Đi biển gặp sinh vật này cần tránh ngay

Đây là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất tại Việt Nam và trên thế giới.

Sứa hộp (Chironex fleckeri) là một sinh vật biển nguy hiểm, thường được biết tới với cái tên như "ong bắp cày biển". Loài sứa này thuộc họ Cubozoa, lớp Cnidaria, thường thấy tại các khu vực biển gần bở ở Bắc Úc hoặc dọc nhiều vùng biển ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Loài sứa này cũng xuất hiện tại Việt Nam, thường thấy tại các vùng nước nông khi xảy ra thời tiết xấu; những lúc khác thì trôi nổi ven bở.
Bởi toàn thân sứa hộp Chironex flecker gần như trong suốt chỉ ánh chút xanh nước biển nên việc phát hiện ra loài sứa này là rất khó. Tên gọi sứa hộp thực ra tới từ chính hình dáng như chiếc hộp của mình. Nếu không kể xúc tu, sứa hộp có chiều dài từ 2 đến 20cm; loài sứa này có tới 15 xúc tu, trong điều kiện phát triển lý tưởng thì xúc tu còn có thể phát triển tới 3 mét. Giống nhiều loài sứa khác, xúc tu chính là nơi nguy hiểm nhất khi chứa tới khoảng 5.000 tế bào ngòi độc.
Di bien gap sinh vat nay can tranh ngay
Sứa hộp còn có biệt danh là "Ong bắp cày biển. Ảnh: Tạp chí National Geographic
Nghiên cứu về các loài sứa cho thấy rằng trong toàn bộ các loài sứa, sứa hộp là loài tiến hóa tới mức cao nhất; có thể thấy ở việc loài sứa này đã phát triển được khả năng di chuyển, có thể đạt 4 hải lý mỗi giờ (tương đương khoảng 7,5km/h), trong khi nhiều loài sứa khác chỉ có thể trôi theo dòng chảy của đại dương.
Một đặc điểm đáng chú ý khác trên loài sứa này là nó có tới... 24 con mắt. Nhưng không cùng nằm tại một chỗ, 24 con mắt của sứa hộp dàn trải đều khắp thân hình giống như khối hộp của mình.
Di bien gap sinh vat nay can tranh ngay-Hinh-2
Ảnh: sưu tầm 
Dù có vẻ ngoài được xem là đẹp nhưng loài sứa này lại rất độc. Theo nghiên cứu, độc tố từ sứa hộp có thể khiến con người cảm thấy rất đau, thậm chí có thể gây nguy hiểm khi độc tố có thể có tác động nặng nề lên tim và hệ thần kinh. Khi chẳng may bị nhiễm độc từ sứa hộp, nạn nhân rất có thể sẽ bị sốc, từ đó dẫn tới chết đuối; trường hợp khác thì gặp các vấn đề về tim, làm suy tim và nếu không kịp xử lý thì cũng sẽ dẫn tới tử vong. Theo nhiều ghi nhận, độc tố từ sứa hộp có thể lấy mạng một người trong khoảng 60 phút.
Khi có người bị sứa hộp đốt, cần phải mau chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sứa, mau chóng đổ giấm lên vết thương trong ít nhất 30 giây liên tục và gọi ngay cứu thương hoặc đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.

Ngỡ ngàng tượng "ngài tướng quân" trong thân cây long não 1.000 tuổi

Thôn Khảo Đình ở thành phố Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc là điểm đến nổi tiếng được nhiều người tìm đến để ngắm nhìn bức tượng nhỏ bên trong thân cây long não hơn 1.000 tuổi. Vị trí đặc biệt của bức tượng khiến nhiều người tò mò. 

Ngo ngang tuong
 Cây long não hơn 1.000 tuổi ở thôn Khảo Đình, thành phố Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng và ngắm nhìn bởi bên trong thân câu có một bức tượng nhỏ vô cùng độc đáo.

Tận mục loài động vật “cải tử hoàn sinh” độc nhất thế gian

Được biết đến với cái tên sứa bất tử, Turritopsis dohrnii có thể sống mãi mãi, và các nhà khoa học đang nghiên cứu xem, liệu họ có thể áp dụng các đặc tính của nó cho con người hay không.

Tan muc loai dong vat
 Được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải và Nhật Bản, một loài động vật không xương sống nhỏ bé có tên là Turritopsis dohrnii là loài động vật duy nhất được biết là có khả năng sinh học trở lại trạng thái sơ sinh sau khi trưởng thành.

Tan muc loai dong vat
Vì không có giới hạn về số lần nó quay trở lại trạng thái gần như trẻ sơ sinh này, nên sứa bất tử có thể lặp lại quá trình này mãi mãi. Đây chính là mấu chốt khiến nó trở nên bất tử. 

Tan muc loai dong vat
Trước đây được gọi là Turritopsis nutricula, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài sứa bất tử vào năm 1883, khi họ phát hiện thấy nó đang bơi trong vùng nước ấm của Địa Trung Hải. 

Tan muc loai dong vat
  Nhưng phải mất một thế kỷ sau đó, các nhà khoa học mới có thể khám phá ra khả năng độc đáo của loài sứa này, và họ phát hiện ra rằng cuộc sống của sứa bất tử không phải là phước lành từ thế giới khác trao tặng, mà là một nỗ lực tự cứu mình khỏi những khắc nghiệt dưới đáy biển sâu.

Tan muc loai dong vat
 Ví dụ, giả sử một con Turritopsis phải đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn. Những con sứa thông thường đơn giản sẽ chết vì đói, nhưng Turritopsis Dohrnii's thì không. Thay vào đó, những con sứa bất tử sẽ cố gắng khắc chế tình trạng bằng một “cơ hội thứ hai” để sống, bằng cách trở lại trạng thái chưa trưởng thành về giới tính, cấu trúc cơ thể.
Tan muc loai dong vat
 Ở cấp độ tế bào, điều này có nghĩa là loài sứa bất tử sẽ tái chế một cách hiệu quả các tế bào hiện có của nó để hình thành một bản thể mới trong một quá trình được gọi là “phân ly chuyển hóa”.

Tan muc loai dong vat
 Về quá trình vật lý, điều này có nghĩa là sứa sẽ tự rút các xúc tu và thu nhỏ cơ thể, sau đó thả xuống đáy đại dương. Từ đó, sứa thoái triển thành ấu trùng chưa trưởng thành về mặt giới tính và hình thành các polyp mới cho đến khi trưởng thành thêm một lần nữa.

Tan muc loai dong vat
 

Tan muc loai dong vat
 Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm về cơ chế sinh học kỳ diệu này để tìm manh mối về cách tái tạo mô người bị tổn thương để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. 

Tan muc loai dong vat
 Thậm chí, các cộng đồng khoa học đang tìm kiếm loài Turritopsis dohrnii để mong muốn có tiền đề quan trọng tìm ra những cách mới để điều khiển tế bào.