Điều đặc biệt nhất tại hội thề không tham nhũng năm 2018

(Kiến Thức) - Lễ hội Minh Thề - thề không tham nhũng, không trộm cắp, không lấy của công của tư vừa được công nhận di sản văn hóa vật thể Quốc gia. Đây là tin vui đối với người dân thôn Hoa Liễu trong ngày khai hội.

Sáng nay 1/3 (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại cụm di tích Đình Chùa Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã diễn ra Lễ hội Minh Thề - thề không tham nhũng, không trộm cắp, không lấy của công làm của tư.
Tại lễ hội, UBND huyện Kiến Thuỵ long trọng tổ chức lễ đón nhận lễ hội Minh Thề được công nhận di sản văn hoá vật thể Quốc gia.
 
Đến dự buổi lễ hôm nay có bà Đặng thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, ông Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng cục di sản văn hoá và cùng đại diện lãnh đạo TP Hải Phòng, huyện Kiến Thuỵ..
Đặc biệt sáng nay, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi lẵng hoa chúc mừng nhân dân và chính quyền xã Thuận Thiên đón nhận lễ hội Minh Thề được chứng nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Hội thề Minh Thề được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh một cách sống của người dân, một văn hóa của người làm quan xưa. Đây là lễ hội không có vụ lợi, không xô bồ và bị thương mại hoá như các lễ hội đầu xuân khác.
Lễ hội Minh Thề diễn ra trong ba ngày từ 14 đến hết ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
 
Ông Nguyễn Văn Huyền, 89 tuổi, người dân thôn Hoà Liễu cho biết: "Nghe tin lễ hội Minh Thề của chúng tôi được nhà nước công nhận di sản văn hoá phi vật thể, cả tuần nay tôi thao thức khó ngủ. Lễ hội làng tôi đã từng bị mai một sau đó được khôi phục nay lại được nhà nước thừa nhận với danh hiệu cao quý. Mùa xuân này với người dân làng Hoà Liễu chúng tôi thật đặc biệt. Lễ Minh Thề hôm nay sẽ là lễ Minh Thề đi vào lịch sử".
Nói về việc tổ chức lễ hội Minh Thề, các cụ cao niên trong làng nhớ lại, vào khoảng giữa thế kỷ XVI, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ của vua Mạc Đăng Dung đã bỏ tiền và vận động hoàng thân quốc thích, quan lại triều Mạc cả thảy 35 vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ ở thôn Hòa Liễu. Thái hoàng Thái Hậu mua 25 mẫu 8 sào 2 thước ruộng cúng Tam Bảo và cho dân Lan Niểu (nay là thôn Hoà Liễu) được sử dụng. Ruộng này làng gọi là Thánh điền. Một phần diện tích ruộng dành cho nhà chùa cấy, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, một phần chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc; phần còn lại cho cấy đấu thầu lấy thóc lập quỹ nghĩa thương phòng khi đói khó cấp đỡ cho người nghèo, cố nhân, quả phụ… Để phòng chức dịch tham nhũng trong việc sử dụng hoa lợi từ số ruộng trên, Thái hoàng Thái hậu đã cùng với dân làng lập ra Hịch văn hội Minh thề quy định lấy chí công làm trọng. Hội Minh Thề từ đó diễn ra vào 3 ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng hàng năm.
Theo nghi lễ còn lưu truyền đến ngày hôm nay, trong lễ hội Minh Thề, chủ lễ cùng các vị bồi lễ đọc chúc văn lai lịch công đức của Thánh vương. Đồng thời làm lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm. Các bô lão, quan khách và dân làng, chức dịch, quần áo chỉnh tề tập trung quanh sân miếu theo thứ bậc. Chủ tế dùng động tác “chỉ trời vạch đất” mô phỏng theo phép biến trong Kinh dịch rồi vẽ một vòng tròn lớn đường kính khoảng 2m ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. Trước Đài thề đặt một bàn thờ hướng về cửa miếu thâm nghiêm.
Mọi người trong làng từ hương chức đến nhân dân, trên là bô lão, dưới từ 18 tuổi trở lên, đều thề: "Ai lấy của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử; làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt". Sau khi mọi người cùng hô vang câu “y như lời thề” hoặc “y như miệng thề”, vị chủ tế cầm dao bầu cắm mạnh xuống trong vòng tròn Đài thề để biểu thị sự quyết tâm.

Kinh hoàng diễn biến vụ 10 thanh niên hỗn chiến trong quán Karaoke

(Kiến Thức) - Chỉ vì mâu thuẫn bột phát tại quán karaoke, hai nhóm côn đồ gồm khoảng 10 đối tượng đã sử dụng dao nhọn, vỏ chai bia lao vào ẩu đả khiến một người tử vong, hai người bị thương.

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương vừa thông tin thêm vụ hỗn chiến trong quán Karaoke 379 (KĐT Thanh Quang, xã Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương), vào khoảng 1h chiều ngày 28/2, đối tượng Nguyễn Văn Phương (tức Nam "săm", 22 tuổi, trú ở xã Hồng Phong, Nam Sách) đã đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương đầu thú về hành vi đâm một nam thanh niên khiến người này tử vong.
Theo kết quả điều tra ban đầu vụ án mạng trên từ Phòng PC45 – Công an tỉnh Hải Dương, vào khoảng 6h sáng ngày 27/2, PC45 nhận được tin báo từ Công an huyện Nam Sách về việc vào khoảng 0h ngày 27/2, tại quán karaoke 379 (KĐT Thanh Quang, xã Quốc Tuấn, Nam Sách), do mâu thuẫn bột phát dẫn đến hai nhóm thanh niên khoảng 10 đối tượng sử dụng dao đánh nhau, gây rối trật tự công cộng khiến một người chết, 2 người bị thương. Các đối tượng có liên quan đều bỏ trốn khỏi hiện trường.

Dân hoang mang vì nghi cá sấu xuất hiện trên sông

(Kiến Thức) - Trước thông tin của về việc phát hiện cá sấu trên sông Ông Đốc, chính quyền địa phương đã điều động cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình, giăng lưới chặn bắt và cảnh báo người dân.

Sáng nay (1/3), trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Ngọc Hướng, Chủ tịch UBND xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết lực lượng chức năng cấp xã huyện đang tiếp tục phối hợp theo dõi, dùng lưới bao vây để chặn bắt cá sấu nghi xuất hiện trên sông Ông Đốc (đoạn qua ấp Công Bình, xã Phong Lạc).
Cuối năm 2017, người dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau từng bắt được cá sấu nặng hơn 17kg. Ảnh minh họa.
Cuối năm 2017, người dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau từng bắt được cá sấu nặng hơn 17kg. Ảnh minh họa.