Điểm mặt các "chiêu trò" trốn đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện luôn phải đối mặt với muôn kiểu đối phó của các doanh nghiệp như khai gian số liệu, giấu sổ sách, thậm chí khiếu nại, kiện ngược lại đoàn thanh tra.

Gian lận bằng mọi cách
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết thời gian qua, các hành vi nợ, trốn đóng và gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền lớn, cố tình chây ì và thời gian nợ kéo dài của các doanh nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên tại nhiều địa phương, gây khó khăn trong việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Tính đến hết tháng 9-2019, cả nước còn 32.205 đơn vị bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 3-6 tháng với số tiền 987 tỉ đồng (tăng 118 đơn vị với số tiền 48 tỉ đồng so với tháng 8); 12.849 đơn vị với 745 tỉ đồng (giảm 13 đơn vị và số tiền nợ tăng 41 tỉ đồng) nợ từ 6-12 tháng và 14.982 đơn vị với số tiền 2.931 tỉ đồng nợ trên 12 tháng.
Diem mat cac
Doanh nghiệp kí biên bản công bố quyết định thanh tra. 
Cũng theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2018, lực lượng thanh tra chuyên ngành đóng của bảo hiểm xã hội các địa phương phát hiện nhiều trường hợp người lao động được chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục trong 2 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng 2- 5 ngày, họ lại được ký tiếp “hợp đồng lao động mùa vụ”.
Hoặc tại một doanh nghiệp, đoàn thanh tra phát hiện nhiều người lao động được ký hợp đồng lao động một năm (từ 6/2017) nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Theo hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, đến tháng 12/2017 người lao động xin thôi việc nhưng đến tháng 4/2018 (3 tháng sau) lại được tiếp nhận vào làm việc với hợp đồng lao động mới và tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2018…
Theo ông Nguyễn Trọng Nam, Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra (Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh, trước đây, doanh nghiệp thường trốn đóng bảo hiểm xã hội bằng cách ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng. Họ ký tối đa 2 hợp đồng rồi sau đó giấu đi, chỉ khi bất đắc dĩ mới phải cung cấp.
Các doanh nghiệp thường có 3 loại hồ sơ (gồm hợp đồng lao động, bảng lương), trong đó một bộ để lưu hành trong nội bộ doanh nghiệp, giữa các cổ đông; một bộ để báo cáo cơ quan chức năng, ngân hàng và một bộ để dùng cho chính người lao động.
Tuy nhiên, từ 1/1/2018, “chiêu” ký 2 hợp đồng dưới 3 tháng sẽ không thể áp dụng, vì Luật Bảo hiểm xã hội quy định hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động nên khả năng phát hiện doanh nghiệp gian lận sẽ cao hơn.
Quyết liệt tăng thu giảm nợ
Theo ông Mai Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thu (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nguyên nhân cơ bản của tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội là hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của chủ sử dụng lao động chưa tốt.
Không ít doanh nghiệp dù hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn bình thường, vẫn có lợi nhuận, lương thưởng cho người lao động đầy đủ nhưng lại cố tình chây ì, nợ bảo hiểm xã hội.
Người lao động, một mặt do sức ép việc làm, một mặt do chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách cho nên chưa chủ động đấu tranh với chủ sử dụng lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Để hạn chế gia tăng nợ với quyết tâm nợ thấp hơn năm 2018, ngoài các giải pháp thông thường, từ đầu năm 2019 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai một số giải pháp. Trong đó, có yêu cầu cán bộ chuyên quản phải thường xuyên đôn đốc doanh nghiệp, lập biên bản nếu nộp muộn, qua 2 lần lập biên bản thì báo cáo để lập đoàn thanh tra xử phạt.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Thanh tra kiểm tra (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Trần Đức Long cho hay, trong thực tế, công tác thanh tra của Ngành gặp rất nhiều tình huống khác nhau. Do đó, ngoài nắm vững nghiệp vụ, cán bộ thanh tra luôn phải lưu ý tiên liệu trước các tình huống có thể xảy ra để ứng xử phù hợp.
Ngoài nắm vững kiến thức pháp luật, các đoàn thanh tra cũng cần linh hoạt xử lý, tránh máy móc. Ví dụ, một đợt thanh tra 10 doanh nghiệp vi phạm, khi bắt tay vào nhiệm vụ, nếu phát hiện 1-2 doanh nghiệp vi phạm thì phải lập biên bản xử phạt ngay, chứ không phải “máy móc” đợi đến khi thanh tra đủ cả 10 doanh nghiệp mới xử lý.
“Sau khi thanh tra xong, phải kiên quyết yêu cầu người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp ký biên bản làm việc, chứ không thể có chuyện người không có ủy quyền đúng pháp luật ký tên trong biên bản” - ông Trần Đức Long nêu giải pháp.

Phó Chủ tịch quận Thủ Đức chiêu trò gì xây tận 7 công trình sai phạm ở TP HCM?

(Kiến Thức) - Qua chuyến thị sát 7 công trình xây dựng không phép của gia đình ông Lê Hữu Thành (Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức, TP HCM), Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu quận Thủ Đức phải có báo cáo UBND Thành phố và Thành uỷ liên quan đến các công trình xây dựng trái phép này chậm nhất vào ngày 28/10.

Liên quan đến 7 công trình xây dựng không phép của ông Lê Hữu Thành (Phó Chủ tịch Thường trực HĐND quận Thủ Đức, TP HCM) và người thân tồn tại nhiều năm gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Pho Chu tich quan Thu Duc chieu tro gi xay tan 7 cong trinh sai pham o TP HCM?
Công trình vi phạm của gia đình Phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức. (Ảnh: Tienphong)
Mới đây, ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP HCM đã có chuyến thị sát các công trình xây dựng trái phép của ông Lê Hữu Thành và người thân tại khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh và chỉ đạo địa phương xử lý.
Qua kiểm tra, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, chậm nhất ngày 28/10, quận Thủ Đức phải có báo cáo UBND Thành phố và Thành uỷ liên quan đến các công trình xây dựng trái phép nói trên.
Theo báo cáo của quận Thủ Đức, ông Lê Hữu Thành cùng người thân trong gia đình đã xây dựng không phép 7 công trình, gồm: nhà xe, xưởng gỗ, xưởng cơ khí… với tổng diện tích hơn 1.800m2. Những công trình xây dựng không phép này xuất hiện từ năm 2012.
Tại thời điểm lãnh đạo TPHCM xuống thị sát, nhiều công trình không phép đang được sử dụng để làm cơ sở sản xuất. Hầu hết các xưởng sản xuất đều không đảm bảo điều kiện về môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy…
Theo đó, ông Lê Hòa Bình - Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, qua kiểm tra hồ sơ 7 công trình không phép của gia đình ông Thành, thẩm quyền kiểm tra xử lý vi phạm là của chủ tịch UBND phường, chủ tịch UBND quận. Chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm tra, có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ … nhưng xử lý không kiên quyết, triệt để.
Ông Đặng Minh Đạt - Chánh Thanh tra TPHCM cho rằng, đây là vụ vi phạm đã phát hiện từ lâu và kéo dài qua nhiều năm, xử lý trách nhiệm không nghiêm. Có quyết định cưỡng chế nhưng không thực hiện. “Cần xem xét trách nhiệm các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ đảng viên. Công trình không phép là của cán bộ đảng viên, mà cán bộ đảng viên thì phải gương mẫu. Những trường hợp này trong thời gian vừa qua chúng ta chưa xem xét nghiêm túc”, ông Đạt nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đề nghị xem xét trách nhiệm các cán bộ đảng viên trực tiếp sai phạm. “Cán bộ đảng viên không gương mẫu thì nói ai nghe!”, bà Mai nói.
Ông Phạm Đức Hải - Phó Chủ tịch HĐND TPHCM cho biết, từ sự việc tại quận Thủ Đức, HĐND TPHCM đã giao Ban đô thị HĐND TPHCM tổ chức giám sát việc xây dựng sai phép, không phép tại quận này từ giữa tháng 11 tới. Ông Hải đề nghị làm rõ vì sao trong 9 tháng đầu năm 2019, quận Thủ Đức đã xử lý 8 tập thể, 28 cá nhân song vẫn không có tác dụng với cán bộ đảng viên.
Trước đó, ngày 25/2/2019, thành phố đã kỷ luật cảnh cáo Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch UBND quận vậy mà 7 tháng sau vẫn tồn tại những vi phạm? “Nhà anh Lê Hữu Thành xây không phép từ năm 2012, đến nay đã 7 năm. Quận phải trả lời rõ nguyên nhân vì sao công trình vẫn tồn tại, phải chăng do anh Thành trong Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch HĐND quận hay do một nguyên nhân nào khác?”, ông Hải nêu vấn đề.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Bí thư Quận ủy quận Thủ Ðức cho biết, hiện ông Lê Hữu Thành đã đồng ý tự tháo dỡ các công trình vi phạm ngay trong tháng 10. Còn việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Thành và các cán bộ liên quan, Ban Thường vụ Quận ủy sẽ xem xét, thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin việc 4 cựu lãnh đạo bị khởi tố

(Kiến Thức) - Quan điểm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là thực hiện đúng quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành các kết luận của cơ quan thẩm quyền; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.

Thông tin mới nhất liên quan vụ việc ông ông Lê Bạch Hồng - Nguyên Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội cùng 3 cựu lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 Bộ Luật hình sự năm 1999, ngày 10/11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn số 4692/BHXH-TT thông tin về vụ việc Công ty Cho thuê Tài chính II.