![]() |
QCG lỗ 9,6 tỷ đồng trong quý 4/2022. |
![]() |
QCG lỗ 9,6 tỷ đồng trong quý 4/2022. |
CTCP Licogi 14 (L14) đã công bố BCTC quý 4/2022 với doanh thu thuần đạt hơn 44 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm so với cùng kỳ nên lãi gộp đạt hơn 20 tỷ đồng, tăng 43%.
Theo giải trình từ phía công ty đến cuối quý 4/2022 khi giá thị trường tốt, công ty đã bán và hoàn nhập khoản trích lập dự phòng từ quý 2 và quý 3/2022, do vậy lợi nhuận tăng từ khoản đầu tư tài chính trong quý này là hơn 25 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Sao Mai (ASM) công bố BCTC quý 4/2022 với doanh thu thuần đạt 3.184 tỷ đồng, tăng 17%. Giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lãi gộp giảm nhẹ về còn 333 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong kỳ giảm 12,5% xuống còn 56 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng mạnh từ 97 tỷ đồng lên hơn 181 tỷ đồng chủ yếu do tăng mạnh chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng tăng nhẹ trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao từ 45,7 tỷ đồng lên gần 83 tỷ đồng.
Kết quả, Sao Mai lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ là gần 44 tỷ đồng - là mức lãi ròng theo quý thấp nhất của ASM kể từ quý 4/2018.
![]() |
ASM báo lãi quý 4/2022 sụt giảm mạnh. |
Luỹ kế cả năm 2022, ASM báo doanh thu thuần đạt 13.749 tỷ đồng, tăng 21% so với năm ngoái. Trong đó đóng góp chính vào doanh thu của ASM là cá xuất khẩu, thương mại và thức ăn cá. Lãi sau thuế đạt 963 tỷ đồng tăng gần 37%, trong đó lãi sau thuế công ty mẹ là 631 tỷ đồng.
So với kế hoạch, ASM mới chỉ hoàn thành được 94% kế hoạch về doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Sao Mai tăng 5,2% so với đầu năm lên 19.111 tỷ đồng. Tồn kho ghi nhận 3.190 tỷ đồng, chiếm 17% tổng tài sản.
Trong tài sản dài hạn khác, đáng chú ý lợi thế thương mại bất ngờ tăng 146,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 282,4 tỷ đồng lên 475,2 tỷ đồng. Công ty thuyết minh 475,2 tỷ đồng là giá trị lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua Công ty con.
Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 24% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.911,5 tỷ đồng lên 9.816,1 tỷ đồng.
Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 297 tỷ đồng tăng 9% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt hơn 65 tỷ đồng, giảm 13%.
Trong kỳ DLG thu về hơn 57 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm gần một nửa so với cùng kỳ trong khi chi phí tài chính vẫn ở mức cao với 103 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh lên 15 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm ngoái do tăng chi phí dịch vụ mua ngoài.
Đáng chú ý chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh từ 80 tỷ đồng lên hơn 491,5 tỷ đồng trong đó có tới 491,4 tỷ đồng là dự phòng nợ phải thu quá hạn, khó đòi.
Kết quả Đức Long Gia Lai chịu lỗ sau thuế gần 505 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 10 tỷ đồng, lỗ ròng gần 500 tỷ đồng, đây cũng là mức lỗ kỷ lục theo quý của DLG.
![]() |
DLG lỗ lớn quý 4 do trích lập dự phòng. |
Luỹ kế cả năm 2022, doanh thu thuần đạt 1.346 tỷ đồng giảm 13% so với năm trước, cả năm lỗ ròng gần 897 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi ròng 16,7 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/12/2022, DLG đã nâng lỗ lũy kế lên 1.747 tỷ đồng, đồng thời các khoản nợ ngắn hạn tiếp tục vượt quá tổng tài sản ngắn hạn số tiền 648 tỷ đồng.
DLG cho một số tổ chức, cá nhân vay với số tiền là 2.245 tỷ đồng, các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, trong đó DLG đã phải trích lập dự phòng bổ sung 872 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi.
Theo giải trình, nguyên nhân thua lỗ là do trong kỳ công ty trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi quá hạn theo quy định của Luật Kế toán; chi phí khác tăng do công ty mẹ định giá lại tài sản góp cho công ty con và các chi phí không hợp lý hợp lệ trong kỳ tăng.
Khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo như nào?
Trên thị trường, cổ phiếu DLG đã bị chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo từ ngày 18/4/2022 do kết quả kinh doanh thua lỗ.
Để khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, DLG cho biết Công ty đang tái cấu trúc tình hình tài chính, tăng nguồn vốn lưu động để bổ sung duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
HĐQT DLG định hướng năm 2023 tiếp tục tập trung phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng để có phương án xử lý nợ như tìm kiếm đối tác để tiếp tục chuyển nhượng các tài sản, dự án kém hiệu quả nhằm giảm dư nợ gốc.
Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý các dự án năng lượng điện mặt trời, điện gió bổ sung vào quy hoạch lưới điện quốc gia, để tìm đối tác huy động nguồn vốn hoặc chuyển nhượng một phần dự án nhằm tất toán nợ gốc quá hạn ngân hàng chậm nhất đến ngày 31/12/2025 và miễn toàn bộ lãi phát sinh, lãi phạt quá hạn.