Doanh nghiệp của một 9X chi gần 277 tỷ thâu tóm khách sạn 4 sao

VNECO đã bán toàn bộ vốn nắm giữ tại khách sạn Xanh Huế cho Công ty TNHH Khách sạn Silk Path và 2 cá nhân khác, gồm bà Bùi Tú Phương và ông Tạ Đàm Hưng.

Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam -VNECO (mã chứng khoán VNE) đã thông báo thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cổ phần Du lịch Xanh Huế VNECO.
VNECO đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 99,86% vốn nắm giữ tại công ty con Du lịch Xanh Huế VNECO, tương đương 20,77 triệu cổ phiếu.
Đối tác nhận chuyển nhượng lần này gồm một doanh nghiệp và 2 cá nhân, là Công ty TNHH Khách sạn Silk Path nhận 20,384 triệu cổ phiếu, nữ doanh nhân 9X Bùi Tú Phương nhận 208.000 cổ phiếu và 178.000 cổ phiếu khác về tay ông Tạ Đàm Hưng.
Bà Bùi Tú Phương cũng chính là giám đốc sinh năm 1992 và người đại diện pháp luật tại chuỗi khách sạn Silk Path. Nói cách khác, tổng số tiền liên quan đến công ty và giao dịch cá nhân 9X trong thương vụ này là gần 277 tỷ đồng.
Bà Bùi Tú Phương cũng là giám đốc và người đại diện pháp luật tại Công ty TNHH Khách sạn Silk Path. Nguồn: VNECO.
 Bà Bùi Tú Phương cũng là giám đốc và người đại diện pháp luật tại Công ty TNHH Khách sạn Silk Path. Nguồn: VNECO.
Cả ba đối tác trước đó đều không liên quan tới hoạt động của VNECO và các công ty con.
Với mức giá chuyển nhượng 13.499 đồng/cổ phần, dự kiến VNECO thu về hơn 279 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn này. Kể từ 18/6, Du lịch Xanh Huế VNECO sẽ không còn là công ty con của VNECO.
Du lịch Xanh Huế VNECO là chủ sở hữu và quản lý khách sạn lớn bậc nhất tại cố đô Huế là khách sạn Xanh Huế với tiêu chuẩn 4 sao. Khách sạn tọa lạc trên đường Lê Lợi, khu vực trung tâm của thành phố Huế với diện tích gần 12.000 m2 và 199 phòng cao cấp.
Khách sạn Xanh Huế nằm tại vị trí đắc địa trên đường Lê Lợi, khu vực trung tâm của Thành phố Huế. Ảnh: GreenHotelHue.
 Khách sạn Xanh Huế nằm tại vị trí đắc địa trên đường Lê Lợi, khu vực trung tâm của Thành phố Huế. Ảnh: GreenHotelHue.
Cuối năm 2016, VNECO đã thông báo bán đấu giá khách sạn Xanh Huế với giá khởi điểm 234 tỷ đồng. Việc thoái vốn khách sạn này là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc của VNECO đã được đề ra trước đó, bằng việc thoái vốn ra khỏi các dự án bất động sản cũng như các công ty con và công ty liên kết, để tập trung vào mảng xây lắp điện và năng lượng tái tạo.
Ngoài Khách sạn Xanh Huế, VNECO có thể chuyển nhượng các tài sản khác như Greenmart, Khách sạn Xanh Đà Nẵng và bất động sản tại TP.HCM, giúp các khoản dự phòng thua lỗ tại công ty con, cũng như lợi nhuận thu được đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty cả năm.
Công ty TNHH Khách sạn Silk Path là chủ sở hữu chuỗi khách sạn mang tên doanh nghiệp này Silk Path. Hiện công ty quản lý 2 khách sạn lớn tại Hà Nội và 1 khách sạn 5 sao tại Sapa, khách sạn có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại thị trấn này gồm khách sạn và resort…
Khách sạn Silk Path 5 sao nằm trên một ngọn đồi ngay trung tâm thị trấn Sapa. Ảnh: H.L.
Khách sạn Silk Path 5 sao nằm trên một ngọn đồi ngay trung tâm thị trấn Sapa. Ảnh: H.L. 
Silk Path được thành lập từ tháng 5/2008, hiện có vốn điều lệ 383 tỷ đồng và do doanh nhân sinh năm 1992 Bùi Tú Phương làm giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Tuy là đại diện pháp luật tại Silk Path nhưng phần lớn vốn tại chuỗi khách sạn này lại do ông Bùi Tố Minh (1967), Chủ tịch HĐQT, nắm giữ.
Ngoài chuỗi khách sạn 5 sao Silk Path, ông Minh còn sở hữu nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản và sản xuất bao bì.

Vườn hoa hồng đẹp như cổ tích của vợ chồng Tăng Thanh Hà

Trên mạng xã hội, người đẹp Tăng Thanh Hà thường xuyên khoe vườn hoa hồng tuyệt đẹp do chính cô chăm sóc.

Tăng Thanh Hà và chồng con sống trong một căn nhà sang trọng, rộng rãi. Bên ngoài ngôi nhà là khu vườn với nhiều loại hoa hồng. Thời gian gần đây, Hà Tăng thường xuyên khoe những bông hoa hồng tuyệt đẹp trong vườn nhà do chính tay nữ diễn viên chăm sóc.
Tăng Thanh Hà và chồng con sống trong một căn nhà sang trọng, rộng rãi. Bên ngoài ngôi nhà là khu vườn với nhiều loại hoa hồng. Thời gian gần đây, Hà Tăng thường xuyên khoe những bông hoa hồng tuyệt đẹp trong vườn nhà do chính tay nữ diễn viên chăm sóc.

Nhìn lại những thương hiệu Việt nức tiếng thời bao cấp

(Kiến Thức) - Mỳ tôm Miliket, xe đạp Thống Nhất, quạt con cóc... là những thương hiệu Việt nổi tiếng thời bao cấp mà thế hệ trẻ bây giờ nhiều người không biết đến. Cùng Kiến Thức điểm danh lại những thương hiệu này. 

1. Xe đạp Thống Nhất Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân.
1. Xe đạp Thống Nhất
Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân. 
2. Cao Sao Vàng Cao Sao Vàng - thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân.
2. Cao Sao Vàng
Cao Sao Vàng - thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân.