Độc đáo quất "Hoa Quả Sơn" giá hàng chục triệu chơi Tết con Khỉ

Năm nay, để đón Tết Bính thân, ngoài những thế quất thác đổ, long phượng..., các chủ quất đã khéo léo tạo dáng chậu quất "Hoa Quả Sơn" ý nghĩa.

5 năm trở lại đây, xu hướng trồng quất trong bình với các thế được cắt tỉa đẹp mắt để chơi Tết Nguyên đán đang dần chiếm lĩnh thị trường trở thành điểm nhấn ở làng quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội).
Khác với các cây quất truyền thống, cây quất dạng bonsai này không trồng trực tiếp dưới đất mà trồng trong các bình gốm, sứ nhỏ gọn. Trung bình mỗi bình quất chỉ cao khoảng 20 – 25cm, có đủ hoa, quả, lá lộc với các thế được tỉa đẹp, lạ mắt.
Chính điều đó rất phù hợp với các gia đình có không gian nhỏ vì cây dễ vận chuyển và không chiếm nhiều diện tích.
Năm nay những thế quất thác đổ, long phượng... vẫn được chú ý như mọi năm. Tuy nhiên để đón Tết Bính thân, các chủ quất đã khéo léo tạo dáng những chậu quất "Hoa Quả Sơn" phù hợp, ý nghĩa với năm con khỉ...
Chủ vườn quất hi vọng, những chậu quất thế "Hoa Quả Sơn" này sẽ được nhiều người chơi cây cảnh thích thú và đem lại may mắn, thuận lợi cho gia chủ trong năm mới Bính Thân.
Quất bonsai tuy có dáng nhỏ hơn quất bình thường nhưng có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Trong vườn của ông Nguyễn Thế Mạnh (Tứ Liên, Tây Hồ) có cây quất chỉ cho thuê với giá 20 triệu đồng mà không bán.
Theo ghi nhận của phóng viên, các cây quất bonsai được bán với giá dao động từ 1 đến 5 triệu đồng.
Dưới đây là 1 số hình ảnh được ghi lại tại vườn quất Tứ Liên:
Xu hướng trồng quất trong bình với các thế được cắt tỉa đẹp mắt để chơi Tết Nguyên đán.
Xu hướng trồng quất trong bình với các thế được cắt tỉa đẹp mắt để chơi Tết Nguyên đán. 

Cây quất dạng bonsai này không trồng trực tiếp dưới đất mà trồng trong các bình gốm, sứ nhỏ gọn.
Cây quất dạng bonsai này không trồng trực tiếp dưới đất mà trồng trong các bình gốm, sứ nhỏ gọn. 

Chủ vườn đã hướng tới sự mới lạ trong việc trang trí, tạo thế cho cây quất bonsai phù hợp với ý nghĩa của năm Bính Thân. Trong ảnh là chậu quất bonsai thế "Hoa Quả Sơn".
Chủ vườn đã hướng tới sự mới lạ trong việc trang trí, tạo thế cho cây quất bonsai phù hợp với ý nghĩa của năm Bính Thân. Trong ảnh là chậu quất bonsai thế "Hoa Quả Sơn". 

Cây quất đặc biệt nhất trong vườn của nghệ nhân Thế Mạnh được nuôi từ rễ cây quất trong suốt 10 năm. Cây quất này chủ vườn chỉ cho thuê 20 triệu đồng mà không bán.
 Cây quất đặc biệt nhất trong vườn của nghệ nhân Thế Mạnh được nuôi từ rễ cây quất trong suốt 10 năm. Cây quất này chủ vườn chỉ cho thuê 20 triệu đồng mà không bán.

Ngôi nhà vườn 600 m2 mát rượi giữa phố cổ Hà Nội

Thật khó tin khi một không gian rộng hơn 600m2 với vườn tược rộng rãi lại tọa lạc giữa “đất vàng” phố cổ. Đây là ngôi nhà vườn tại số 115 Hàng Bạc.

Phố cổ ồn ã tiếng buôn bán, còi xe, vậy nhưng chỉ cần đi qua ngõ nhỏ, bước qua cổng nhà, khách ghé thăm như lạc vào một thế giới khác. Một khu vườn trong lành, xanh mướt, yên tĩnh giữa đời thường hiện ra. Sự đặc biệt đó khiến nhiều du khách quốc tế đã chọn nơi đây làm điểm thăm quan trong hành trình thăm phố cổ Hà Nội, mặc dù đây không phải là một di tích văn hoá.
Nhà vườn 115 Hàng Bạc.
Nhà vườn 115 Hàng Bạc. 

Hà Tĩnh cho Formosa tiếp tục xây “tháp biểu tượng“

Có tổng đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, công trình "tháp biểu tượng" để gắn logo của Formosa cao 32m, bằng bê tông cốt thép.

Ngày 3/1, ông Hoàng Thanh Tùng, phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, công trình “cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính” do Formosa làm chủ đầu tư hay còn gọi là tháp biểu tượng Formosa đã được cấp phép và tiếp tục triển khai trở lại.
Sau khi bị đình chỉ xây dựng, Hà Tĩnh đã cấp phép xây dựng "tháp" cho Formosa.
Sau khi bị đình chỉ xây dựng, Hà Tĩnh đã cấp phép xây dựng "tháp" cho Formosa.