Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

“Độc- lạ” hình ảnh phụ nữ Việt Nam tuyệt đẹp trên Bảo vật quốc gia

18/10/2020 12:25

(Kiến Thức) - Tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của Nguyễn Gia Trí, tranh “Hai thiếu nữ và em bé” của Tô Ngọc Vân, tranh "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn... là những Bảo vật quốc gia tái hiện chân thực vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM, Bảo vật quốc gia - bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí là một trong số những bức tranh tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.
1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM, Bảo vật quốc gia - bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí là một trong số những bức tranh tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn mài, khổ 540cm x 200cm, có thời gian sáng tác kéo dài từ năm 1969 đến năm 1989. Trong tác phẩm, đề tài quen thuộc là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã được làm mới với sự hiện diện của phụ nữ cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn mài, khổ 540cm x 200cm, có thời gian sáng tác kéo dài từ năm 1969 đến năm 1989. Trong tác phẩm, đề tài quen thuộc là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã được làm mới với sự hiện diện của phụ nữ cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Bức tranh mô tả các thiếu nữ trong trang phục truyền thống từng vùng tươi vui, ca hát thể hiện sức sống tươi mới giữa mùa xuân trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Trung tâm bức tranh là nhóm phụ nữ ba miền Trung - Nam - Bắc trong trang phục cổ xưa.
Bức tranh mô tả các thiếu nữ trong trang phục truyền thống từng vùng tươi vui, ca hát thể hiện sức sống tươi mới giữa mùa xuân trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Trung tâm bức tranh là nhóm phụ nữ ba miền Trung - Nam - Bắc trong trang phục cổ xưa.
Sáng tác vào giai đoạn chiến tranh, tác phẩm như một lời nguyện cầu thống nhất và hạnh phúc. Đồng thời, đây cũng là sự tổng hợp mọi thành tựu trong nửa thế kỷ tìm tòi sáng tạo về nghệ thuật sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - một cánh chim đầu đàn của nền hội họa Việt Nam hiện đại.
Sáng tác vào giai đoạn chiến tranh, tác phẩm như một lời nguyện cầu thống nhất và hạnh phúc. Đồng thời, đây cũng là sự tổng hợp mọi thành tựu trong nửa thế kỷ tìm tòi sáng tạo về nghệ thuật sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí - một cánh chim đầu đàn của nền hội họa Việt Nam hiện đại.
2. Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, “Hai thiếu nữ và em bé” là một bức tranh khác thể hiện đề tài người phụ nữ Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia. Người thực hiện tác phẩm này là họa sĩ Tô Ngọc Vân, một tên tuổi vĩ đại của nền mỹ thuật Việt Nam.
2. Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, “Hai thiếu nữ và em bé” là một bức tranh khác thể hiện đề tài người phụ nữ Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia. Người thực hiện tác phẩm này là họa sĩ Tô Ngọc Vân, một tên tuổi vĩ đại của nền mỹ thuật Việt Nam.
Tranh được vẽ bằng sơn dầu trên vải toan, cao 102 cm, rộng 71,8 cm, vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả.
Tranh được vẽ bằng sơn dầu trên vải toan, cao 102 cm, rộng 71,8 cm, vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả.
Cùng với hòa sắc màu vàng ấm bao trùm tác giả đã tạo nên một hòa quyện tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên và dáng nét biểu cảm mềm mại của hai người phụ nữ trong y phục áo dài truyền thống đằm thắm trang nhã.
Cùng với hòa sắc màu vàng ấm bao trùm tác giả đã tạo nên một hòa quyện tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên và dáng nét biểu cảm mềm mại của hai người phụ nữ trong y phục áo dài truyền thống đằm thắm trang nhã.
Theo đánh giá của các nhà phê bình mỹ thuật, bức tranh đã tạo ra sự kết hợp đầy rung cảm của tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa học tập từ phương Tây đương thời, là tác phẩm đánh dấu một giai đoạn của mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.
Theo đánh giá của các nhà phê bình mỹ thuật, bức tranh đã tạo ra sự kết hợp đầy rung cảm của tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa học tập từ phương Tây đương thời, là tác phẩm đánh dấu một giai đoạn của mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.
3. Bảo vật quốc gia - bức tranh "Em Thúy" của danh họa Trần Văn Cẩn (lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dưới một sắc thái hoàn toàn khác với hai tác phẩm trước.
3. Bảo vật quốc gia - bức tranh "Em Thúy" của danh họa Trần Văn Cẩn (lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dưới một sắc thái hoàn toàn khác với hai tác phẩm trước.
Bức tranh này được vẽ bằng sơn dầu trên vải toan, cao 60 cm, rộng 45 cm, vẽ chân dung bán thân của một nhân vật thực bé Thúy (8 tuổi, cháu gái của họa sĩ) ngồi trên một chiếc ghế mây. Tác giả đặc tả em bé gái với tinh thần lãng mạn, tinh tế, trong trẻo với hòa sắc sáng ấm.
Bức tranh này được vẽ bằng sơn dầu trên vải toan, cao 60 cm, rộng 45 cm, vẽ chân dung bán thân của một nhân vật thực bé Thúy (8 tuổi, cháu gái của họa sĩ) ngồi trên một chiếc ghế mây. Tác giả đặc tả em bé gái với tinh thần lãng mạn, tinh tế, trong trẻo với hòa sắc sáng ấm.
Nét đặc sắc của bức tranh là tác giả đã sử dụng lối bố cục điển hình kiểu Châu Âu thời đầu thế kỷ 20 để thể hiện tâm trạng của một em bé Việt. Tương tự “Hai thiếu nữ và em bé”, bức tranh "Em Thúy" là sự kết hợp nhuần nhuyễn của tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa phương Tây.
Nét đặc sắc của bức tranh là tác giả đã sử dụng lối bố cục điển hình kiểu Châu Âu thời đầu thế kỷ 20 để thể hiện tâm trạng của một em bé Việt. Tương tự “Hai thiếu nữ và em bé”, bức tranh "Em Thúy" là sự kết hợp nhuần nhuyễn của tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa phương Tây.
Theo giới chuyên môn, "Em Thúy" là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả chân, cũng như tiêu biểu cho thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Đây là một trong những tác phẩm đỉnh cao của họa sĩ Trần Văn Cẩn, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau.
Theo giới chuyên môn, "Em Thúy" là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả chân, cũng như tiêu biểu cho thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Đây là một trong những tác phẩm đỉnh cao của họa sĩ Trần Văn Cẩn, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau.
4. Bảo vật quốc gia tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) có từ thế kỷ 17, vốn là tượng thờ của chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa). Tượng tái hiện chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660) thời vua Lê Thần Tông.
4. Bảo vật quốc gia tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) có từ thế kỷ 17, vốn là tượng thờ của chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa). Tượng tái hiện chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660) thời vua Lê Thần Tông.
Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, cao 111 cm, tạo hình trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết già toàn phần, một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy. Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.
Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, cao 111 cm, tạo hình trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết già toàn phần, một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy. Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.
Trang phục của tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là loại triều phục với ba lớp áo trong và một áo vân kiên khoác ngoài. Riêng tấm áo choàng vân kiên của tượng thể hiện kỹ thuật chạm khắc gỗ tuyệt đỉnh với mô típ lưỡng long triều phụng (đôi rồng chầu phượng) trước ngực.
Trang phục của tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là loại triều phục với ba lớp áo trong và một áo vân kiên khoác ngoài. Riêng tấm áo choàng vân kiên của tượng thể hiện kỹ thuật chạm khắc gỗ tuyệt đỉnh với mô típ lưỡng long triều phụng (đôi rồng chầu phượng) trước ngực.
Gương mặt tượng tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu. Đầu tượng đội vương miện được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều lớp khác nhau, phía trước có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền, là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu.
Gương mặt tượng tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu. Đầu tượng đội vương miện được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều lớp khác nhau, phía trước có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền, là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

Bạn có thể quan tâm

6 số ngày sinh Âm lịch tiết lộ số phận giàu sang

6 số ngày sinh Âm lịch tiết lộ số phận giàu sang

4 cây cảnh gia bảo mang tài lộc, thịnh vượng đến từng nhà

4 cây cảnh gia bảo mang tài lộc, thịnh vượng đến từng nhà

Tiên đoán chấn động về tương lai nhân loại dưới thời AI

Tiên đoán chấn động về tương lai nhân loại dưới thời AI

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Phát hiện thêm cách chôn cất kỳ lạ của người Ai Cập cổ đại

Phát hiện thêm cách chôn cất kỳ lạ của người Ai Cập cổ đại

Bí ẩn nghi lễ cổ dùng cây hướng thần ở Nam Mỹ

Bí ẩn nghi lễ cổ dùng cây hướng thần ở Nam Mỹ

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Nhân vật tài giỏi giúp Tần Thuỷ Hoàng diệt 6 nước là ai?

Nhân vật tài giỏi giúp Tần Thuỷ Hoàng diệt 6 nước là ai?

Vì sao Trư Bát Giới lại đầu thai thành lợn?

Vì sao Trư Bát Giới lại đầu thai thành lợn?

Top tin bài hot nhất

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

08/07/2025 12:25
Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

09/07/2025 07:10
Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

08/07/2025 12:50
Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

08/07/2025 20:10
Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

09/07/2025 06:42

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status