Cụ thể, để thời điểm 30/6/2022, nguồn vốn chủ sở hữu của FPC đã bị âm gần 311 tỷ đồng và nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 311 tỷ đồng. FPC còn phát sinh lỗ trong 6 tháng 2022 gần 11 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên tới 1.198 tỷ đồng, đồng thời không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.
Hoạt động chính của FPC là thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xây dựng. Tuy nhiên, hoạt động này đã tạm ngưng do công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới để phục hồi và phát triển. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính cũng không mang lại hiệu quả.
Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chặn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của FPC.
Trong khi đó, Ban Tổng giám đốc FPC vẫn đưa ra các kế hoạch duy trì và phát triển hoạt động của công ty như nỗ lực thu hồi các khoản phải thu, xúc tiến các vụ kiện nhằm sớm có phán quyết, tiếp tục ký hợp đồng cho thuê lại văn phòng tại KCN Sóng Thần II, cắt giảm tiết kiệm chi phí quản lý và hoạt động trong thời gian tới.
Tổng tài sản của FPC tại thời điểm 30/6/2022 giảm 32% về vỏn vẹn 5,7 tỷ đồng. Trong đó nặng nhất là khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tới 326 tỷ đồng (bằng chính số tiền đầu tư) và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 234 tỷ đồng.
FPC ghi nhận kinh doanh thua lỗ trong 13 năm liên tiếp từ 2008, đến năm 2019 có lãi hơn 2 tỷ rồi lại tiếp tục chìm trong hoạt động kinh doanh âm.
FPC vốn là doanh nghiệp FDI, có vốn điều lệ gần 320 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là CTCP Xây dựng TM Phú Mỹ (23,27%), tiếp theo là ông Lin Chen Hai (18,61%), bà Ngô Khả Vần (16,22%), ông Yeh Li Cheng (12,58%).