Đông Nam Á trước tham vọng “bành trướng” của IS

Với gần 300 triệu dân theo đạo Hồi, Đông Nam Á đang trở thành môi trường thuận lợi để IS truyền bá tư tưởng cực đoan của chúng.

Những diễn biến liên quan đến IS thời gian qua cho thấy, IS đang chuyển tập trung sang các nước Đông Nam Á, với việc hình thành các chi nhánh có khả năng tổ chức tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực này trong thời gian tới, hướng đến việc thành lập "Vương quốc Hồi giáo" (Caliphate) trong khu vực. Tháng 4 năm ngoái, IS đã liệt kê các nước cần phải tấn công, trong đó có 3 quốc gia ở Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Philippines.
Dong Nam A truoc tham vong “banh truong” cua IS
Binh sĩ Philippines tiến vào Marawi. Ảnh: Reuters.
Mối lo ngại này được thể hiện rõ ở cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á diễn ra đầu tháng 6 vừa qua tại Singapore. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Eng Hen, sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là “mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất” tại khu vực.
Ngay tại thời điểm phát biểu này, thành phố Marawi ở miền Nam Philippines bị phiến quân có liên hệ với IS chiếm giữ. Gần 2 tháng sau cuộc tấn công đầu tiên, các lực lượng Philippines vẫn đang nỗ lực giành lại quyền kiểm soát thành phố.
Các chuyên gia lo ngại rằng miền Nam Philippines có thể trở thành một căn cứ mới của IS, bao gồm cả các tay súng Indonesia và Malaysia trở về từ Trung Đông khi liên quân quốc tế giải phóng các vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng tại Syria và Iraq. Quốc hội nước này ngày 23/7 đã bỏ phiếu thông qua việc gia hạn thiết quân luật tại đảo Mindanao đến cuối năm nay để chính phủ có thêm thời gian trấn áp khủng bố.
Ông Eduardo Ano, một tướng lĩnh quân sự Philippines cho biết: “Chúng tôi muốn có thêm thời gian bởi cuộc chiến của chúng ta không chỉ là tại Marawi, mà là mối đe dọa khủng bố thường trực trên đảo Mindanao. Hiện có khoảng 600 tay súng tại Marawi và nhiều hơn nữa tại Sulu và Basilan. Do đó chúng có thể tập hợp để tiến hành một cuộc phản công”.
Còn tại Indonesia, mối đe dọa không chỉ bây giờ mới xuất hiện, mà đã từ ngay sau các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ hôm 11/09/2011, song hiện nay lại lớn hơn nhiều, cùng với những biến động về chính trị và tôn giáo.
Vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Jarkata hồi tháng 5 vừa qua đã đặt Indonesia trước những thách thức lớn bởi nó cảnh báo về sự xuất hiện và mở rộng của IS tự xưng tại Indonesia và đặc biệt là dấu hiệu cho thấy sự tiến triển của chủ nghĩa khủng bố ở nền dân chủ lớn thứ 3 thế giới, với 255 triệu dân, trong đó 87% là người theo đạo Hồi này.
Theo các nhà phân tích, cuộc chiến chống khủng bố ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi đây không phải là cuộc chiến giữa các đội quân rõ ràng, mà các mục tiêu luôn bất thường, khó lường, khó dự đoán, nắm bắt...
Hồi năm ngoái, các chuyên gia an ninh trong khu vực đã cảnh báo về nguy cơ IS tràn sang Đông Nam Á. Hiện nay, trong bối cảnh IS thất thủ ở Iraq và Syria, việc tổ chức này tìm kiếm và xây dựng những căn cứ thành trì mới là điều tất yếu.
Song điều may mắn là những nguy cơ khủng bố không làm cho những người dân khu vực run sợ, chúng chỉ làm cho họ nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác đối với vấn đề này.
Như tại Indonesia, quốc gia có số lượng người Hồi giáo đông nhất thế giới, đa số người dân nước này, đều chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Các hiệp hội Hồi giáo ôn hòa lớn đều đang đấu tranh quyết liệt với các tư tưởng cực đoan hóa đạo Hồi. Điều này đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay tại Đông Nam Á, cũng như toàn thế giới.

Vợ lính IS trải lòng những câu chuyện ớn lạnh từng chứng kiến

(Kiến Thức) - Một số người vợ chiến binh IS đã kể câu chuyện ớn lạnh về những điều khủng khiếp mà họ chứng kiến tại thành trì của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Khadija, một người vợ chiến binh IS, đã đến Syria và sống tại thành lũy của phiến quân IS ở Raqqa trong 3 năm qua, cho biết, cô đã chứng kiến rất nhiều tội ác và sự bất công đối với phụ nữ và cả trẻ em.
Vo linh IS trai long nhung cau chuyen on lanh tung chung kien
Vợ một chiến binh IS trải lòng về những câu chuyện đau lòng mình đã chứng kiến.

Mỹ thuyết phục Đông Nam Á cấm vận Triều Tiên

(Kiến Thức) - Chuyến đi Đông Nam Á của Joseph Yun - Đặc sứ chính sách Triều Tiên của Mỹ, nhằm thuyết phục các nước trong khu vực cấm vận Bình Nhưỡng.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Đặc sứ Joseph Yun đi thăm Myanmar và Singapore từ ngày 11 đến 18/7. Theo các nhà phân tích, chuyến đi này được xem như một chiến thuật quan trọng từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cắt giảm nguồn thu của Triều Tiên, mặc dù khá ít ỏi.
My thuyet phuc Dong Nam A cam van Trieu Tien

Đặc sứ chính sách Triều Tiên của Mỹ, ông Joseph Yun (phải), trả lời báo chí tại Nhật Bản hồi tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Quân đội Syria tái chiếm loạt mỏ dầu từ tay IS ở Raqqa

(Kiến Thức) - Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát 15 mỏ dầu, một mỏ khí đốt và hai trạm bơm ở Debsan, phía nam tỉnh Raqqa, từ tay phiến quân IS.

Sputnik dẫn nguồn tin quân sự ngày 19/7 cho biết, quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát 15 mỏ dầu, một mỏ khí đốt và hai trạm bơm ở Debsan, phía nam tỉnh Raqqa, từ tay phiến quân IS.
“Quân đội Syria đang tiến công ở phía nam tỉnh Raqqa và tái chiếm hơn 15 mỏ dầu, một mỏ khí đốt cùng hai trạm bơm ở Debsan. Lực lượng chính phủ Damascus cũng đã giải phóng khu định cư Rmeilan và con đập phía đông Debsan khỏi ách chiếm đóng của tổ chức khủng bố IS”, nguồn tin cho hay.