Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Điểm vũ khí tối tân Brazil mà VN có thể quan tâm

15/11/2015 07:00

(Kiến Thức) - Máy bay vận tải KC-390, máy bay cường kích/huấn luyện EMB-314, pháo phản lực Astros…là những vũ khí tối tân Brazil mà Việt Nam có thể tham khảo.

Hoàng Lê

Xem chiến đấu cơ “cực độc” của Không quân Indonesia

Hợp tác quốc phòng Việt Nam, Brazil nên đi vào thực chất

Theo tạp chí quân sự Jane’s, Đại sứ Việt Nam tại Brazil ông Nguyễn Văn Kiền gần đây đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Brazil Aldo Rebelo vào đầu tuần này với mục tiêu tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Brazil. Qua buổi hội đàm, Đại sứ nhận định rằng hợp tác quốc phòng Việt Nam - Brazil nên đi vào thực chất. Kể từ năm 2010, Brazil đang nổi lên như cường quốc công nghiệp quốc phòng mới tại châu Mỹ Latinh với hàng loạt sự án phát triển vũ khí tối tân dành cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, Đại sứ Việt Nam tại Brazil ông Nguyễn Văn Kiền gần đây đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Brazil Aldo Rebelo vào đầu tuần này với mục tiêu tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Brazil. Qua buổi hội đàm, Đại sứ nhận định rằng hợp tác quốc phòng Việt Nam - Brazil nên đi vào thực chất. Kể từ năm 2010, Brazil đang nổi lên như cường quốc công nghiệp quốc phòng mới tại châu Mỹ Latinh với hàng loạt sự án phát triển vũ khí tối tân dành cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Một trong những dự án phát triển vũ khí tối tân đang dành được sự quan tâm lớn trên thế giới là chương trình phát triển máy bay vận tải hạng trung KC-390 do Công ty An ninh và Quốc phòng Embraer Brazil phát triển từ năm 2006. Đây có thể là ứng cử viên cho lực lượng không quân vận tải của Việt Nam trong tương lai.
Một trong những dự án phát triển vũ khí tối tân đang dành được sự quan tâm lớn trên thế giới là chương trình phát triển máy bay vận tải hạng trung KC-390 do Công ty An ninh và Quốc phòng Embraer Brazil phát triển từ năm 2006. Đây có thể là ứng cử viên cho lực lượng không quân vận tải của Việt Nam trong tương lai.
So với loại máy bay C-295 mà Việt Nam mới mua từ Airbus, KC-390 sở hữu khả năng vượt trội về tải trọng (lên tới 23 tấn, C-295 là hơn 9 tấn) cho phép chở xe bọc thép chở quân, pháo phản lực cỡ lớn hoặc 64 lính dù; sử dụng động cơ phản lực cho tầm bay tối đa tới 4.815km (với 13,3 tấn tải trọng), tốc độ bay 850 km/h. Đơn giá một chiếc khoảng 85 triệu USD.
So với loại máy bay C-295 mà Việt Nam mới mua từ Airbus, KC-390 sở hữu khả năng vượt trội về tải trọng (lên tới 23 tấn, C-295 là hơn 9 tấn) cho phép chở xe bọc thép chở quân, pháo phản lực cỡ lớn hoặc 64 lính dù; sử dụng động cơ phản lực cho tầm bay tối đa tới 4.815km (với 13,3 tấn tải trọng), tốc độ bay 850 km/h. Đơn giá một chiếc khoảng 85 triệu USD.
Nếu Không quân Việt Nam có nhu cầu thay thế máy bay huấn luyện sơn cấp Yak-52 thì EMB-314 Super Tucano của Embraer là giải pháp đáng để xem xét. Đây là loại máy bay huấn luyện chiến đấu hiện đại kiêm khả năng tấn công mặt đất tầm gần trong mọi điều kiện thời tiết. Đơn giá một chiếc khaongr 9-14 triệu USD, giá giờ bay rất rẻ 430-500 USD/giờ.
Nếu Không quân Việt Nam có nhu cầu thay thế máy bay huấn luyện sơn cấp Yak-52 thì EMB-314 Super Tucano của Embraer là giải pháp đáng để xem xét. Đây là loại máy bay huấn luyện chiến đấu hiện đại kiêm khả năng tấn công mặt đất tầm gần trong mọi điều kiện thời tiết. Đơn giá một chiếc khaongr 9-14 triệu USD, giá giờ bay rất rẻ 430-500 USD/giờ.
Sự thành công của EMB-314 Super Tucano thể hiện rõ nét ở doanh số bán hàng, từ năm 2003 tới nay đã có 190 chiếc được chế tạo xuất khẩu tới 14 quốc gia trên thế giới. Đáng lưu ý, tại Đông Nam Á, EMB-314 Super Tucano đã nhận được đơn hàng từ Indonesia, Philippines và có thể là cả Thái Lan.
Sự thành công của EMB-314 Super Tucano thể hiện rõ nét ở doanh số bán hàng, từ năm 2003 tới nay đã có 190 chiếc được chế tạo xuất khẩu tới 14 quốc gia trên thế giới. Đáng lưu ý, tại Đông Nam Á, EMB-314 Super Tucano đã nhận được đơn hàng từ Indonesia, Philippines và có thể là cả Thái Lan.
Trong lĩnh vực báo động sớm hàng không, Việt Nam có thể tham khảo thiết kế máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không R-99A được Embraer sản xuất từ năm 1999 với đơn giá 80 triệu USD/chiếc, giá giờ bay 2.000 USD.
Trong lĩnh vực báo động sớm hàng không, Việt Nam có thể tham khảo thiết kế máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không R-99A được Embraer sản xuất từ năm 1999 với đơn giá 80 triệu USD/chiếc, giá giờ bay 2.000 USD.
R-99A được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động hình ống Erieye do hãng Saab Thụy Điển phát triển có khả năng bao quát góc 300 độ, tầm phát hiện mục tiêu 350km, có khả năng bắt bám mục tiêu ở độ cao thấp, nhận diện địch - ta. R-99A sử dụng khung gầm máy bay thương mại ERJ 140 cũng do Brazil tự sản xuất, tầm bay tới 3.000km, tốc độ bay 834km/h.
R-99A được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động hình ống Erieye do hãng Saab Thụy Điển phát triển có khả năng bao quát góc 300 độ, tầm phát hiện mục tiêu 350km, có khả năng bắt bám mục tiêu ở độ cao thấp, nhận diện địch - ta. R-99A sử dụng khung gầm máy bay thương mại ERJ 140 cũng do Brazil tự sản xuất, tầm bay tới 3.000km, tốc độ bay 834km/h.
Trong trang bị lục quân, Việt Nam cũng có thể tham khảo một số loại vũ khí tối tân khác của Brazil như xe bọc thép, tên lửa chống tăng, pháo phản lực. Trong ảnh là xe bọc thép thế hệ mới VBTP-MR Guarani do Brazil hợp tác cùng công ty IVECO Italy phát triển. Mẫu xe này có trọng lượng 16,7 tấn, có thể tùy biến vũ khí để trở thành nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau gồm: xe chiến đấu bộ binh (tháp pháo tự động 30mm); xe chỉ huy; cối tự hành (súng cối 120mm); xe tăng bánh lốp (tháp pháo 105mm); xe cứu nạn...
Trong trang bị lục quân, Việt Nam cũng có thể tham khảo một số loại vũ khí tối tân khác của Brazil như xe bọc thép, tên lửa chống tăng, pháo phản lực. Trong ảnh là xe bọc thép thế hệ mới VBTP-MR Guarani do Brazil hợp tác cùng công ty IVECO Italy phát triển. Mẫu xe này có trọng lượng 16,7 tấn, có thể tùy biến vũ khí để trở thành nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau gồm: xe chiến đấu bộ binh (tháp pháo tự động 30mm); xe chỉ huy; cối tự hành (súng cối 120mm); xe tăng bánh lốp (tháp pháo 105mm); xe cứu nạn...
Tổ hợp tên lửa chống tăng Mectron MSS-1.2 của Brazil cũng là vũ khí đáng để Việt Nam quan tâm. Đây là loại tên lửa diệt tăng do chính Brazil tự phát triển từ năm 2009 có khả năng hủy diệt các loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay, cũng có thể bắn hạ trực thăng, phá hủy các công sự phòng ngự ở cự ly 500-3.000m.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Mectron MSS-1.2 của Brazil cũng là vũ khí đáng để Việt Nam quan tâm. Đây là loại tên lửa diệt tăng do chính Brazil tự phát triển từ năm 2009 có khả năng hủy diệt các loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay, cũng có thể bắn hạ trực thăng, phá hủy các công sự phòng ngự ở cự ly 500-3.000m.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Mectron MSS-1.2 được cho là sở hữu khả năng tương tự như tổ hợp 9M123 Khrizantema của Nga. Đạn tên lửa trang bị đầu đạn đơn khối với chất nổ HMX dùng ngòi nổ kiểu mới, sử dụng hệ thống dẫn đường cực kỳ hiện đại.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Mectron MSS-1.2 được cho là sở hữu khả năng tương tự như tổ hợp 9M123 Khrizantema của Nga. Đạn tên lửa trang bị đầu đạn đơn khối với chất nổ HMX dùng ngòi nổ kiểu mới, sử dụng hệ thống dẫn đường cực kỳ hiện đại.
Nếu Việt Nam có kế hoạch nâng cấp lực lượng pháo phản lực thì thiết kế ASTROS II của công ty Avibras có thể là ứng viên sáng giá. Ưu điểm của ASTROS II so với các loại pháo phản lực của Nga là thiết kế module phóng cho phép triển khai nhiều loại đạn rocket với đủ kích cỡ gồm: SS-30 (32 đạn 127mm, tầm bắn 9-30km); SS-40 (16 đạn 180mm, tầm bắn 15-35km); SS-60 (4 đạn 300mm, tầm bắn 20-60km); SS-80 (4 đạn 300mm, tầm bắn 22-90km); SS-150 (4 đạn 300mm, tầm bắn 29-150km): tên lửa hành trình MTC-300 (tầm bắn 300km).
Nếu Việt Nam có kế hoạch nâng cấp lực lượng pháo phản lực thì thiết kế ASTROS II của công ty Avibras có thể là ứng viên sáng giá. Ưu điểm của ASTROS II so với các loại pháo phản lực của Nga là thiết kế module phóng cho phép triển khai nhiều loại đạn rocket với đủ kích cỡ gồm: SS-30 (32 đạn 127mm, tầm bắn 9-30km); SS-40 (16 đạn 180mm, tầm bắn 15-35km); SS-60 (4 đạn 300mm, tầm bắn 20-60km); SS-80 (4 đạn 300mm, tầm bắn 22-90km); SS-150 (4 đạn 300mm, tầm bắn 29-150km): tên lửa hành trình MTC-300 (tầm bắn 300km).

Top tin bài hot nhất

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25

13 tên lửa Nga tập kích cùng một mục tiêu, Ukraine choáng váng

24/04/2025 06:58

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status