Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Điểm danh các loại máy bay Mỹ rơi nhiều nhất ở VN

17/07/2017 19:02

(Kiến Thức) - Trong số các loại máy bay chiến đấu Mỹ rơi nhiều nhất ở Việt Nam thì "con ma" F-4 đứng đầu bảng với hàng trăm chiếc bị hạ.

Nhật Vi

Soi những loại bẫy ở Việt Nam khiến lính Mỹ khóc thét

Súng trường M16 trong chiến tranh Việt Nam “phế” cỡ nào?

Tại sao Mỹ dùng băng đạn AK-47 cho M16 trong CT Việt Nam?

Mỹ đã mất bao nhiêu trực thăng trong Chiến tranh Việt Nam?

Điểm danh các loại trực thăng Mỹ dùng trong chiến tranh VN

Mỗi một quân chủng Quân đội Mỹ lại có một lực lượng không quân riêng của mình nên việc thống kê các loại máy bay chiến đấu Mỹ rơi ở Việt Nam cũng phải chia theo quân chủng Mỹ. Đầu tiên là Không quân Mỹ, loại máy bay chiến đấu chịu tổn hại lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam là F-4 Phantom II với thiệt hại 445 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Mỗi một quân chủng Quân đội Mỹ lại có một lực lượng không quân riêng của mình nên việc thống kê các loại máy bay chiến đấu Mỹ rơi ở Việt Nam cũng phải chia theo quân chủng Mỹ. Đầu tiên là Không quân Mỹ, loại máy bay chiến đấu chịu tổn hại lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam là F-4 Phantom II với thiệt hại 445 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong tổng số 445 chiếc F-4 Con Ma của Mỹ rơi trên chiến trường Việt Nam, có tới 382 chiếc bị bắn hạ trong quá trình chiến đấu bởi hỏa lực của Việt Nam, số còn lại bị loại khỏi vòng chiến đấu do tai nạn khi cất-hạ cánh hoặc bị hư hại nặng sau những trận tấn công của quân giải phóng vào các sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube.
Trong tổng số 445 chiếc F-4 Con Ma của Mỹ rơi trên chiến trường Việt Nam, có tới 382 chiếc bị bắn hạ trong quá trình chiến đấu bởi hỏa lực của Việt Nam, số còn lại bị loại khỏi vòng chiến đấu do tai nạn khi cất-hạ cánh hoặc bị hư hại nặng sau những trận tấn công của quân giải phóng vào các sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube.
F-4 Phantom phục vụ Không quân Mỹ suốt từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh bắn phá miền Bắc lần thứ nhất cho tới khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, trong thời gian đó chúng đã "rụng" liên tục với chiếc đầu tiên rơi vào ngày 9/6/1965 do... hết xăng khi chiến đấu và chiếc cuối cùng rơi vào ngày 29/6/1973. Nguồn ảnh: Wiki.
F-4 Phantom phục vụ Không quân Mỹ suốt từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh bắn phá miền Bắc lần thứ nhất cho tới khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, trong thời gian đó chúng đã "rụng" liên tục với chiếc đầu tiên rơi vào ngày 9/6/1965 do... hết xăng khi chiến đấu và chiếc cuối cùng rơi vào ngày 29/6/1973. Nguồn ảnh: Wiki.
Đứng thứ hai trong số những máy bay Mỹ thuộc Không quân Mỹ rơi nhiều nhất ở Việt Nam là F-105D Thunderchief. Tổng cộng trong gần 10 năm tham chiến, đã có 335 chiếc F-105D của Mỹ bị rơi, trong đó có 283 chiếc rơi trong khi chiến đấu, còn lại rơi do tai nạn hoặc bị bắn phá khi chưa kịp tung cánh. Nguồn ảnh: Wiki.
Đứng thứ hai trong số những máy bay Mỹ thuộc Không quân Mỹ rơi nhiều nhất ở Việt Nam là F-105D Thunderchief. Tổng cộng trong gần 10 năm tham chiến, đã có 335 chiếc F-105D của Mỹ bị rơi, trong đó có 283 chiếc rơi trong khi chiến đấu, còn lại rơi do tai nạn hoặc bị bắn phá khi chưa kịp tung cánh. Nguồn ảnh: Wiki.
Tiếp theo là những chiếc F-100 Super Sabre với tổng số 243 chiếc rơi trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có 198 chiếc rơi trong khi giao tranh và số còn lại bị loại khỏi vòng chiến đấu do tai nạn hoặc hỏng hóc. Nguồn ảnh: Warbirds.
Tiếp theo là những chiếc F-100 Super Sabre với tổng số 243 chiếc rơi trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có 198 chiếc rơi trong khi giao tranh và số còn lại bị loại khỏi vòng chiến đấu do tai nạn hoặc hỏng hóc. Nguồn ảnh: Warbirds.
Chiếc F-100 đầu tiên của Mỹ rơi vào năm 1964 và chiếc cuối cùng rơi vào năm 1971, năm 1971 cũng là lúc Không quân Mỹ dừng sử dụng những chiến đấu cơ F-100 và thay thế chúng bằng các máy bay A-7 Corsair II với khả năng tấn công mặt đất hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếc F-100 đầu tiên của Mỹ rơi vào năm 1964 và chiếc cuối cùng rơi vào năm 1971, năm 1971 cũng là lúc Không quân Mỹ dừng sử dụng những chiến đấu cơ F-100 và thay thế chúng bằng các máy bay A-7 Corsair II với khả năng tấn công mặt đất hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiếp theo là lực lực lượng Không quân Hải quân Mỹ. Tổng cộng trong chiến tranh Việt Nam, Không quân Hải quân Mỹ đã huy động 12 tàu sân bay tham chiến 9.178 ngày trên Vịnh Bắc Bộ với thiệt hại 530 máy bay. Trong đó, những chiếc A-4 Skyhawk nắm vị trí "đầu bảng" trong số những loại máy bay rơi ở Việt Nam với tổng cộng 282 chiếc trong đó có 195 chiếc rơi trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiếp theo là lực lực lượng Không quân Hải quân Mỹ. Tổng cộng trong chiến tranh Việt Nam, Không quân Hải quân Mỹ đã huy động 12 tàu sân bay tham chiến 9.178 ngày trên Vịnh Bắc Bộ với thiệt hại 530 máy bay. Trong đó, những chiếc A-4 Skyhawk nắm vị trí "đầu bảng" trong số những loại máy bay rơi ở Việt Nam với tổng cộng 282 chiếc trong đó có 195 chiếc rơi trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếc A-4 đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ bị bắn rơi từ 5/8/1964, phi công lái chiếc máy bay này chính là Thiếu tá Everett Alvarez, một trong những phi công bị giam giữ lâu nhất trong chiến tranh Việt Nam khi ông này bị giam từ năm 1964 tới tận năm 1973 mới được trao trả. Nguồn ảnh: Jean.
Chiếc A-4 đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ bị bắn rơi từ 5/8/1964, phi công lái chiếc máy bay này chính là Thiếu tá Everett Alvarez, một trong những phi công bị giam giữ lâu nhất trong chiến tranh Việt Nam khi ông này bị giam từ năm 1964 tới tận năm 1973 mới được trao trả. Nguồn ảnh: Jean.
Tiếp theo là A-7 Corsair với tổng cộng 100 chiếc trong đó có 55 chiếc mất trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Aircraft.
Tiếp theo là A-7 Corsair với tổng cộng 100 chiếc trong đó có 55 chiếc mất trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Aircraft.
Chiếc A-7 Corsair đầu tiên của Mỹ rơi ở Việt Nam là vào ngày 22/12/1967, phi công Hickerson bị bắt giữ làm tù binh mãi tới năm 1973 mới được trao trả. Chiếc cuối cùng rơi vào tháng 1/1973, phi công mất tích, không tìm thấy xác. Nguồn ảnh: Aircraft.
Chiếc A-7 Corsair đầu tiên của Mỹ rơi ở Việt Nam là vào ngày 22/12/1967, phi công Hickerson bị bắt giữ làm tù binh mãi tới năm 1973 mới được trao trả. Chiếc cuối cùng rơi vào tháng 1/1973, phi công mất tích, không tìm thấy xác. Nguồn ảnh: Aircraft.
Có vẻ như F-4 Con Ma là sự lựa chọn khá tốt khi mà cả Không quân và cả Không quân Hải quân Mỹ đều lựa chọn loại phi cơ này khi tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Tổng cộng đã có 138 chiếc F-4 của Không quân Hải quân Mỹ bị rơi trong toàn cuộc chiến, trong đó có 75 chiếc rơi trong khi giao tranh. Nguồn ảnh: Life.
Có vẻ như F-4 Con Ma là sự lựa chọn khá tốt khi mà cả Không quân và cả Không quân Hải quân Mỹ đều lựa chọn loại phi cơ này khi tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Tổng cộng đã có 138 chiếc F-4 của Không quân Hải quân Mỹ bị rơi trong toàn cuộc chiến, trong đó có 75 chiếc rơi trong khi giao tranh. Nguồn ảnh: Life.
Một loại máy bay khác của Không quân Hải quân Mỹ cũng cùng chung số phận "rụng như sung" trên chiến trường Việt Nam chính là chiếc F-8 Crusader với tổng cộng 118 chiếc bị loại khỏi cuộc chiến trong đó chỉ có 57 chiếc rơi khi giao tranh còn lại là hư hại ngay khi đang nằm trên mặt đất hoặc trong quá trình cất-hạ cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một loại máy bay khác của Không quân Hải quân Mỹ cũng cùng chung số phận "rụng như sung" trên chiến trường Việt Nam chính là chiếc F-8 Crusader với tổng cộng 118 chiếc bị loại khỏi cuộc chiến trong đó chỉ có 57 chiếc rơi khi giao tranh còn lại là hư hại ngay khi đang nằm trên mặt đất hoặc trong quá trình cất-hạ cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là lực lượng Không quân thuộc Thủy quân Lục chiến Mỹ. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã mất tổng cộng 193 máy bay cánh bằng và 270 trực thăng trong toàn cuộc chiến tranh Việt Nam. Một trong những loại máy bay cánh bằng của Thủy quân Lục chiến Mỹ bị bắn hạ nhiều nhất chính là chiếc A-4 Skyhawk với số lượng 81 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuối cùng là lực lượng Không quân thuộc Thủy quân Lục chiến Mỹ. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã mất tổng cộng 193 máy bay cánh bằng và 270 trực thăng trong toàn cuộc chiến tranh Việt Nam. Một trong những loại máy bay cánh bằng của Thủy quân Lục chiến Mỹ bị bắn hạ nhiều nhất chính là chiếc A-4 Skyhawk với số lượng 81 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, đứng đầu bảng xếp hạng "máy bay bị rơi nhiều nhất" tại Việt Nam của lực lượng Thủy quân Lục chiến lại cũng vẫn là những chiếc F-4 Phantom với số lượng 95 chiếc trong đó có 72 chiếc rơi khi không chiến. Có thể thấy, chiến trường Việt Nam chính là "Mồ chôn F-4" của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, đứng đầu bảng xếp hạng "máy bay bị rơi nhiều nhất" tại Việt Nam của lực lượng Thủy quân Lục chiến lại cũng vẫn là những chiếc F-4 Phantom với số lượng 95 chiếc trong đó có 72 chiếc rơi khi không chiến. Có thể thấy, chiến trường Việt Nam chính là "Mồ chôn F-4" của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status