Đổi tiền lẻ dịp cận Tết 2020: Đổi 1 triệu mất phí dịch vụ 4 triệu vẫn hút khách ầm ầm

Cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thị trường đổi tiển lẻ ngày càng tấp nập.

Cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán đến, người người nhà nhà lại đổ xô đi đổi tiền lẻ. Các loại tiền mệnh giá nhỏ 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng... thường được mọi người sử dụng để đi lễ.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, không khó để bạn có thể tìm được các điểm đổi tiền. Chỉ cần một cú click chuột là rất nhiều địa chỉ gợi ý xuất hiện.
Với những tờ tiền mệnh giá từ 5.000 đồng trở xuống, mức phí đổi cao hơn hẳn, thậm chí có thể gấp đôi hoặc gấp 3 so với bình thường.
Doi tien le dip can Tet 2020: Doi 1 trieu mat phi dich vu 4 trieu van hut khach am am
 

Các Facebook chuyên đổi tiền thường đưa ra lời quảng cáo hấp dẫn như: "Tiền mới cứng còn nguyên sê-ri, nguyên đai, nguyên kiện của ngân hàng. Anh, chị có nhu cầu có thể đến nhận tiền trực tiếp hoặc có ship COD quanh khu vực Hà Nội. Nếu đổi càng nhiều, phí đổi càng giảm. Năm nay tiền rất khan hiếm, cả nhà đổi sớm để được giá tốt nhé ạ".

Về mức phí đổi tiền, người mua phải trao đổi riêng qua tin nhắn mới biết được giá cụ thể.
Một số nơi báo mức phí đổi tiền cao "cắt cổ". Cụ thể, tiền 10.000 đồng và 20.000 đồng phí 10%, mệnh giá 2.000 đồng và 5.000 đồng có phí 12%, mệnh giá 1.000 đồng là 15%.
Mức phí phổ biến từ 6-20% so với số tiền cần đổi. Tiền mệnh giá càng nhỏ, phí càng cao. Đặc biệt, mệnh giá 500 đồng có phí đổi lên đến 300-400%, tức người đổi phải mất 3-4 lần mệnh giá thực để đổi được tiền mới nguyên serie.
Thậm chí, những người đổi tiền còn nói rằng nếu không nhanh tay thì gần Tết phí đổi còn cao hơn nữa.
Dù mức phí cao như vậy nhưng thị trường đổi tiền vẫn rất nhộn nhịp, không thiếu khách.
Trước hiện tượng đổi tiền lẻ tràn lan với phí dịch vụ cao ngất ngưởng, Ngân hàng Nhà nước chủ trương không phát hành nhiều tiền mới mệnh giá nhỏ ra lưu thông dịp Tết Nguyên Đán nhằm tránh lãng phí và các tiêu cực phát sinh.
Theo pháp luật hiện hành, việc đổi tiền lẻ nhằm hưởng chênh lệch là hành vi bị nghiêm cấm. Đổi tiền có phí, đổi tiền không đúng mệnh giá... có thể bị xử phạt hành chính ở mức thấp nhất là 20 triệu đồng.

Gia đình bé trai tử vong trường Gateway và nhân chứng làm việc với cơ quan điều tra

Người thân cháu bé tử vong tại trường Gateway mong cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân khiến bé trai 6 tuổi tử vong.

Chiều 26/8, luật sư Vũ Gia Trưởng (Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và đồng sự) cho biết Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã chấp thuận cho ông cùng cộng sự là bà Phạm Hương Giang bảo vệ quyền lợi cho gia đình cháu bé tử vong tại trường Gateway 20 ngày trước.

Lý giải chi tiết bóng bay và chiếc áo đỏ vụ học sinh trường Gateway tử vong

Cơ quan Cảnh sát điều tra, kiểm sát viên đã đến tận nhà các cháu học sinh có mặt trên xe ô tô hôm xảy ra sự việc để làm rõ những chi tiết bất thường trong vụ án bé trai trường Gateway tử vong trên xe đưa đón.

Liên quan đến vụ bé trai trường Gateway tử vong trên xe đưa đón, ông Đinh Minh Tảo, Viện trưởng VKSND quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) cho biết, vụ việc đang được điều tra, sẽ làm rõ trách nhiệm của nhà trường, các cô giáo có liên quan đến vụ việc. "Tùy từng mức độ vi phạm, nếu có căn cứ sẽ xem xét trách nhiệm hình sự", ông Tảo nói.

Trai xứ Thanh giả danh công an tinh vi cỡ nào...lừa hàng trăm triệu?

(Kiến Thức) - Quen nhau qua mạng xã hội, nam thanh niên xứ Thanh giả danh công an đang công tác tại công an tỉnh Đắk Lắk lừa lấy tiền một phụ nữ lên đến 400 triệu đồng.

Mới đây, thông tin từ công an huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) cho biết, đơn vị này vừa bắt giữ nghi phạm Trịnh Thế Tình (30 tuổi, trú tại xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trai xu Thanh gia danh cong an tinh vi co nao...lua hang tram trieu?
Nghi phạm Trịnh Thế Tình. (Ảnh: Zing)

Theo điều tra ban đầu, cuối năm 2014, Tình làm quen với chị N.T.H (trú tại xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) qua mạng xã hội facebook và giới thiệu là cán bộ công an đang công tác tại công an tỉnh Đắk Lắk.

Sau một thời gian nói chuyện qua mạng xã hội được chị H, tin tưởng, Tình nhiều lần nhắn tin, nói chuyện và viện lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại đang đau ốm, bệnh tật và đi học ở Hà Nội để vay tiền chị H.

Tiếp đó, cuối năm 2018, Tình nói mình có 5 lô đất ở thành phố Thanh Hóa có giá trị gần 2 tỉ đồng và muốn sang tên cho chị H. và yêu cầu này chuyển hơn 100 triệu đồng để làm thủ tục chuyển nhượng.

Chưa dừng lại, trong năm 2019, Tình tiếp tục sử dụng 4 số điện thoại khác nhau, giả giọng của nhiều người để gọi và thông báo chị H. trúng các giải thưởng trị giá nhiều tỷ đồng như ô tô, nhà ở vịnh Hạ Long, một chuyến du lịch nước ngoài... do nhẹ dạ, chị H. đã chuyển cho Tình gần 200 triệu đồng để nhận thưởng.

Nghi ngờ mình bị Tình lừa đảo, chị H. đã làm đơn trình báo cơ quan công an. Sau khi bị bắt, Tình thừa nhận đã lừa đảo chiếm đoạt của chị H. tổng số tiền 400 triệu đồng để tiêu xài cá nhân.

Được biết, Tình không có công ăn việc làm ổn định, đã mạo danh cán bộ công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của chị H.

Hiện, vụ việc Trịnh Thế Tình bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm video: Bắt đối tượng giả danh công an, mang cả thẻ ngành.
(Nguồn: VTC9)