Đi lễ chùa có nên mang cành vàng lá ngọc về đặt lên ban thờ?

Cành vàng lá ngọc được bán nhiều ở cổng đình chùa dịp năm mới nhưng theo phong thủy thì việc mua bán loại vật phẩm này cần chú ý

Đầu năm mới nhiều người duy trì phong tục đi xin lộc hái lộc đầu năm. Thế nên nhiều người thường đi lễ chùa và hái cành lộc. Để tránh hái lộc cây thật làm cây chết thì đã có những người bán vật phẩm phong thủy đầu năm ở cổng chùa, đình, miếu phủ. Rất nhiều người mua cành vàng lá ngọc về thờ, thể hiện lộc lá giàu có phú quý.
Tuy nhiên ở góc nhìn phong thủy việc này không mang lại lợi ích tài lộc như nhiều người lầm tưởng.
Tại sao không nên mua cành vàng lá ngọc về thờ?
Cành vàng lá ngọc không phải cúng phẩm giống như xôi, chè, hương, nến mà chỉ được xem là đồ trang trí. Do đó trang trí bằng những đồ vật "giả" không cần thiết cho không gian phòng thờ, thậm chí là không nên. Đó là bởi vì cành vàng lá ngọc khi để trên ban thờ sẽ hút nhiều bụi bẩn. Hơn nữa thờ cúng là việc phải xuất phát từ tâm chân thành, thì lễ có nhỏ cũng tốt còn lễ to mà tâm không chân thành thì cũng không ý nghĩa nên không dùng đồ giả.
Nhiều người cho rằng bày đồ giả có tội, thực ra nếu theo góc độ tâm linh, cúng đồ ăn giả như hoa quả giả, món ăn giả, rượu giả thì là tâm không chân thành, còn đồ trang trí thì không nên và không cần thiết chứ không nói là có tội hay không tội. Việc thờ cúng phải xem tâm nghĩ gì chứ không hoàn toàn xét ở lễ vật là gì.
Cành vàng lá ngọc mua ở những nơi tôn giáo có thể mang theo nhiều âm khí bởi vong hồn hay lẩn quất ở những nơi này có thể theo cành vàng lá ngọc về nhà. Và đôi khi chúng có thể làm nhiễu loạn trường khí nên không nên bày lâu trên ban thờ khiến cho khu vục thờ cúng nhiễm khí xấu, bụi bẩn. Đặc biệt những thứ tranh giành mới có được càng không nên bày nơi ban thờ.
Đi chùa đầu năm nên làm gì cho may mắn
Muốn mang lại may mắn thì khi đi lễ đầu năm bạn có thể tham khảo những việc làm sau để tăng phước đức, phúc lộc dồi dào:
- Mua chữ thư pháp: Chữ thư pháp vừa là nghệ thuật vừa là dạng tranh chữ phong thủy mang lại bình yên trí tuệ và may mắn, thư thái, mang lại năng lượng tích cực tốt lành
- Công đức: Công đức chính là một việc có thể hồi hướng phức đức cho bạn. Tránh đặt tiền lên ban thờ, dắt vào đĩa hoa quả bàn tay tượng phật thánh mà nên công đức.
- Vãn cảnh thư giãn đầu năm tránh sa vào đỏ đen chốn tôn giáo, khiêm tốn kiệm lời tránh xô đẩy, tranh cãi chửi bởi trong dịp đầu năm. Đi lễ đầu năm thường rất đông đúc nên nhiều nơi có hiện tượng xô đẩy, chen lấn, tranh giành, cãi nhãu... Những hành động đó đầu năm sẽ làm giảm vận khí, rước thêm bực mình. Do đó hãy chọn nơi thư thái vãn cảnh và làm những việc nhẹ nhàng, để tạo tâm thế mới thanh thản đón năm mới.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Nghi thức mừng lễ Tết Nguyên đán cung đình Huế diễn ra thế nào?

Là kinh đô duy nhất còn được lưu giữ lại gần như toàn vẹn cho tới thời điểm hiện tại, Tết trong cung đình Huế luôn khiến người khác tò mò.

Cung đình Huế là kinh đô cổ còn được được lưu giữ gần như toàn vẹn cho tới thời điểm hiện tại của Việt Nam. Nơi đây là triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta và của triều Nguyễn, cũng là triều đình hoàn thiện nhất lịch sử được nước ta chọn làm nơi ngự trị.

Các tiết lễ, nghi thức tại đây cũng được coi là chuẩn mực lễ nghi của thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trong đó nghi thức mừng lễ Tết Nguyên đán cũng được quan tâm và chú trọng.

3 con giáp đón Tết Giáp Thìn tưng bừng, no đủ

Đầu xuân mới, 3 con giáp nhận nhiều tín hiệu tốt, tin vui về trong sự nghiệp. Họ hốt vàng, hốt bạc về tay, đón Tết no ấm.

Con giáp tuổi Tý

Theo tử vi 12 con giáp năm Giáp Thìn 2024, người tuổi Tý có năng lượng dồi dào và tinh thần sáng tạo. Họ thích thử nghiệm và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Người xưa kiêng 10 điều trong Tết Nguyên đán để xua rủi rước may?

Vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc tránh làm vỡ bát đĩa, đồ gốm hay thủy tinh, không quét dọn nhà cửa, kiêng vay tiền, đòi nợ... để cả năm may mắn.

Nguoi xua kieng 10 dieu trong Tet Nguyen dan de xua rui ruoc may?
 Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Vì vậy, trong dịp này, họ thực hiện nhiều điều kiêng kị nhằm có một năm may mắn, thuận lợi. Một trong số đó là không gội đầu hoặc cắt tóc. Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, những việc làm trên thực hiện vào ngày đầu năm mới đồng nghĩa với việc bạn tự “rửa trôi”, “cắt” đi may mắn, thịnh vượng của bản thân.