Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

“Diều hâu gãy cánh”, biệt kích Mỹ ôm hận ở Somali

20/10/2017 19:30

(Kiến Thức) - Một trận chiến gây bàng hoàng cho cả nước Mỹ khi những xác của những quân nhân Mỹ tử trận bị kéo lê trên con đường đất hàng giờ liền.

Tuấn Anh

Viễn chinh Mỹ có bao nhiêu quân để tiến đánh Triều Tiên

B40: "Ống thép" diệt tăng trong Chiến tranh Việt Nam

Bí ẩn khó giải trực thăng “diều hâu đen” tối mật của Mỹ

Dàn vũ khí tỷ USD của Ả Rập Saudi khiến Mỹ “xanh mặt”

Chiến dịch Khôi phục Niềm tin: Khi Mỹ cố “lấy lòng” Somali

 Trận chiến Mogadishu hay còn được gọi với cái tên rất Hollywood là "Diều hâu gãy cánh" diễn ra trong khoảng 24 tiếng từ ngày 3-4/10/1993 tại thành phố Mogadishu, Somali. Đây là một trong những trận chiến gây sốc nhất với đối với lịch sử hơn 200 năm hoạt động của Quân đội Mỹ, cũng như chính người dân nước này. Khi xác của con em họ bị các tay súng nổi dậy kéo lê trên đường phố Mogadishu trong suốt nhiều giờ liền. Nguồn ảnh: National.
Trận chiến Mogadishu hay còn được gọi với cái tên rất Hollywood là "Diều hâu gãy cánh" diễn ra trong khoảng 24 tiếng từ ngày 3-4/10/1993 tại thành phố Mogadishu, Somali. Đây là một trong những trận chiến gây sốc nhất với đối với lịch sử hơn 200 năm hoạt động của Quân đội Mỹ, cũng như chính người dân nước này. Khi xác của con em họ bị các tay súng nổi dậy kéo lê trên đường phố Mogadishu trong suốt nhiều giờ liền. Nguồn ảnh: National.
Ban đầu, Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ tại Somali đánh giá đây chỉ là một nhiệm vụ "bắt cóc" thông thường nhằm làm suy yếu tổ chức của lực lượng đối lập Somali đang có một cuộc họp bên trong Mogadishu. Chính vì sự chủ quan này, lực lượng tham chiến ban đầu chỉ gồm vài chục binh lính được thuộc đơn vị Delta Force được không vận tới khu vực bằng các trực thăng UH-60 Black Hawk. Nguồn ảnh: National.
Ban đầu, Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ tại Somali đánh giá đây chỉ là một nhiệm vụ "bắt cóc" thông thường nhằm làm suy yếu tổ chức của lực lượng đối lập Somali đang có một cuộc họp bên trong Mogadishu. Chính vì sự chủ quan này, lực lượng tham chiến ban đầu chỉ gồm vài chục binh lính được thuộc đơn vị Delta Force được không vận tới khu vực bằng các trực thăng UH-60 Black Hawk. Nguồn ảnh: National.
Tuy nhiên, nhiệm vụ đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi phiến quân Somali đã tổ chức phản công tổng lực, mục tiêu của phiến quân là tất cả các lực lượng Mỹ đang ở trong khu vực. Ảnh: Thành phố Mogadishu biến thành bãi chiến trường trong trận chiến "Diều hâu gãy cánh". Nguồn ảnh: National.
Tuy nhiên, nhiệm vụ đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi phiến quân Somali đã tổ chức phản công tổng lực, mục tiêu của phiến quân là tất cả các lực lượng Mỹ đang ở trong khu vực. Ảnh: Thành phố Mogadishu biến thành bãi chiến trường trong trận chiến "Diều hâu gãy cánh". Nguồn ảnh: National.
Do việc vấp phải sự kháng cự quá lớn từ lực lượng phiến quân bên trong Mogadishu, quân đội Mỹ hoàn toàn đánh mất sự chủ động của mình và phải chuyển sang thế phòng ngự, chờ lực lượng tiếp viện tới ứng cứu. Nguồn ảnh: Maiden.
Do việc vấp phải sự kháng cự quá lớn từ lực lượng phiến quân bên trong Mogadishu, quân đội Mỹ hoàn toàn đánh mất sự chủ động của mình và phải chuyển sang thế phòng ngự, chờ lực lượng tiếp viện tới ứng cứu. Nguồn ảnh: Maiden.
Dù được hỗ trợ hỏa lực từ trên không nhưng do địa hình tác chiến ở bên trong thành phố, phía Mỹ lại nhất quyết không cho phép quân đội của họ sử dụng hỏa lực cỡ lớn trong khu vực nội thành do lo sợ có tổn thất về dân thường nên cuộc chiến này đã trở thành thảm họa với quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Dù được hỗ trợ hỏa lực từ trên không nhưng do địa hình tác chiến ở bên trong thành phố, phía Mỹ lại nhất quyết không cho phép quân đội của họ sử dụng hỏa lực cỡ lớn trong khu vực nội thành do lo sợ có tổn thất về dân thường nên cuộc chiến này đã trở thành thảm họa với quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Lực lượng tác chiến ban đầu của Mỹ chỉ bao gồm 160 lính với 12 xe ô-tô các loại cùng 19 máy bay chiến đấu phải đối đầu với 4000-6000 chiến binh đối lập. Ngoài việc đối phương áp đảo về quân số, yếu tố địa hình cũng khiến quân đội Mỹ loay hoay tác chiến một cách cực kỳ bị động. Nói một cách đơn giản, Mỹ đã vỡ trận ngay từ khi bị mất thế chủ động. Nguồn ảnh: Wiki.
Lực lượng tác chiến ban đầu của Mỹ chỉ bao gồm 160 lính với 12 xe ô-tô các loại cùng 19 máy bay chiến đấu phải đối đầu với 4000-6000 chiến binh đối lập. Ngoài việc đối phương áp đảo về quân số, yếu tố địa hình cũng khiến quân đội Mỹ loay hoay tác chiến một cách cực kỳ bị động. Nói một cách đơn giản, Mỹ đã vỡ trận ngay từ khi bị mất thế chủ động. Nguồn ảnh: Wiki.
Từ một chiến dịch tấn công, quân đội Mỹ đã phải bắt đầu chiến dịch giải cứu khi một chiếc trực thăng của đội Delta Force bị bắn hạ ngay trong những phút đầu tiên của chiến dịch. Chiếc Blackhawk này bị trúng đạn RPG vào đuôi và mất lái rơi xuống khu vực gần trung tâm Mogadishu. Ảnh: Hai trực thăng hỗ trợ (khoanh tròn đỏ) đang tiếp cận khu vực một chiếc UH-60 vừa rơi (bốc khói ở phía phải khung hình). Nguồn ảnh: Dailymail.
Từ một chiến dịch tấn công, quân đội Mỹ đã phải bắt đầu chiến dịch giải cứu khi một chiếc trực thăng của đội Delta Force bị bắn hạ ngay trong những phút đầu tiên của chiến dịch. Chiếc Blackhawk này bị trúng đạn RPG vào đuôi và mất lái rơi xuống khu vực gần trung tâm Mogadishu. Ảnh: Hai trực thăng hỗ trợ (khoanh tròn đỏ) đang tiếp cận khu vực một chiếc UH-60 vừa rơi (bốc khói ở phía phải khung hình). Nguồn ảnh: Dailymail.
Chiếc trực thăng đầu tiên của quân đội Mỹ bị rơi vào lúc 16:20, chỉ khoảng một tiếng đồng hồ sau khi chiến dịch bắt đầu. Chỉ khoảng 20 phút sau đó, chiếc thứ hai cũng bị bắn hạ bởi vũ khí tương tự-một khẩu súng chống tăng RPG. Nguồn ảnh: Maiden.
Chiếc trực thăng đầu tiên của quân đội Mỹ bị rơi vào lúc 16:20, chỉ khoảng một tiếng đồng hồ sau khi chiến dịch bắt đầu. Chỉ khoảng 20 phút sau đó, chiếc thứ hai cũng bị bắn hạ bởi vũ khí tương tự-một khẩu súng chống tăng RPG. Nguồn ảnh: Maiden.
Cùng lúc, các lực lượng mặt đất của Mỹ cố gắng tiếp cận vị trí hai chiếc Blackhawk bị rơi nhưng lại không biết đường, họ phải phụ thuộc vào sự chỉ dẫn từ trên trực thăng hỗ trợ đang bay ở độ cao khoảng 1km phía trên Mogadishu. Nguồn ảnh: Imgur.
Cùng lúc, các lực lượng mặt đất của Mỹ cố gắng tiếp cận vị trí hai chiếc Blackhawk bị rơi nhưng lại không biết đường, họ phải phụ thuộc vào sự chỉ dẫn từ trên trực thăng hỗ trợ đang bay ở độ cao khoảng 1km phía trên Mogadishu. Nguồn ảnh: Imgur.
Do cuộc đụng độ trở nên quá căng thẳng và Mỹ không đủ quân để ứng cứu, họ buộc lòng phải nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng quân sự thuộc Liên Hiệp Quốc đang đóng quân gần đó. Mặc dù vậy, do trời đã tối dần, các lực lượng bộ binh Mỹ bên trong Mogadishu buộc phải cố thủ rải rác bên trong thành phố này để chờ quân tiếp viện. Nguồn ảnh: Wiki.
Do cuộc đụng độ trở nên quá căng thẳng và Mỹ không đủ quân để ứng cứu, họ buộc lòng phải nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng quân sự thuộc Liên Hiệp Quốc đang đóng quân gần đó. Mặc dù vậy, do trời đã tối dần, các lực lượng bộ binh Mỹ bên trong Mogadishu buộc phải cố thủ rải rác bên trong thành phố này để chờ quân tiếp viện. Nguồn ảnh: Wiki.
Các đoàn xe cứu hộ đầu tiên tiếp cận vào khu vực này là các lực lượng vũ trang thuộc Liên Hiệp Quốc mang quốc tịch Pakistan, Malaysia và Mỹ. Lực lượng này tiếp cận hiện trường hai bãi rơi máy bay vào lúc 02:00 ngày hôm sau, tụ tập được nhiều binh lính Mỹ đang cố thủ rải rác bên trong Mogadishu. Liên tiếp sau đó, có hơn 100 phương tiện chiến đấu các loại của Liên Hiệp Quốc tràn vào Mogadishu để giải cứu toàn bộ binh lính Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Các đoàn xe cứu hộ đầu tiên tiếp cận vào khu vực này là các lực lượng vũ trang thuộc Liên Hiệp Quốc mang quốc tịch Pakistan, Malaysia và Mỹ. Lực lượng này tiếp cận hiện trường hai bãi rơi máy bay vào lúc 02:00 ngày hôm sau, tụ tập được nhiều binh lính Mỹ đang cố thủ rải rác bên trong Mogadishu. Liên tiếp sau đó, có hơn 100 phương tiện chiến đấu các loại của Liên Hiệp Quốc tràn vào Mogadishu để giải cứu toàn bộ binh lính Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuộc giao tranh ở Mogadishu chính thức kết thúc vào lúc 06:20 ngày 4/10/1993. Phía Mỹ có tổng cộng 19 binh sĩ thiệt mạng, 73 người bị thương, 1 người bị bắt làm tù binh. Điều gây sốc nhất cho dư luận Mỹ đó là hình ảnh xác của những binh lính Mỹ bị kéo lê trên những con đường đầy bùn của Somali. Sau một thời gian dài gây sức ép, một tù binh và những phần thi thể của binh lính Mỹ cuối cùng đã được phía Somali giao trả 11 ngày sau khi cuộc chiến xảy ra. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuộc giao tranh ở Mogadishu chính thức kết thúc vào lúc 06:20 ngày 4/10/1993. Phía Mỹ có tổng cộng 19 binh sĩ thiệt mạng, 73 người bị thương, 1 người bị bắt làm tù binh. Điều gây sốc nhất cho dư luận Mỹ đó là hình ảnh xác của những binh lính Mỹ bị kéo lê trên những con đường đầy bùn của Somali. Sau một thời gian dài gây sức ép, một tù binh và những phần thi thể của binh lính Mỹ cuối cùng đã được phía Somali giao trả 11 ngày sau khi cuộc chiến xảy ra. Nguồn ảnh: Wiki.

Top tin bài hot nhất

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25

13 tên lửa Nga tập kích cùng một mục tiêu, Ukraine choáng váng

24/04/2025 06:58

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status