DNP Water dự chi hơn 400 tỷ đồng thâu tóm SII

(Vietnamdaily) - Để thâu tóm Saigon Water thành công ty con, DNP Water dự kiến phải trích hơn 428 tỷ đồng, tạm tính theo thị giá của SII trên thị trường chứng khoán.

CTCP Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water) vừa đăng ký mua vào gần 20,4 triệu cổ phiếu SII của CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water, SII). Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 11/12/2023 đến ngày 9/1/2024, với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.
Được biết, DNP Water đang nắm giữ hơn 12 triệu cổ phiếu SII, tương đương tỷ lệ 19%. Nếu giao dịch thành công, số lượng nắm giữ mới sẽ tăng lên hơn 32,6 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu dự kiến đạt mức 50,61%. Với tỷ lệ này, Saigon Water sẽ trở thành công ty con của DNP Water và hợp nhất kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính.
Để thâu tóm Saigon Water thành công ty con, DNP Water dự kiến phải trích hơn 428 tỷ đồng, tạm tính theo thị giá của SII trên thị trường chứng khoán.
DNP Water du chi hon 400 ty dong thau tom SII
 DNP Water muốn thâu tóm một doanh nghiệp ngành nước.
Mối quan hệ của SII và DNP khá mật thiết. Cụ thể, ông Ngô Đức Vũ hiện - Chủ tịch HĐQT DNP, ông Hoàng Minh Hùng - Tổng Giám đốc DNP, ông Lều Mạnh Huy và bà Phan Thùy Giang - Phó Tổng Giám đốc DNP đều đang là Thành viên HĐQT SII.
Trước đó, ngày 24/11, Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường 2023 của SII đã thông qua việc Công ty DNP mua cổ phiếu SII từ cổ đông hiện hữu mà không phải chào mua công khai.
Theo đó, bên bán là các cổ đông gồm ông Phạm Quốc Khánh, Đặng Quang Nguyên, Đồng Diễm Nga My, CTCP Đầu tư T&D Việt Nam, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG và CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII).
Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ bất thường của SII cũng thông qua việc Công ty DNP hỗ trợ vốn cho SII nhằm thanh toán các công nợ hiện hữu của Công ty tối đa không quá 20% tổng tải sản của SII ghi trong BCTC gần nhất. Qua đó, SII sẽ có nghĩa vụ thanh toán giá trị hỗ trợ vốn thực tế đã thực hiện cho DNP và các khoản phí, lãi hỗ trợ phát sinh theo đúng thỏa thuận tại thời điểm hỗ trợ. Chi tiết khoản hỗ trợ không được Công ty công bố.
Ngoài ra, SII cũng bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hùng, ông Roberto Jose Rialp Locsin, ông Philip Marc L. Hermann và bà Nguyễn Thị Ngọc Hà giữ chức Thành viên HĐQT. Đồng thời miễn nhiệm vị trí Thành viên HĐQT đối với ông Melvin John Mondejar, ông Laurence Rentuza Rogero, ông Trần Thái Tùng và bà Karoline Constanino Sangalang từ ngày 24/11/2023.
Hiện, người đại diện pháp luật của SII gồm ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT và ông Lều Mạnh Huy - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty.
Về tình hình tài chính, quý 3/2023, SII ghi nhận doanh thu gần 59 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ. Trong khi đó, lỗ ròng gần 14 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 2 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cho biết trong quý 3, hoạt động kinh doanh của một số công ty con, công ty liên kết vẫn tăng trưởng ổn định, tuy nhiên giá vốn tăng cao nên lãi gộp giảm. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm do không ghi nhận khoản cổ tức từ CTCP B.O.O Nước Thủ Đức khiến lợi nhuận giảm.
Với việc kinh doanh toàn thua lỗ trong 3 quý đầu năm 2023, sau 9 tháng, SII lỗ ròng hơn 34 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 49 tỷ đồng.
Ngoài thương vụ thâu tóm Saigon Water của DNP Water, năm 2023, ngành nước khá nhộn nhịp các thương vụ M&A. Theo đó, Công ty cổ phần Nước - môi trường Bình Dương (BWE) liên tiếp gia tăng sở hữu tại Công ty cổ phần Cấp nước Vĩnh Long (VLW), Công ty cổ phần Cấp thoát nước Long An (LAW) và Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP Long An.
Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (TDM) đã mua thêm cổ phần và trở thành cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau (UPCoM: CMW). TDM cũng dự kiến mua thêm cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng nước DNP Quảng Bình.
Ngay từ đầu năm 2023, Công ty Chứng khoán SSI đã dự báo ngành nước có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn trung bình ngành thông qua các giao dịch M&A.

CII được cấp tín dụng gần 10.000 tỷ, thoái vốn SII và bán cổ phiếu quỹ

(Vietnamdaily) - Theo CII, việc được Vietcombank chấp thuận cấp tín dụng trung và dài hạn với giá trị lớn gần 398 triệu USD là một thành công lớn của công ty. 

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) vừa công bố thông tin Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã phê duyệt tổng hạn mức cấp tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng của CII là 9.340 tỷ đồng.

Trong đó, tổng hạn mức cấp tín dụng cho CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội chiếm hơn 2.397 tỷ đồng. Thời hạn vay là 7 năm nhưng không vượt quá ngày 26/11/2029.

CII liệu có thoái sạch vốn SII lần thứ 4?

(Vietnamdaily) - Sau 3 lần thất bại, CII tiếp tục đăng ký thoái toàn bộ vốn tại SII.

CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) đăng ký bán gần 8 triệu cổ phiếu SII của CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn.

Nhóm quỹ KIM trở thành cổ đông lớn NKG khi gom thêm 1 triệu cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Tổng sở hữu của nhóm quỹ đến từ Hàn Quốc tăng lên 13,7 triệu đơn vị, tương ứng với 5,2% vốn, và trở thành cổ đông lớn.

Quỹ thành viên KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund thuộc Kim Vietnam Fund Management báo cáo đã mua 1 triệu cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim, tăng sở hữu lên thành 4 triệu đơn vị, tương ứng với 1,52% vốn.

Giao dịch thực hiện ngày 4/12. Thị giá NKG kết phiên 7/12 tại 23.300 đồng/cp, tăng 90% kể từ đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân phiên khoảng 10 triệu đơn vị. Trong 1 tháng gần nhất, NKG đã tăng 21%. Chiếu theo thị giá kết phiên 4/12, lượng cổ phiếu trên trị giá khoảng 24 tỷ đồng.

Sau giao dịch, tổng sở hữu của nhóm quỹ đến từ Hàn Quốc tăng lên 13,7 triệu đơn vị, tương ứng với 5,2% vốn, và trở thành cổ đông lớn.
Nhom quy KIM tro thanh co dong lon NKG khi gom them 1 trieu co phieu
 NKG có thêm cổ đông lớn.

Như vậy, NKG hiện có 4 cổ đông lớn, gồm Chủ tịch HĐQT - ông Hồ Minh Quang (14,2% vốn), Unicoh Specialty Chemicals (5,03% vốn), CTCP Đầu tư Thương mại SMC (5% vốn) và nhóm Kim Vietnam Fund Management.

Nói về triển vọng cổ phiếu thép, báo cáo ngành thép cập nhật tháng 11 của Chứng khoán MB (MBS), lợi nhuận các doanh nghiệp ngành thép dự kiến tăng trưởng 40% trong năm 2024 nhờ 3 yếu tố. Thứ nhất, doanh thu dự kiến hồi phục 25% svck nhờ sản lượng và giá bán tăng trưởng 9% và 8%.

Thứ hai, biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 13% (so với khoảng 8% của năm 2023). Thứ ba, chi phí tài chính giảm 30% trong bối cảnh áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay hạ nhiệt.

Với riêng Nam Kim, theo MBS, sản lượng xuất khẩu của đơn vị này dự báo tiếp tục hồi phục 5% khi nguồn cung tại EU vẫn bị ảnh hưởng bởi giá điện tăng.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán DSC cho biết Thép Nam Kim đã lên kế hoạch mở rộng sang phân khúc thép mạ cao cấp hơn thông qua dự án mới nhà máy Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhà máy này có công suất dự kiến 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.

Việc xây dựng nhà máy sẽ bắt đầu vào năm 2024 và kéo dài 3 giai đoạn (mỗi giai đoạn 400.000 tấn) đến cuối năm 2026. Sản phẩm mới sẽ là thép mạ sử dụng trong các thiết bị điện gia dụng, đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao hơn so với sản phẩm tôn mạ hiện nay của Nam Kim (chủ yếu dùng trong xây dựng).

DSC cho rằng dự án này đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh và doanh thu của Nam Kim trong thời gian tới nhờ tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thép thấp trong nước, từ đó giúp ổn định biên lợi nhuận.

Hiện tại, Nam Kim có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp hơn 2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm.