Điều trị vô sinh gây ung thư cổ tử cung?

(Kiến Thức) - Quá trình điều trị vô sinh ở phụ nữ cần sử dụng nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể yên tâm bởi nó không làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Hỏi: Tôi năm nay 28 tuổi và đang điều trị vô sinh hơn hai năm. Tôi đang điều trị vô sinh bằng phương pháp IVF. Trong quá trình điều trị, tôi có sử dụng một số thuốc kích trứng; xin hỏi bác sĩ tác dụng phụ của chúng có làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung không? (Thái Thị Hòa – Quyết Thắng, Thái Nguyên).
Rất ít trường hợp điều trị ung thư cổ tử cung thành công khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn IV.
 Rất ít trường hợp điều trị ung thư cổ tử cung thành công khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn IV.
Trả lời:
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về việc tác dụng phụ của thuốc điều trị vô sinh có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện điều trị.
Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lây nhiễm virus HPV; quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình; hút thuốc; sinh con khi tuổi đời còn trẻ; sinh nhiều con; lạm dụng thuốc tránh thai.
Tỷ lệ sống trên năm năm của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm là 92%, từ 80% đến 90% cho ung thư giai đoạn I, và 50% đến 65% cho giai đoạn II.
Chỉ có 25% đến 35% phụ nữ ở giai đoạn III và ít hơn 15% với ung thư cổ tử cung giai đoạn IV còn sống sau năm năm. Do đó, kiểm tra và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất quan trọng.

“Hơi thở của quỷ” - loại thuốc độc hại nhất thế giới

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là “hơi thở của quỷ”, ma túy scopolamine tác động gây mê; đồng thời nó có khả năng làm mất đi thần trí và đưa con người vào trạng thái bị thôi miên.

Ma túy scopolamine được bào chế từ cây borrachero ở Colombia. Borrachero tiết ra chất scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia, các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới tán cây này, bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của borrachero thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.

Ma túy scopolamine được bào chế từ cây borrachero ở Colombia. Borrachero tiết ra chất scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia, các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới tán cây này, bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của borrachero thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.

Scopolamine tìm thấy bởi một nhà hóa học người Đức Albert Ladenburg năm 1880. Với tính năng dễ tan trong nước, bọn tội phạm thường dùng scopolamine trộn vào thức ăn, nước uống của “con mồi”. Nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải trở nên dễ dàng nghe theo lời sai khiến của chúng. Đối với phụ nữ, nếu bị dụ uống thuốc này có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết.

Scopolamine tìm thấy bởi một nhà hóa học người Đức Albert Ladenburg năm 1880. Với tính năng dễ tan trong nước, bọn tội phạm thường dùng scopolamine trộn vào thức ăn, nước uống của “con mồi”. Nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải trở nên dễ dàng nghe theo lời sai khiến của chúng. Đối với phụ nữ, nếu bị dụ uống thuốc này có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết.

Mách bạn chiêu hiệu quả ngừa ung thư từ thịt nướng

(Kiến Thức) - Bằng cách ướp thịt với bia vài tiếng trước khi nướng, bạn có thể yên tâm thưởng thức món ăn khoái khẩu này mà không cần lo lắng về căn bệnh ung thư.

Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, nó tạo ra hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Hợp chất này cũng được hình thành khi đun củi, đốt nóng động cơ ô tô, hút thuốc hay khí thải từ nhà máy nhiệt điện.

Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, nó tạo ra hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Hợp chất này cũng được hình thành khi đun củi, đốt nóng động cơ ô tô, hút thuốc hay khí thải từ nhà máy nhiệt điện.

Trước đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon (OSU) từng khẳng định PAHs có thể làm thay đổi và tổn thương cấu trúc DNA, gây nguy cơ mắc ung thư lớn hơn 400 lần so với những người ít tiếp xúc với nó.

Trước đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon (OSU) từng khẳng định PAHs có thể làm thay đổi và tổn thương cấu trúc DNA, gây nguy cơ mắc ung thư lớn hơn 400 lần so với những người ít tiếp xúc với nó.