Đồng chí Vũ Oanh, nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ trần

Đồng chí Vũ Oanh, nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã từ trần vào hồi 14 giờ 35 phút, ngày 30/11/2022.

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 14 giờ 35 phút, ngày 30-11-2022, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, TP. Hà Nội.
Dong chi Vu Oanh, nguyen Truong ban Kinh te Trung uong tu tran
 Đồng chí Vũ Duy Trương (tức Vũ Oanh). Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Vũ Oanh sẽ được thông báo sau.
Đồng chí Vũ Oanh, tên thật là Vũ Duy Trương, sinh năm 1924, tại xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Đồng chí Vũ Oanh từng giữ chức: Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông (1946), Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (1947), Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương (1948). Sau đó, đồng chí lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên Liên khu ủy Khu 3, Phó Chính ủy Đại đoàn Đồng bằng, Cục trưởng Cục Địch vận, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Từ năm 1979 đến 1981, đồng chí lần lượt giữ chức Phó Ban Công tác giúp nước bạn Campuchia, Phó Trưởng ban Thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương.
Năm 1982 đồng chí làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương, sau đó là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V, VI, VII; được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, VII và Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, giữ các chức vụ: Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Đồng chí là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội từ năm 1987 đến 1989.
Khi nghỉ hưu, đồng chí làm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 75 năm tuổi đảng vào tháng 8/2019.

Điểm danh những khu phố cổ xưa hot nhất Nhật Bản (2)

Khu phố cổ Kanaya-machi ở Toyama, phố trà Higashi Chaya ở Ishikawa, làng cổ Taketomiở đảo Taketomi... là những nơi mang bầu không khí cổ xưa, đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản.

Diem danh nhung khu pho co xua hot nhat Nhat Ban (2)
Khu phố cổ Kanaya-machi (thành phố Takaoka, tỉnh Toyama). Những dãy nhà có kiến trúc song chắn gỗ dọc hai bên và nền đường lát đá tạo nên nát đặc trưng của khu phố Kanaya-machi. Ngoài ra nơi đây còn có bảo tàng về ngành đúc kim loại truyền thống nổi tiếng của địa phương. Ảnh: Takaoka.or.jp.
Diem danh nhung khu pho co xua hot nhat Nhat Ban (2)-Hinh-2
Khu phố trà Higashi Chaya (thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa). Higashi Chaya là khu phố trà lớn nhất Kanazawa với dãy những quán trà nối tiếp nhau. Bên cạnh các trà thất, nơi đây còn có nhiều phòng trưng bày và cửa hàng với nội thất được bài trí một cách độc đáo. Ảnh: Hokuriku×tokyo.

Những đường dây cá độ bóng đá nghìn tỷ mùa World Cup bị triệt phá

Thời gian qua, lực lượng Công an liên tiếp phát hiện, triệt phá thành công nhiều đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Nhung duong day ca do bong da nghin ty mua World Cup bi triet pha
 Trong mùa World Cup 2022, Bộ Công an đã liên tiếp phát hiện, triệt xoá nhiều tụ điểm, đường dây cờ bạc, cá độ bóng đá quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. (Ảnh: Người Lao động)

Khám phá bí mật về loài sứa qua những bức ảnh đẹp mê hoặc

Sứa là một trong những sinh vật đặc biệt nhất trên Trái Đất. Chúng có thể tạo ra nhiều mảng màu và có khả năng phát sáng rực rỡ dưới đại dương.

Sứa là động vật đa cơ quan lâu đời nhất trên thế giới, từ cách đây 550 triệu năm. Sứa thậm chí còn tồn tại trước cả khủng long.

Sứa có thể sống dưới nước, nhưng chúng không liên quan đến loài cá. Chúng là động vật không xương sống, cùng nhóm với mực, nhím biển và bạch tuộc.

85-95% cơ thể của sứa là nước.

Sứa không có não và tim. Chúng không cần những cơ quan quan trọng này vì chúng hấp thụ oxy qua làn da mỏng và phản ứng với môi trường bằng cách sử dụng một mạng lưới các dây thần kinh bên dưới bề mặt của biểu bì.

Kham pha bi mat ve loai sua qua nhung buc anh dep me hoac-Hinh-5

Sứa không có não nhưng không có nghĩa là chúng không thông minh. Chúng rất dễ thích nghi, đã sống sót qua vô số thay đổi lớn trong môi trường qua nhiều thế kỷ.

Kham pha bi mat ve loai sua qua nhung buc anh dep me hoac-Hinh-6

Sứa thậm chí còn thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Sứa vẫn tiếp tục phát triển bất chấp nhiệt độ nước biển tăng, axit hóa đại dương, đánh bắt quá mức, và nhiều yếu tố đang gây nguy hiểm cho các dạng sinh vật biển khác.

Kham pha bi mat ve loai sua qua nhung buc anh dep me hoac-Hinh-7

Trên thực tế, sứa dễ thích nghi đến mức thậm chí chúng còn phát triển mạnh trong không gian. NASA bắt đầu thử nghiệm xem sứa thích nghi với môi trường trong không gian như thế nào vào những năm 1990. Họ đã gửi hàng ngàn con sứa con lên không gian và kiểm tra cách chúng phát triển.

Kham pha bi mat ve loai sua qua nhung buc anh dep me hoac-Hinh-8

Một số loài sứa có kích thước rất nhỏ đến nỗi chúng gần như vô hình khi bơi trong đại dương. Một số loài sứa có thể nhỏ tới 0,5 cm. Tuy nhiên, có những loài sứa lại có kích thước khổng lồ, với chiều dài lên tới 2m và nặng tới 200kg.

Sứa có thể có những xúc tu cực kỳ dài.Các xúc tu của chúng có hơn 5.000 tế bào gai. Hầu hết chiều dài ấn tượng của sứa thường đến từ các xúc tu. Loài sứa bờm sư tử có thể có những xúc tu dài tới 37m.Mặc dù có chiều dài lớn, các xúc tu của sứa không bao giờ bị quấn vào nhau.

Sứa không có nhiều đặc điểm truyền thống của động vật như não hoặc phổi, nhưng một số loài sứa có răng. Sứa lược có hàng trăm hàng lông mao nhỏ hoạt động như răng và có thể dùng để xé xác con mồi.

Một số loại sứa có mắt. Sứa hộp, loại sứa gây chết người, có 24 mắt, trong đó có hai mắt có khả năng nhìn thấy màu sắc.

Kham pha bi mat ve loai sua qua nhung buc anh dep me hoac-Hinh-12

Vòng đời của sứa trảiqua nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng bắt đầu là ấu trùng, phát triển thành polyp, sau đó thành sứa con, và đạt đến giai đoạn trưởng thành. Khi chúng ta nhìn thấy một con sứa có đầu giống cái chuông và có các xúc tu, đó là sứa trưởng thành.Một số loài sứa nhỏ nhất chỉ sống được vài ngày. Sứa trung bình sống khoảng một năm.

Có hơn 2.000 loài sứa đã được phát hiện và đặt tên, nhưng có thể còn hàng trăm nghìn loài khác.Các nhà khoa học ước tính thực sự có khoảng 300.000 loài sứa chưa được khám phá trong đại dương.