Đội sương khuya đến viếng ông Sáu Khải lúc 0h

Đến tận rạng sáng ngày 19/3, nhiều người dân vẫn lặng lẽ đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng ở xã Tân Thông Hội, Củ Chi, TP HCM.

Trong ngày 18/3, đã có hơn 500 đoàn đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng ở Củ Chi. Điều xúc động là trời càng về khuya, dòng người đến càng đông, trong đó có khá đông người dân tranh thủ hết giờ làm đến tiễn đưa ông.
23h45, bàn đón khách viếng đón gia đình bà Huỳnh Thị Châu (74 tuổi) cùng con cháu hơn 10 người từ xã Tân Phú (Củ Chi) đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Bà Châu nói với một cán bộ xã Tân Thông Hội: "Tụi tui đi khuya quá phiền mấy chú và gia đình. Nhưng con cháu tui kẹt đi làm, tới khuya mới tập trung đủ để viếng ông Sáu".
Bà Huỳnh Thị Châu cùng con cháu đến đăng ký viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lúc 23h45 ngày 18/3 - Ảnh: VIỄN SỰ
 Bà Huỳnh Thị Châu cùng con cháu đến đăng ký viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lúc 23h45 ngày 18/3 - Ảnh: VIỄN SỰ
Vào viếng, bà Châu cùng các con cháu quỳ trước linh cữu ông Sáu Khải như những người ruột thịt. Sau đó cả nhà đi ra mộ phần người vợ ông Khải, cạnh bên là vị trí ông sẽ yên nghỉ trong vài ngày tới.
Cả nhà đứng thắp nhang và trò chuyện hồi lâu với một người thân của ông Phan Văn Khải, hẹn ngày đưa tang ông sẽ trở lại để tiễn đưa lần cuối.
Đến viếng muộn và ở khá xa là gia đình anh Nguyễn Cao Cường ở Gò Vấp, gồm 12 người, trong đó có 4 cháu nhỏ, đi xe máy hơn 30 km để đến Củ Chi lúc gần 23h. Anh Cường cho biết vì có hai gia đình người bạn anh từ Đà Nẵng cũng vào viếng bác Sáu Khải nên cả nhà đợi để cùng đi.
"Thế hệ chúng tôi lớn lên trong những năm tháng bác Sáu Khải gắn bó với TP những năm 1980, tiễn bác như tiễn một người từng gắn bó với ký ức của mình", anh Cường nói.
Bà Huỳnh Thị Châu ở xã Tân Phú Trung (Củ Chi) trước nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ yên nghỉ, vào khuya 18/3. Ảnh: VIỄN SỰ
 Bà Huỳnh Thị Châu ở xã Tân Phú Trung (Củ Chi) trước nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ yên nghỉ, vào khuya 18/3. Ảnh: VIỄN SỰ
Cũng đến khá muộn bà Trần Thị Sờn (67 tuổi) ở xã Tân An Hội (Củ Chi), bà dẫn theo đứa cháu nhỏ để cùng thắp nhang. Bà Sờn gọi ông Khải bằng danh xưng "cậu Sáu" trìu mến như cô bác quanh đây vẫn gọi.
"Đường sá, trường lớp quanh đây khang trang cũng nhờ cậu Sáu vận động xây dựng. Tụi tui coi cậu Sáu như một người hàng xóm tốt bụng", bà Sờn bộc bạch. Dẫn theo đứa cháu gái, bà Sơn nói cháu bà còn nhỏ, chưa được gặp ông Sáu Khải lần nào nhưng bà dẫn theo để lớn lên sống tốt, sống được nhiều trọng như ông.
Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online tại lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, từ sau 20h trở đi, dòng người đến viếng ngày một đông và đa số là người dân lao động ở Củ Chi, các quận huyện khác trong TP và một số tỉnh lân cận.
Theo thông tin từ bộ phận tiếp nhận đăng ký viếng, đến 22h ngày 18-3 đã có 500 đoàn đến viếng, trong đó có 127 đoàn của các cơ quan, tổ chức và 367 đoàn của người dân. Riêng buổi tối đã có tới 194 đoàn của người dân đến tiễn biệt nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Cho đến sau 0h ngày 19-3 vẫn còn người dân đến viếng. Một cán bộ của xã Tân Thông Hội tại bàn đón tiếp cho biết trước tấm lòng, sự thành kính của người dân, gia đình và các thành viên trong tổ phục vụ tang lễ sẽ túc trực suốt đêm để đón các đoàn đến viếng.
'Đường sá, trường lớp quanh đây khang trang cũng nhờ cậu Sáu vận động xây dựng. Tụi tui coi cậu Sáu như một người hàng xóm tốt bụng". Bà Trần Thị Sờn nói.
Trong ngày 18-3 đã có hơn 500 đoàn đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: NGỌC KHẢI
Trong ngày 18-3 đã có hơn 500 đoàn đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: NGỌC KHẢI  

Nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng đến sau 0h ngày 19-3 - Ảnh: NGỌC KHẢI
Nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng đến sau 0h ngày 19-3 - Ảnh: NGỌC KHẢI

Truy tố 3 bị can trong vụ án 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra cáo trạng truy tố 3 bị can trong vụ án chạy thận làm 8 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân vụ tai biến chạy thận đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Chí Tuệ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân vụ tai biến chạy thận đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Chí Tuệ 
Theo đó, 3 bị can bị truy tố về các tội danh: "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Ông Đinh La Thăng sẽ “trình diễn” gì trong phiên tòa hôm nay?

(Kiến Thức) - Trong phiên xử thứ 2 chỉ trong vòng 3 tháng, ông Đinh La Thăng cùng 5 luật sư bào chữa chắc hẳn sẽ nỗ lực gỡ tội, để thực hiện được ước vọng “có chết thì bị cáo muốn làm ma tự do chứ không phải ma tù”.

Đúng 1 tháng sau khi nhận bản án 13 năm tù giam ở phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC), sáng nay (19/3), ông Đinh La Thăng sẽ tiếp tục hầu tòa trong vụ án thứ 2 liên quan tới việc để xảy ra thiệt hại 800 tỷ trong thương vụ PVN đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Trong vụ án này, ông Đinh La Thăng và các đồng phạm gồm: Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng Giám đốc PVN), Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên HĐTV PVN), Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN), Nguyễn Thanh Liêm (nguyên thành viên HĐTV PVN) và Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV PVN) bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.