Điều tra nhiều dự án bất động sản ở Đồng Nai lừa đảo khách hàng

Công an tỉnh Đồng Nai đang thụ lý, điều tra nhiều dự án bất động sản (BĐS) trên địa bàn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Ngày 11/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đơn vị này đang thụ lý hồ sơ, điều tra nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng theo quyết định uỷ thác điều tra của Công an TP.HCM.
Các dự án này liên quan đến hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản như Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát (Công ty Việt Hưng Phát), Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Phát (Công ty Kim Phát), Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Phúc, Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang, Công ty TNHH Phúc Khang Đông Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư Lê Bảo Minh, Công ty TNHH Lê Hương Sơn, Công ty Long Đức Urban Land, Công ty Cổ phần Long Thuận Lộc...
Công ty Phúc Khang đang bị nhiều khách hàng tố lừa đảo. Ảnh: P.Hùng.
 Công ty Phúc Khang đang bị nhiều khách hàng tố lừa đảo. Ảnh: P.Hùng.
Cụ thể, 6 dự án của các doanh nghiệp này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng đang được Công an tỉnh Đồng Nai điều tra gồm: Dự án Khu dân cư An Phước (huyện Long Thành) do Công ty CP Long Thuận Lộc làm chủ đầu tư. 112 nền đất tại dự án này sau đó được chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án Khu dân cư Boulevard City (huyện Trảng Bom) do Công ty CP Đầu tư Lê Bảo Minh làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp sau đó đã chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án Khu dân cư Phước An (huyện Nhơn Trạch) do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Sau đó, HUD ký hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty Cổ phần Xây dựng Phúc Khang. Phúc Khang lại ký hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền dự án cho Công ty Việt Hưng Phát.
Dự án khu dân cư thị trấn Trảng Bom, còn được gọi là dự án Gold Hill (huyện Trảng Bom) do Công ty CP Xây dựng địa ốc Kim Phát làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp này sau đó ký hợp đồng môi giới với Công ty Địa ốc Kim Phát.
Dự án Khu dân cư Diamond City (huyện Trảng Bom) do Công ty TNHH Lê Hương Sơn làm chủ đầu tư. Dự án sau đó được chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát.
Dự án Khu dân cư xã Long Đức (huyện Long Thành) do Công ty TNHH Long Đức – Urban Land làm chủ đầu tư. Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát sau đó cũng tham gia hợp tác tại dự án này.
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát và Công ty CP Địa ốc Kim Phát có dấu hiệu sai phạm trong việc tổ chức quảng bá, môi giới, tư vấn, tiếp thị... các dự án ở Đồng Nai và Long An.
Hai công ty này thực hiện giao dịch với khách hàng bằng cách ký kết các dạng hợp đồng, như thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đặt cọc, góp vốn nhận chuyển nhượng bất động sản...
Nội dung các hợp đồng thường trái với nội dung hợp đồng các công ty môi giới này đã ký với các chủ đầu tư. Thậm chí, các đơn vị môi giới tự ý nâng giá bán, thay đổi tên dự án, sau đó thu tiền và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Cũng theo Công an tỉnh Đồng Nai, việc điều tra các dự án BĐS của các công ty nói trên được đơn vị này thực hiện theo sự uỷ thác của Công an TP.HCM. Trước đó, nhiều khách hàng đã gửi đơn tố cáo các công ty này đến Công an TP.HCM.
Hiện tại Công an tỉnh Đồng Nai đang làm việc với Sở Xây dựng tỉnh để thu thập các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; các văn bản về giải phóng mặt bằng, bồi thường, đền bù giải tỏa dự án; các tài liệu về thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước, bảo lãnh ngân hàng của chủ đầu tư với dự án; hồ sơ chuyển nhượng dự án...
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho biết Hiệp hội cũng đã nhận được đơn cầu cứu của 300 người dân tố cáo nhiều công ty môi giới địa ốc lừa đảo khách hàng. Theo đơn tố cáo, các công ty này đã đổi tên dự án, đổi tên chủ đầu tư, thậm chí còn vẽ lại quy hoạch 1/500, thêm nhiều tiện ích không có trong dự án… để nâng giá bán. Các dự án này đều tập trung ở huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.
Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, tại TP.HCM đã có gần 1.100 đơn vị kinh doanh BĐS được thành lập mới. Tình trạng hoạt động bát nháo với nhiều chiêu trò lừa đảo rất khó để kiểm soát.

Vì sao người Trung Quốc thích mua bất động sản Việt Nam?

Bất động sản Việt Nam đang trở thành "kho báu" mới của người Trung Quốc vì... rẻ.

Giá bất động sản cao cấp ở trung tâm TP.HCM dao động từ 3.000 USD đến 6.000 USD m2, bằng một nửa so với mức 7.000 USD-9.000 USD/m2 bất động sản cùng phân khúc ở Bangkok (Thái Lan) và chưa đến 10% so với giá nhà ở Hồng Kông.
Một bài viết đăng trên tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 22/5 dẫn số liệu của CBRE Việt Nam cho thấy, người mua đến từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hồng Kông năm 2017 chiếm 25% tổng số giao dịch bất động sản Việt Nam được mua bởi người mua nước ngoài, tăng so với mức 21% trong năm 2016.

Làm giàu nhờ rắn độc

Từ việc săn bắt tự nhiên, người dân Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) và Lệ Mật (Hà Nội) đã dần trở nên giàu có khi chuyển sang nuôi, chế biến món ăn từ rắn độc.

Lam giau nho ran doc
 Trước đây, khi đất đai còn rậm rạp, người dân Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) thường hay bắt rắn về làm thịt. Nhưng nay, rắn dần dần được nuôi theo quy mô hộ gia đình.
Lam giau nho ran doc-Hinh-2
 Hiện làng nghề rắn Vĩnh Sơn có đến 800 hộ nuôi rắn độc, chủ yếu là rắn hổ mang. Mỗi năm, sản lượng rắn thương phẩm ước đạt 100 tấn. Số trứng rắn cũng lên tới 400.000 quả.
Lam giau nho ran doc-Hinh-3
 Rắn được nuôi trong các chuồng nhỏ, dài khoảng 60 cm, rộng 30 cm. Chúng khá dễ nuôi, cứ 2-3 ngày mới cho ăn một lần. Thức ăn chủ yếu là cóc, nhái, gà con, vịt con với khối lượng bằng 30% khối lượng của con rắn.
Lam giau nho ran doc-Hinh-4
 Tuy nhiên, nếu rắn không ăn trong 3-5 ngày liên tục, người nuôi rắn sẽ phải bơm trực tiếp thức ăn vào miệng rắn. Qua một năm nuôi, những con rắn vài lạng sẽ tăng lên 2-3 kg, đủ tiêu chuẩn làm rắn thương phẩm.
Lam giau nho ran doc-Hinh-5
 Trước đây, trứng rắn là mặt hàng chủ lực của làng nghề rắn Vĩnh Sơn. Giá một quả trứng rắn có lúc lên tới 150.000 đồng. Nhưng nay đã giảm xuống khoảng 80.000-90.000 đồng.
Lam giau nho ran doc-Hinh-6
 Những quả trứng rắn có tia khi soi dưới ánh đèn mới có khả năng nở thành rắn con. Vỏ trứng rắn rất mềm nên người mua phải cầm cẩn thận nếu không muốn làm thủng.
Lam giau nho ran doc-Hinh-7
 Rắn thương phẩm được người dân bán cho thương lái Trung Quốc hoặc các nhà hàng trong nước, tiêu biểu nhất là làng Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội).
Lam giau nho ran doc-Hinh-8
 Chị Phạm Thị Vân, chủ nhà hàng Trọng Khách cho biết trước đây làng nuôi rắn khá nhiều nhưng lợi nhuận không cao. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà hàng bắt đầu mọc lên, giá trị sản phẩm cũng được nâng lên. Hiện Lệ Mật có hàng chục nhà hàng lớn, quy mô từ 200-1000 khách.
Lam giau nho ran doc-Hinh-9
 Rắn được mua từ Vĩnh Sơn và một số nơi khác được nhà hàng nuôi tạm trong các chuồng, nếu có khách thì sẽ đem làm thịt tại chỗ. Bên cạnh đó, nhà hàng vẫn hay nuôi rắn với quy mô nhỏ để chủ động nguồn cung.
Lam giau nho ran doc-Hinh-10
 Rắn sau khi cắt tiết sẽ được bỏ vào máy vặt lông gà để đánh cho hết vảy.
Lam giau nho ran doc-Hinh-11
 Đầu bếp cứa một đường chính giữa bụng rắn để lấy ruột ra. Hầu như các bộ phận đều được tận dụng.
Lam giau nho ran doc-Hinh-12
 Phần đuôi rắn được chặt khúc làm món rắn xào lăn. Phần giữa thân có thể làm món rắn nướng. Lòng rắn có thể đem xào. Sườn rắn đem chiên giòn. Thịt rắn dùng để băm viên, nấu cháo hay làm nem.
Lam giau nho ran doc-Hinh-13
 Một con rắn khoảng 2 kg có thể làm được 10 món khác nhau cho 6 người ăn. Giá một kg thịt rắn dao động từ 700.000 đồng đến 1,5 triệu đồng tuỳ loại.