EU siết quy định chống mất rừng, cơ hội hay thách thức?

(Vietnamdaily) -  EU đang siết chặt quy định chống mất rừng đặt doanh nghiệp Gia Lai trước áp lực lớn về truy xuất nguồn gốc. Dù khó khăn, đây cũng là cơ hội để nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm sản và chính quyền các cấp ở Gia Lai đang đẩy mạnh việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nông sản xuất khẩu ở tỉnh đáp ứng được quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR).
Công việc này được nhận định là có nhiều thách thức nhưng cũng sẽ tạo ra những cơ hội lớn để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của nông lâm sản địa phương tại thị trường EU.

Gia Lai có nhiều mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quy định chống mất rừng của EU, bao gồm cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Những mặt hàng này đang mang lại kim ngạch xuất khẩu  khoảng 500 - 600 triệu USD cho tỉnh.

Trong đó EU là thị trường quan trọng. Với yêu cầu mới từ EU, doanh nghiệp buộc phải truy xuất nguồn gốc hợp pháp, đảm bảo không có nguồn nguyên liệu từ rừng bị phá hoặc suy thoái.

EU siet quy dinh chong mat rung, co hoi hay thach thuc?
 Vườn cà phê được canh tác theo hướng bền vững để xuất khẩu ở Thành phố Pleiku, Gia Lai (Ảnh: Nguyễn Thảo)

Ông Lê Đức Vương- cán bộ phụ trách dự án của Công ty Nestle Việt Nam tại Gia Lai cho biết, ngay khi EU thông tin về đạo luật, hầu hết các doanh nghiệp lớn xuất khẩu cà phê vào EU đã chủ động hoàn thiện các quy định. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ và nông hộ gặp nhiều khó khăn vì thiếu hệ thống truy xuất nguồn gốc chặt chẽ và nguồn lực thực hiện hạn chế. Tuy nhiên, những quy định này cũng mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Gia Lai nâng cao giá trị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh ở thị trường châu Âu.

“Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ doanh nghiệp để biết được lợi ích khi tham gia các quy định về chống phá rừng và xác định đúng. Đối với doanh nghiệp nhỏ và nông hộ thì phải làm polygon (một công cụ công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm) và định vị.

Nếu họ làm sai thì sau này làm lại rất tốn nguồn lực. 100 - 200 hộ thì dễ nhưng nếu vài chục nghìn hộ thì rất khó. Cà phê bán sang thị trường EU có chứng nhận EUDR thì được bán cao hơn so với cà phê thông thường. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp được tiền thưởng nếu họ tuân thủ các quy định này. Đây là đòn bẩy rất lớn” - ông Lê Đức Vương nói.

EU siet quy dinh chong mat rung, co hoi hay thach thuc?-Hinh-2
Xưởng chế biến cà phê được canh tác bền vững ở huyện Đức Cơ, Gia Lai (Ảnh: Nguyễn Thảo) 

Theo các chuyên gia thương mại và thị trường, để có thể thích ứng với EUDR, các doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc chặt chẽ, có thể ứng dụng công nghệ blockchain để minh bạch hóa thông tin; hợp tác với các tổ chức kiểm định để chứng minh nguyên liệu không liên quan đến phá rừng; áp dụng mô hình sản xuất bền vững, giảm thiểu tác động môi trường...

Ngoài ra, Gia Lai nói riêng và các các tỉnh Tây Nguyên nói chung cũng cần chủ động tham gia các dự án hỗ trợ chuyển đổi bền vững, nâng cao nhận thức của nông dân và nhà cung cấp về tầm quan trọng của việc canh tác theo hướng bền vững.

Ông Bùi Đức Hào- Thuộc Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững, cho biết: “Chỉ vài tháng sau khi Liên minh châu Âu ban hành đạo luật này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành chương trình hành động, xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng và thực hiện các giải pháp đáp ứng với các yêu cầu của EUDR. Các tỉnh cũng đã bắt đầu vào cuộc. Cà phê tại tỉnh Gia Lai nằm rải rác ở các huyện, nằm ở vùng sâu vùng xa thì sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, Gia Lai cũng là tỉnh đầu tiên có tổ công tác ODA, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động sắp tới thành công tốt đẹp”.

*Tiêu đề đã được Vietnamdaily thay đổi
https://vov.vn/kinh-te/thach-thuc-cho-doanh-nghiep-gia-lai-khi-eu-siet-chat-quy-dinh-chong-mat-rung-post1188116.vov

Vì sao VHC đặt kế hoạch lợi nhuận 2023 kém tích cực?

(Vietnamdaily) - Nhu cầu phi lê cá thấp trên thị trường toàn cầu và giá thức ăn chăn nuôi tăng trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của VHC trong giai đoạn 2023-2024.

Ngày 12/5, ĐHĐCĐ của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, giảm 13%. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh 43% về còn 1 nghìn tỷ đồng.

Theo ban lãnh đạo, nhu cầu phi lê cá thấp trên thị trường toàn cầu và giá thức ăn chăn nuôi (cụ thể là đậu nành và bắp ngô) tăng trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của VHC trong giai đoạn 2023-2024.

Lãi gấp 4 lần cùng kỳ, nhưng ‘Vua tôm’ Minh Phú mới đạt 3,6% kế hoạch năm

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (sàn UPCoM: MPC) báo lãi 38,42 tỷ đồng trong quý II/2024, nâng lũy kế lợi nhuận nửa đầu năm lên 45,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này còn cách rất xa kế hoạch năm đến 96,4%.

Lai gap 4 lan cung ky, nhung ‘Vua tom’ Minh Phu moi dat 3,6% ke hoach nam
Lãi gấp 4 lần cùng kỳ, nhưng ‘Vua tôm’ Minh Phú mới đạt 3,6% kế hoạch năm 

Báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã UPCoM: MPC) quý II/2024 ghi nhận doanh thu đạt 3.737,7 tỷ đồng, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 278,1%, đạt 38,42 tỷ đồng, dù biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 14,1% xuống 10,5%.

Dự báo xuất khẩu cà phê Việt 2024 có thể lên tới 6 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể lên tới 6 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử, với mức bình quân 3.550 USD 1 tấn.

Xuất khẩu cà phê Việt 2024 có thể lên tới 6 tỷ USD