đầu chính phủ cao tuổi nhất trên thế giới.

Cựu thủ tướng 92 tuổi bất ngờ chiến thắng trong tổng tuyển cử Malaysia

Kết quả cuộc bầu cử ngày 9/5 tại Malaysia cho thấy cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đã giành chiến thắng lịch sử, kết thúc 60 năm cầm quyền của liên minh Barisan Nasional.

Theo Guardian, ông Mahathir, 92 tuổi, sẽ trở thành thủ tướng cao tuổi nhất thế giới sau khi liên minh đảng Pakatan Harapan (PH) của ông chiếm được nhiều ghế hơn trong cuộc tổng tuyển cử Malaysia. Tổng cộng PH đã giành được 121 trong tổng số 222 ghế tại quốc hội.

Vì sao Singapore được chọn đăng cai Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Sau nhiều địa điểm được lựa chọn, Singapore cuối cùng đã được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Đặt "một chân" ở phương Đông và "một chân" ở phương Tây, lại là xã hội siêu hiện đại, an ninh, đôi khi bị châm chọc là “hơi khù khờ” chính trị, Singapore cuối cùng đã được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, vượt qua nhiều lựa chọn khác.
Một trong những vấn đề quan tâm nhất trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là nơi diễn ra Hội nghị đã được chốt.
 Một trong những vấn đề quan tâm nhất trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là nơi diễn ra Hội nghị đã được chốt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 đã xác nhận Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử giữa một Tổng thống Mỹ đương nhiệm với nhà lãnh đạo Triều Tiên, sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore.
“Chúng tôi đều cố gắng biến đây trở thành một khoảnh khắc vô cùng đặc biệt cho hoà bình thế giới!”, ông Trump đăng dòng tweet trên trang Twitter cá nhân.
Thông báo này được đưa ra sau chuyến thăm thứ hai của tân ngoại trưởng Mỹ Pompeo tới Triều Tiên hôm 9/5 nhằm trao đổi các bước chuẩn bị cho Hội nghị và đón 3 tù nhân người Mỹ vừa được Bình Nhưỡng trả tự do về nước.
Theo các nhà quan sát, trung tâm tài chính Singapore được chọn làm nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhờ quan điểm chính trị trung lập, những ưu điểm về an ninh được chứng minh qua nhiều lần tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quốc tế.
Đảo quốc sư tử cũng là nơi áp dụng những hạn chế nghiêm ngặt với giới truyền thông và hoạt động tụ tập công cộng - những yếu tố cho phép một môi trường có kiểm soát và dễ được Triều Tiên ưa thích hơn.
Những địa điểm cụ thể được lựa chọn tổ chức Hội nghị tại Singapore bao gồm Khách sạn Marina Bay (ảnh), Shangri-La và Sentosa. Ảnh: Straittimes.
Những địa điểm cụ thể được lựa chọn tổ chức Hội nghị tại Singapore bao gồm Khách sạn Marina Bay (ảnh), Shangri-La và Sentosa. Ảnh: Straittimes. 
Ngoài ra, Singapore cũng ở vị trí hiếm có duy trì được mối quan hệ thân thiện với cả Washington và Bình Nhưỡng. Họ coi Mỹ là đối tác thân cận, trong khi Triều Tiên vẫn duy trì một đại sứ quán đầy đủ chức năng tại nước này.
Singapore và Triều Tiên có lịch sử hợp tác lâu dài – công ty luật đầu tiên và nhà hàng thức ăn nhanh đầu tiên tại Bình Nhưỡng đều do người Singapore tổ chức.
Nhìn rộng ra hơn thì Singapore cũng là lựa chọn dễ chấp nhận với Trung Quốc, đồng minh quan trọng duy nhất của Triều Tiên. “Là một quốc gia trung lập, khách quan, với những nguyên tắc ngoại giao được kính nể, và là một nước nhỏ không có tham vọng hay năng lực gây tổn hại tới lợi ích của các quốc khác, Singapore đáp ứng tốt tiêu chuẩn”, chuyên gia Lim Tai Wei, làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Á, thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.
Với việc đồng ý gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một địa điểm cách xa Bình Nhưỡng 3.000km, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phải di chuyển một quãng đường dài khỏi khu vực truyền thống của ông – chuyên gia Graham Ong-Webb, tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) bình luận.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi máy bay tới Đại Liên, Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 7/5 vừa qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi máy bay tới Đại Liên, Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 7/5 vừa qua. 
Kể từ khi lên nắm quyền tại Triều Tiên, ông Kim Jong-un hiếm khi rời khỏi đất nước và mới chỉ chính thức công du nước ngoài trong năm nay, với hai chuyến thăm đều tới Trung Quốc. Chuyến đi gần nhất của ông là bay bằng chuyên cơ tới thành phố Đại Liên, ở đông bắc Trung Quốc đầu tháng 5 này.
Ông Kim Jong-un cũng là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân lên đất Hàn Quốc trong vòng 65 năm qua tại cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử liên Triều với Tổng thống Moon Jae-in ngày 27/4 tại làng đình chiến Panmunjom.
Trước khi đưa ra lựa chọn Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề xuất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cũng tại làng đình chiến Panmunjom, thuộc khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Quốc gia láng giềng của Triều Tiên là Mông Cổ cũng từng lọt vào danh sách các lựa chọn đăng cai hội nghị, bởi đây cũng là một quốc gia trung lập và gần gũi về địa lý với Triều Tiên.
Khách sạn Shang-ri La, nơi diễn ra Đối thoại thường niên Shang-ri La. Ảnh: Straittimes.
Khách sạn Shang-ri La, nơi diễn ra Đối thoại thường niên Shang-ri La. Ảnh: Straittimes.