Điều chưa biết về nhà sản xuất xe tăng hàng đầu Nga

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, nhà sản xuất xe tăng Nga Uralvagonzavod ban đầu chỉ chế tạo xe tải, tính từ 1941 tới nay thì hãng này đã chế tạo 100.000 xe tăng...

Nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod (UVZ) khởi điểm ban đầu là một trong nhiều nhà máy xe tải được Liên Xô thành lập trong những năm 1930.
Để đầu tư cho một nhà máy sản xuất xe tải trong giai đoạn đó, đối với Liên Xô là một việc khá khó khăn khi nó đòi hỏi một nguồn nhân vật lực rất lớn, khi mà đa số nguồn lực của nước Nga trước đó đều bị tuồn ra nước ngoài sau Cách mạng Tháng 10. Nhưng vượt qua mọi thử thách cuối cùng, Uralvagonzavod cũng được thành lập vào năm 1936 và nhanh chóng trở thành một trong những nhà máy chuyên sản xuất các loại thiết bị cơ giới chủ chốt lớn nhất của Liên Xô cũng như thế giới.
Dieu chua biet ve nha san xuat xe tang hang dau Nga
Trong ảnh là trụ sở của Uralvagonzavod tại thành phố Nizhny Tagil nơi khai sinh ra nhà máy chế tạo xe tăng nôỉ tiếng nhất thế giới.
Trong những năm trước năm 1941 khi Phát xít Đức xâm lược Liên Xô, Uralvagonzavod sản xuất trung bình hơn 35.000 thiết cơ giới bằng tổng sản lượng tất cả các nhà máy chuyên sản xuất ôtô khác của Liên Xô trong những năm 1930. Bên cạnh đó, Uralvagonzavod còn đảm nhận thêm việc sản xuất các loại máy móc phục vụ cho việc xây dựng và phát triển nền tảng công nghiệp khác của Liên Xô.
Bước chuyển đổi kịp thời
Ngay từ khi Phát xít Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô trong năm 1941, các nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó đã nhận ra rằng toàn bộ các nhà máy công nghiệp phục vụ cho mục đích dân sự - quân sự của nước này nằm ở phía Tây tiếp giáp với phần còn lại của Châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Và điều đó sẽ tác động rất lớn đến khả năng quốc phòng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Do đó ngay trong tuần đầu tiên sau khi chiến tranh nổ ra Liên Xô đã cho di tản hàng chục nhà máy công nghiệp quan trọng của nước này đến các vùng Urals và Siberia nằm ở phía đông.
Từ tháng 8/1941, nhà máy chế tạo xe tăng Uralvagonzavod chính thức được đưa vào hoạt động dựa trên các cơ sở có sẵn của nhà máy Uralvagonzavod cũ kết hợp với 12 nhà máy công nghiệp quốc phòng được chuyển đến từ phía tây.
Dieu chua biet ve nha san xuat xe tang hang dau Nga-Hinh-2
Bất chấp mọi khó khăn các nhà máy tăng thiết giáp của Uralvagonzavod vẫn hoạt động hết công suất trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trong vòng hai tháng sau khi các dây chuyền sản xuất của Uralvagonzavod được chuyển đổi, nhà máy này đã bắt đầu đưa vào sản xuất những chiếc xe tăng đầu tiên cho Quân đội Liên Xô. 
Trong giai đoạn từ 1941-1945 các nhà máy thuộc Uralvagonzavod đã cho xuất xưởng khoảng 25.000 xe tăng và xe bọc thép các loại. Con số này nhiều hơn tổng sản lượng xe tăng các nhà máy Đức sản xuất được trong giai đoạn này. Và chiếm một nữa trong số đó là những chiếc T-34 huyền thoại được Liên Xô sử dụng trong suốt thời gian xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Chỉ trong thời gian khá ngắn, số lượng xe tăng do Uralvagonzavod sản xuất đã chiếm đến gần 1/3 số xe tăng được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ngoài ra nhà máy này còn là nơi sản xuất các loại bom, pháo, khung máy bay và các dòng xe vận tải phục vụ cho mục đích quân sự của Quân đội Liên Xô lúc đó.
Dieu chua biet ve nha san xuat xe tang hang dau Nga-Hinh-3
Những chiếc xe tăng T-34 đã giúp Uralvagonzavod viết nên huyền thoại của riêng mình.
Trái tim của những chiếc xe tăng huyền thoại
Sau khi chiến tranh kết thúc, giới lãnh đạo Liên Xô đã quyết định tiếp tục duy trì các nhà máy chế tạo xe tăng ở Uralvagonzavod thay vì di dời chúng về vị trí ban đầu. Các nhà máy mới sẽ được xây dựng lại ở Ukraine và các vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô nằm tiếp giáp với Châu Âu. Điều này đã giúp Uralvagonzavod trở thành nhà máy quốc phòng lớn nhất của Liên Xô trong suốt thời gian dài sau đó.
Trong những năm tiếp theo, Uralvagonzavod tiếp tục là nơi đảm nhiệm việc phát triển các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới cho Quân đội Liên Xô trong đó bao gồm cả việc sản xuất cũng như bảo dưỡng. 
Uralvagonzavod nhanh chóng trở thành một trong những nhà máy chế tạo xe tăng lớn nhất thế giới với các dòng xe tăng chủ lực như T-44 và T-62 trong giai đoạn từ những năm 1940 cho đến tận 1970. Và nổi trội trong tất cả là việc Uralvagonzavod phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt dòng xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-72 đang được sử dụng tại hơn 40 quốc gia.
Dieu chua biet ve nha san xuat xe tang hang dau Nga-Hinh-4
Một chiếc T-72B3 trong một nhà máy lắp ráp xe tăng của Uralvagonzavod.
Mặc dù Uralvagonzavod khá thành công trong ngành công nghiệp quốc phòng nhưng nó vẫn không quên phát triển các sản phẩm thế mạnh của mình trước chiến tranh kết hợp song song với các sản phẩm quốc phòng. 
Sau khi Liên Xô sụp đổ Uralvagonzavod cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong một khoảng thời gian dài. Cho đến tận đầu những năm 2000 nó mới tìm lại được vị thế cua mình việc đưa vào sản xuất dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Quân đội Nga là T-90.
Dựa trên những nền tảng đó, Uralvagonzavod tiếp tục thể hiện khả năng của mình với việc phát triển nền tảng khung gầm hạng nặng tiêu chuẩn mới Armata dành cho Quân đội Nga và đây sẽ là nền tảng dành cho tất cả các phương tiện cơ giới chiến đấu của Nga trong tương lai. 
Tính từ năm 1941 cho đến nay Uralvagonzavod đã sản xuất tổng cộng hơn 100.000 xe tăng các loại dẫn đầu toàn thế giới.

Vụ Mistral: Pháp sẽ bồi thường 1,16 tỷ euro cho Nga

Tờ Kommersant (Nga) cho biết Paris sẽ bồi thường cho Moscow số tiền 1,16 tỷ Euro do phá vỡ hợp đồng cung cấp 2 tàu sân bay Mistral.

Lenta dẫn nguồn từ đài phát thanh RTL cho biết, ngày 31/7, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết thỏa thuận về việc Pháp sẽ bồi thường cho Nga vì phá vỡ hợp đồng cung cấp 2 tàu sân bay Mistral còn chưa đạt được.

"Các cuộc thảo luận về vấn đề hợp đồng cung cấp 2 tàu sân bay đã diễn ra. Song, tôi sẽ đưa ra quyết định trong vài tuần tới", tờ Le Figaro trích dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết.

Vu Mistral: Phap se boi thuong 1,16 ty euro cho Nga
 Tàu sân bay lớp Mistral- trung tâm gây căng thẳng trong quan hệ Nga - Pháp trong thời gian qua.
Ngày 31/7, tờ Kommersant (Nga) trích dẫn nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự cho biết Paris sẽ bồi thường cho Moscow số tiền 1,16 tỷ Euro do phá vỡ hợp đồng cung cấp 2 hàng không mẫu hạm Vladivostok và Sevastopol mà Nga đã đặt mua của Pháp năm 2011.

Thỏa thuận này đã đạt được được trong các cuộc đàm phán giữa Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và Tổng thư ký phụ trách Quốc phòng và An ninh Quốc gia Pháp Louis Gauthier.

Ngày 30/7, RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Trợ lý Tổng thống Nga về hợp tác kỹ thuật - quân sự, ông Vladimir Kozhin cho biết các cuộc đàm phán giữa Nga và Pháp về thương vụ 2 hàng không mẫu hạm Vladivostok và Sevastopol lớp Mistral đã hoàn tất, qua đó 2 bên đã xác định được thời điểm cũng như số tiền mà Paris sẽ phải bồi thường cho Moscow.

Hợp đồng mua bán tàu sân bay lớp Mistral cho Hải quân Nga trị giá 1,2 tỷ euro được ký kết vào mùa Hè năm 2011. Theo điều kiện hợp đồng, chiếc tàu đầu tiên có tên là Vladivostok sẽ được phía Pháp bàn giao vào tháng 11/2014, nhưng Paris đã không bàn giao tàu cho Moscow vì cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình khủng hoảng Ukraine. Chiếc thứ hai có tên Sevastopol cũng đã được lên kế hoạch chuyển giao cho Nga vào tháng 11/2015.

Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral có lượng rẽ nước 21.000 tấn, chiều dài thân tàu là 210 mét, có khả năng tốc độ tối đa lên đến 18 hải lý, phạm vi hoạt động tối đa lên tới 20.000 dặm.

Mistral có thể mang theo 16 máy bay trực thăng tấn công Ka-52k, hoặc 35 máy bay trực thăng hạng nhẹ; có 6 điểm hạ cánh trên tàu.

Ảnh diễn tập tranh tài pháo binh quốc tế ở Nga

(Kiến Thức) - Để chính thức tranh tài tại Cuộc thi quân sự quốc tế 2016, đơn vị pháo binh Nga, Trung Quốc, Belarus, Venezuela, Ango vừa tiến hành đợt diễn tập chung đầu tiên.

Anh dien tap tranh tai phao binh quoc te o Nga
 Cuộc thi quân sự quốc tế "International Army Games" năm nay diễn ra tại Nga sẽ kéo dài khoảng 15 ngày đầu tiên của tháng 8/2015 với khoảng 14 quốc gia tham gia với nhiều phần thi khác nhau.
Anh dien tap tranh tai phao binh quoc te o Nga-Hinh-2
Đội quân pháo binh của các nước Nga, Trung Quốc Belarus, Venezuela, Angola tham gia buổi diễn tập cho phần thi tranh tài pháo binh tại cuộc thi chính thức.