

![]() |
Tân Hoa xã đưa tin, hàng ngàn nhân viên cứu hộ động đất làm việc trong cái lạnh dưới -10 độ C và dư chấn liên tục để tìm kiếm người sống sót sau trận động đất ở Cam Túc. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
![]() |
Trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đêm 18/12 đã khiến 127 người thiệt mạng, gồm 113 người ở Cam Túc, 14 người ở Thanh Hải, hàng trăm người bị thương. Ảnh: AP. |
![]() |
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, trận động đất đã làm hư hại hơn 155.000 tòa nhà và khiến người dân phải chạy ra ngoài giữa giá lạnh để đảm bảo an toàn. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Theo Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc, thảm hoạ động đất xảy ra lúc 23h59 đêm 18/12 ở độ sâu 10km. Tâm chấn cách huyện Tích Thạch Sơn, châu Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc khoảng 8km. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Sau trận động đất, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi dốc toàn lực tìm kiếm cứu nạn cũng như hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Theo Tân Hoa xã, ông Tập đã yêu cầu chính quyền địa phương ứng cứu, điều trị kịp thời những người bị thương nhằm giảm thiểu thương vong, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình động đất, diễn biến thời tiết để ngăn ngừa thiên tai thứ cấp. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Truyền thông Trung Quốc cho biết 78 người đã được tìm thấy còn sống ở Cam Túc, nơi các hoạt động cứu hộ kết thúc vào chiều 19/12. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Họ bắt đầu tập trung điều trị những người bị thương và tái định cư cho người dân khi mùa đông kéo dài nhiều tháng tới. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Hơn 128.000 mặt hàng cung cấp khẩn cấp bao gồm lều, mền, đèn và giường gấp đã được chuyển đến trong khi thực phẩm như bánh bao hấp và mì ăn liền được cung cấp cho các nạn nhân. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Tại Cam Túc, hơn 207.000 ngôi nhà bị phá hủy trong trận động đất vừa qua và gần 15.000 ngôi nhà bị sập, ảnh hưởng đến hơn 145.000 người. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Trận động đất lần này là trận nguy hiểm nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2014, khi đó có hơn 600 người thiệt mạng ở tỉnh Vân Nam. Ảnh: Getty. |
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cảnh hoang tàn ở Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất kinh hoàng
![]() |
Oymyakon, Cộng hòa Sakha, Nga: Oymyakon với 500 cư dân sinh sống được mệnh danh là thành phố lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình ở đây vào tháng 1 thường xuống thấp -50°C. Thậm chí, nhiệt kế tại đây cũng vỡ khi nhiệt độ xuống tới mức -62°C. Ảnh: Wikipedia. |
![]() |
Yakutsk, Nga: Du khách sẽ mất khoảng một ngày để đi từ Oymyakon đến Yakutsk, thủ phủ của vùng Yakutia, phía đông bắc nước Nga. Thành phố có 300.000 cư dân này xem thời tiết dưới 0 độ là chuyện bình thường, kéo dài nhiều tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Yakutsk là khoảng -41 độ C. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, Trung Quốc: Thành phố 9,5 triệu người sinh sống này là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang. Người dân tại đây chung sống với cái lạnh trung bình -13 đến -24 độ C vào mùa đông. Ảnh: IT. |
![]() |
International Falls, Minnesota, Mỹ: Thị trấn International Falls chỉ có 600 cư dân đã trải qua những mùa đông khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình -48 độ C. Trong 40 năm gần đây, thị trấn đã tổ chức Lễ hội mùa đông Icebox Days, nơi người dân địa phương và du khách cùng tham gia nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn. Ảnh: Istock. |
![]() |
Snag, Yukon, Canada: Năm 1947, thành phố Snag ở Yukon đã lập kỷ lục là nơi lạnh nhất Canada, với nhiệt độ xuống mức -62 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ dao động từ -21 đến -32 độ C. Mùa hè, thành phố vẫn đóng băng. Nếu sống ở đây, bạn sẽ có cảm giác quanh năm đều là băng tuyết. Ảnh: Istock. |
![]() |
Fraser, Colorado, Mỹ: Fraser ở bang Colorado là một trong những thành phố lạnh nhất nước Mỹ, cạnh tranh danh hiệu này với International Falls trong một thời gian dài. Nhiệt độ ở Fraser vào mùa đông trung bình là -18 độ C. |
![]() |
Dudinka, Krasnoyarsk Krai, Nga: Dudinka là một thị trấn nằm trên vòng Bắc Cực của Nga. Đây cũng là nơi xa nhất về Cực Bắc có con người sinh sống. Nhiệt độ tại thị trấn có 20.000 người sinh sống này có thể xuống -33 độ C. |
![]() |
Fairbanks, Alaska, Mỹ: Từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm, nhiệt độ Fairbanks xuống tới -27 độ C. Cho dù là thời điểm nào trong năm, Fairbanks cũng không bao giờ thiếu vắng du khách. Ảnh: IG. |
![]() |
Ulaanbaatar, Mông Cổ: Hàng triệu người Mông Cổ vẫn bình yên sinh sống trong cái lạnh khắc nghiệt của vùng hoang mạc ở Ulaanbaatar. Nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống -26 độ C. Ảnh: IG. |
![]() |
Nurultan, Kazakhstan (Trung Á): Nurultan (hay Astana) là thủ đô của Kazakhstan. Đây là thủ đô lạnh thứ 2 trên thế giới, với nhiệt độ mùa đông dao động trong khoảng -15 độ C. Ảnh: Washingtonpost. |
>>> Mời độc giả xem thêm video: Nhật Bản đối mặt với mùa đông khắc nghiệt (Nguồn video: VTV)
![]() |
Tháp đồng hồ Spasskaya của Điện Kremlin do kiến trúc sư người Italy Pietro Antonio Solari xây dựng vào năm 1491. Đồng hồ trên tháp Spasskaya còn có tên gọi đồng hồ Kremlin. Ảnh: RBTH. |
![]() |
Theo Russia Beyond, chiếc đồng hồ Kremlin đầu tiên có từ năm 1404 do một người Serbia có tên Lazarus chế tạo. Nhưng khi đó, nó chưa được đặt trên tháp Spasskaya. Năm 1624, chiếc đồng hồ này được bán cho một tu viện ở Yaroslavl. Một chiếc đồng hồ mới được đặt trên tháp Spasskaya vào năm 1625. Ảnh: RBTH. |
![]() |
Đồng hồ điện Kremlin có một mặt đặc biệt. Vào thế kỷ 18, mặt đồng hồ này nặng khoảng 400 kg. Nó được làm bằng những tấm gỗ ghép lại với nhau và sơn màu xanh da trời. Mặt đồng hồ được chia thành 17 phần, và giờ được ký hiệu bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái Cyrillic. Ảnh: TA. |
![]() |
Vòng tròn trên đồng hồ được trang trí bằng những ngôi sao với hình mặt trăng và mặt trời. Khi đó, cứ theo chu kỳ 16 ngày, giờ ban ngày và ban đêm thay đổi, vì thế cơ chế của đồng hồ cũng được điều chỉnh lại. Ảnh: MTG. |
![]() |
Năm 1705, theo lệnh của Sa hoàng Pyotr I của Nga, đồng hồ được thiết kế lại và mặt đồng hồ có 12 giờ. Năm 1932, Liên Xô đã sử dụng 28 kg vàng để mạ vàng viền, kim và các chữ số trên mặt chiếc đồng hồ này. Ảnh: Wikipedia. |
![]() |
Trên quả chuông đồng hồ có những biểu tượng và hình chạm khắc trang trí. Hiện nay, tháp đồng hồ Spasskaya có 9 quả chuông, trong đó quả chuông giờ nặng tới hơn 2.100 kg. Ảnh: RBTH. |
![]() |
Trước năm 1937, đồng hồ trên tháp Spasskaya được điều chỉnh bằng tay hai lần một ngày. Hiện tại, đồng hồ hoàn toàn được "tự động hóa" và nó sẽ đổ chuông 15 phút một. Ảnh: RB. |
![]() |
Mặt đồng hồ có đường kính 6 mét và được lắp đặt ở cả 4 mặt của tháp Spasskaya. Ảnh: VB. |
![]() |
Chiếc đồng hồ đặc biệt này cũng đã trải qua vô số lần thay đổi và những lần đại tu. Ảnh: RB. |
![]() |
Năm 1938, đồng hồ Kremlin hoàn toàn không phát nhạc điệu mà chỉ rung chuông báo hiệu mỗi một giờ. Từ năm 1999 đến nay, chùm chuông đồng hồ Kremlin phát ra hai nhạc điệu, trong đó có một bài Quốc ca Nga. Ảnh: RT. |
![]() |
Tiếng chuông ngân vang của chiếc đồng hồ trên tháp Spasskaya trong Đêm Giao thừa đã trở thành một phần không thể thiếu của nghi lễ đón Năm mới ở nước Nga. Ảnh: Getty. |
![]() |
Theo truyền thống, một vài phút trước khi chuông đồng hồ vang lên, Tổng thống Nga sẽ gửi thông điệp chúc mừng Năm mới từ Điện Kremlin. Ảnh: RT. |
>>> Mời độc giả xem thêm video: Chiêm ngưỡng những cánh đồng bất tận của nước Nga (Nguồn video: THĐT)