Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Hitech - Xe

Điểm danh dàn pháo tự hành "khủng" của Đức trong CTTG 2

11/02/2019 13:03

(VietnamDaily) - Ngay từ trong chiến tranh thế giới thứ 2, phát xít Đức đã phát triển thành công những hệ thống pháo tự hành có cỡ nòng cực lớn lên tới 600mm có thể bắn những viên đạn nặng 1 tấn.

Gia Bảo

Dùng xe ô tô Lexus vận chuyển nửa tấn pháo nổ

Một thiếu niên mất hai bàn tay vì pháo nổ

Chuyện chưa kể về nơi sản xuất pháo hoa duy nhất Việt Nam

Kết hợp những cặp thực phẩm này giúp ngừa ung thư, tốt cho tim

Khám phá khẩu pháo phản lực Mỹ đang “phun lửa" ngợp trời Trung Đông

Trong chiến tranh thế giới, Đức được xem là một trong những quốc gia tiên phong sử dụng rộng rãi pháo tự hành khi áp dụng chiến thuật Chiến trnah chớp nhoáng đòi hỏi phải có hỏa lực mạnh đi theo kèm yểm trợ cho bộ binh và xe tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong chiến tranh thế giới, Đức được xem là một trong những quốc gia tiên phong sử dụng rộng rãi pháo tự hành khi áp dụng chiến thuật Chiến trnah chớp nhoáng đòi hỏi phải có hỏa lực mạnh đi theo kèm yểm trợ cho bộ binh và xe tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, pháo tự hành giai đoạn này cơ bản vẫn coi là “sơ khai”, nó gần như là kết hợp đơn giản giữa việc mang khẩu pháo kéo lên xe bánh xích để cơ động nhanh. Trong ảnh là pháo tự hành Wespe được người Đức thiết kế chỉ trong vòng 1 năm, 676 khẩu được chế tạo. Khẩu pháo được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer II lắp lựu pháo 105mm leFH 18/2 L/28 với 40 viên đạn, tốc độ di chuyển 40km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Nhìn chung, pháo tự hành giai đoạn này cơ bản vẫn coi là “sơ khai”, nó gần như là kết hợp đơn giản giữa việc mang khẩu pháo kéo lên xe bánh xích để cơ động nhanh. Trong ảnh là pháo tự hành Wespe được người Đức thiết kế chỉ trong vòng 1 năm, 676 khẩu được chế tạo. Khẩu pháo được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer II lắp lựu pháo 105mm leFH 18/2 L/28 với 40 viên đạn, tốc độ di chuyển 40km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy được đánh giá là khẩu pháo đáng tin cậy và cơ động, tuy nhiên Wespe cũng có nhiều nhược điểm: không quay được tháp pháo, giáp mỏng 5-30mm, không có mái che bảo vệ kíp pháo thủ 4 người. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy được đánh giá là khẩu pháo đáng tin cậy và cơ động, tuy nhiên Wespe cũng có nhiều nhược điểm: không quay được tháp pháo, giáp mỏng 5-30mm, không có mái che bảo vệ kíp pháo thủ 4 người. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là lựu pháo tự hành Hummel được phát xít Đức sản xuất từ năm 1943 với số lượng 714 khẩu. Nó được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer III với pháo 150mm sFH 18/1 L/30 cùng 30 viên đạn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là lựu pháo tự hành Hummel được phát xít Đức sản xuất từ năm 1943 với số lượng 714 khẩu. Nó được thiết kế trên khung gầm xe tăng Panzer III với pháo 150mm sFH 18/1 L/30 cùng 30 viên đạn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hummel được đánh giá là khẩu pháo mạnh với hỏa lực 150mm đầy uy lực, cơ động cao nhờ khung gầm Panzer III. Tuy nhiên cũng như Wespe, Hummel thiếu sự bảo vệ ở nóc tháp pháo, pháo không thể chỉnh hướng nếu không quay cả thân xe. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hummel được đánh giá là khẩu pháo mạnh với hỏa lực 150mm đầy uy lực, cơ động cao nhờ khung gầm Panzer III. Tuy nhiên cũng như Wespe, Hummel thiếu sự bảo vệ ở nóc tháp pháo, pháo không thể chỉnh hướng nếu không quay cả thân xe. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Cuối chiến tranh người Đức mới có khẩu pháo bọc giáp cực tốt ở mọi hướng – Siêu pháo tự hành Sturmtiger được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng nặng Tiger 1 với lớp giáp bảo vệ từ 60-150mm. Khẩu pháo này trang bị "quả nòng cực bá" 380mm RW 61 bắn đạn phản lực tăng tầm nặng tới 125kg có thể phá hủy mọi công sự kiên cố nhất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Cuối chiến tranh người Đức mới có khẩu pháo bọc giáp cực tốt ở mọi hướng – Siêu pháo tự hành Sturmtiger được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng nặng Tiger 1 với lớp giáp bảo vệ từ 60-150mm. Khẩu pháo này trang bị "quả nòng cực bá" 380mm RW 61 bắn đạn phản lực tăng tầm nặng tới 125kg có thể phá hủy mọi công sự kiên cố nhất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy nhiên, "mạnh cũng có cái khổ của nó", khẩu pháo 380mm sau mỗi lần khai hỏa tỏa ra một lượng khói lớn và âm thanh khủng khiếp khiến chúng dễ bị quân đồng minh phát hiện và vây đánh. Bên cạnh đó, việc khó chế tạo và không có nhiều khung gầm Tiger I để chuyển đổi khiến chỉ có 18 khẩu được sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tuy nhiên, "mạnh cũng có cái khổ của nó", khẩu pháo 380mm sau mỗi lần khai hỏa tỏa ra một lượng khói lớn và âm thanh khủng khiếp khiến chúng dễ bị quân đồng minh phát hiện và vây đánh. Bên cạnh đó, việc khó chế tạo và không có nhiều khung gầm Tiger I để chuyển đổi khiến chỉ có 18 khẩu được sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là pháo tự hành Sturmpanzer I được thiết kế và sản xuất đầu chiến tranh thế giới 2 trên khung gầm tăng hạng nhẹ Panzer 1. Nó được trang bị khẩu pháo 15cm uy lực mạnh nhưng cũng vướng nhược điểm thiếu sự bảo vệ ở đuôi và trên đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là pháo tự hành Sturmpanzer I được thiết kế và sản xuất đầu chiến tranh thế giới 2 trên khung gầm tăng hạng nhẹ Panzer 1. Nó được trang bị khẩu pháo 15cm uy lực mạnh nhưng cũng vướng nhược điểm thiếu sự bảo vệ ở đuôi và trên đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu pháo tự hành "vĩ đại nhất" trong lịch sử phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 là khẩu Karl-Gerat có trọng lượng tới 124 tấn, trang bị siêu pháo 600mm bắn những viên đạn nặng 1,2 tấn đi xa 10km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu pháo tự hành "vĩ đại nhất" trong lịch sử phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 là khẩu Karl-Gerat có trọng lượng tới 124 tấn, trang bị siêu pháo 600mm bắn những viên đạn nặng 1,2 tấn đi xa 10km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, cũng vì quá lớn, quá vĩ đại, quá phức tạp nên chỉ có 7 khẩu Gerat được chế tạo trong suốt CTTG 2. Phẩn lớn "kỳ quan quân sự" này đều bị phá hủy sau năm 1945, chỉ duy nhất bảo tàng Kubinka (Nga) lưu giữ một khẩu nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, cũng vì quá lớn, quá vĩ đại, quá phức tạp nên chỉ có 7 khẩu Gerat được chế tạo trong suốt CTTG 2. Phẩn lớn "kỳ quan quân sự" này đều bị phá hủy sau năm 1945, chỉ duy nhất bảo tàng Kubinka (Nga) lưu giữ một khẩu nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có sức tàn phá kinh hoàng, nhưng khẩu siêu pháo này cũng có nhược điểm lớn ở cơ động (6-10km/h, dự trữ hành trình 40-60km), tốc độ bắn siêu chậm 1 viên/10 phút. Đổi lại những phát đạn nặng hơn 1 tấn của nó có thể phá hủy bất cứ công trình kiên cố nào của Liên Xô. Trong ảnh, tòa nhà Prudential ở Warsaw (Ba Lan) trúng đạn pháo Karl-Gerat. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy có sức tàn phá kinh hoàng, nhưng khẩu siêu pháo này cũng có nhược điểm lớn ở cơ động (6-10km/h, dự trữ hành trình 40-60km), tốc độ bắn siêu chậm 1 viên/10 phút. Đổi lại những phát đạn nặng hơn 1 tấn của nó có thể phá hủy bất cứ công trình kiên cố nào của Liên Xô. Trong ảnh, tòa nhà Prudential ở Warsaw (Ba Lan) trúng đạn pháo Karl-Gerat. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các loại lựu pháo tự hành, phát xít Đức còn nỗ lực phát triển các pháo phản lực tự hành nhưng cơ bản không để lại dấu ấn gì trước “cái bóng quá lớn” từ Kachiusa Liên Xô. Trong ảnh là pháo phản lực Panzerwerfer được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp SdKfz 4/1 với bệ phóng 10 nòng 150mm, tầm bắn khoảng 6,9km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các loại lựu pháo tự hành, phát xít Đức còn nỗ lực phát triển các pháo phản lực tự hành nhưng cơ bản không để lại dấu ấn gì trước “cái bóng quá lớn” từ Kachiusa Liên Xô. Trong ảnh là pháo phản lực Panzerwerfer được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp SdKfz 4/1 với bệ phóng 10 nòng 150mm, tầm bắn khoảng 6,9km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Wurfrahmen 40 được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp kiểu "half-track" SdKfz 251.Wurfrahmen 40 trang bị 6 giá phóng hai bên thành xe có thể phóng các quả đạn rocket 280-300-320mm nổ phá mảnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Wurfrahmen 40 được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp kiểu "half-track" SdKfz 251.Wurfrahmen 40 trang bị 6 giá phóng hai bên thành xe có thể phóng các quả đạn rocket 280-300-320mm nổ phá mảnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ảnh: "Vua pháo phản lực phát xít Đức" phóng rocket hủy diệt phòng tuyến Warsaw. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ảnh: "Vua pháo phản lực phát xít Đức" phóng rocket hủy diệt phòng tuyến Warsaw. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video các khẩu siêu pháo Đức trong lịch sử chiến tranh. Nguồn: Youtube

Top tin bài hot nhất

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

16/05/2025 12:52
Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

15/05/2025 18:55
Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

15/05/2025 14:10
Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

16/05/2025 14:12
5 ứng dụng độc hại cần gỡ ngay kẻo mất sạch tài khoản

5 ứng dụng độc hại cần gỡ ngay kẻo mất sạch tài khoản

16/05/2025 12:22

Bạn có thể quan tâm

Quét nhanh vũ trụ, NASA giật mình thấy "khúc xương bị gãy" giữa Ngân hà

Quét nhanh vũ trụ, NASA giật mình thấy "khúc xương bị gãy" giữa Ngân hà

"Pin máu" lần đầu lộ diện, tạo cơn địa chấn toàn cầu vì...

"Pin máu" lần đầu lộ diện, tạo cơn địa chấn toàn cầu vì...

Chuyên gia mách mẹo đặt mật khẩu an toàn chống hacker

Chuyên gia mách mẹo đặt mật khẩu an toàn chống hacker

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status