Đề xuất giao dịch nhà đất chỉ thanh toán qua ngân hàng

Tổng cục Thuế đề xuất các giao dịch phải qua ngân hàng vừa chống thất thu thuế, vừa đảm bảo an toàn cho người dân khi mua bán nhà đất.

Thực hiện đề án “Tăng cường quản lý thuế và chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS)”, Tổng cục Thuế đã có văn bản tham mưu cho Bộ Tài chính.
Theo đó, Tổng cục Thuế đề xuất trong hoạt động kinh doanh BĐS chỉ thanh toán qua ngân hàng (NH) mà không dùng tiền mặt. Nhiều người dân, doanh nghiệp và chuyên gia đều ủng hộ đề xuất này.
An toàn cho người bán lẫn người mua
Là nhà đầu tư BĐS nhiều năm tại TP.HCM, anh Đức Nam cho biết hoàn toàn ủng hộ quy định mua bán nhà đất phải chuyển tiền qua NH. Lý do là hiện nay giao dịch mỗi căn nhà tại TP.HCM thấp nhất cũng 4-5 tỉ đồng, có căn hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, nếu dùng tiền mặt là quá rủi ro.
“Chưa kể mất thời gian kiểm đếm tiền, rồi rủi ro bị lừa gạt, tiền giả… Vì vậy, xưa nay đặt cọc hay lúc mua bán chuyển tiền, ra công chứng sang tên tôi đều chuyển khoản. Ngoài giấy tờ, hợp đồng chuyển nhượng thì có cả lịch sử giao dịch qua NH cho an tâm” - anh Nam nói.
De xuat giao dich nha dat chi thanh toan qua ngan hang

Nhiều người dân hiện nay vẫn giao dịch mua bán bất động sản bằng tiền mặt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Q.HUY

Đồng tình, ông Tiến Dũng (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng phải quy định giao dịch BĐS qua NH ngay vì nước ta đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt từ lâu. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho người bán, người mua mà còn công khai, minh bạch các giao dịch BĐS, Nhà nước mà cụ thể là cơ quan thuế dễ dàng quản lý, tránh thất thu thuế.
Theo ông Dũng, giao dịch dùng tiền mặt chỉ có tờ giấy biên nhận, rủi ro tranh chấp, “lật kèo” thì rất phức tạp. Ngoài ra, mua bán nhà đất qua NH sẽ hạn chế được tình trạng kê hai giá, thất thu ngân sách nhà nước.
Ông Ngô Đức Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần DRH Holdings, đánh giá về đề xuất giao dịch BĐS phải qua NH. Ông cho rằng đây là việc làm hoàn toàn hợp lý. Hiện nay, Việt Nam đang trở ngại do giao dịch tiền mặt dẫn đến các cơ sở về giá không được minh bạch, không chứng minh được nguồn gốc dòng tiền.
Quy định thanh toán qua NH theo ông Sơn sẽ làm cơ sở tiến tới minh bạch trong các hoạt động mua bán, minh bạch hóa tài sản của mỗi người, minh bạch về nghĩa vụ thuế và tín chấp cá nhân. Ở các nước trên thế giới, phần lớn đều giao dịch, mua bán tài sản qua NH, lịch sử giao dịch chỉ cần truy cơ sở dữ liệu NH là có ngay. Các NH có thể cho cá nhân đó vay dựa trên cơ sở dữ liệu giao dịch mà không cần phải thế chấp tài sản đảm bảo.
“Trong những năm gần đây, các hình thức mua bán đã thay đổi từ giao dịch trực tiếp chuyển qua giao dịch online, chuyển tiền qua NH. Việc mua bán BĐS theo xu thế này cũng là tất yếu” - ông Sơn nói.

Vẫn “lọt” mua bán nhà đất hai giá

Nếu quy định thanh toán qua NH cũng vẫn sẽ có hiện tượng hai bên mua bán thông đồng kê giá thấp, hợp đồng giá mua bán thấp hơn giá trị giao dịch thực sự. Phần giá trị theo hợp đồng thì qua NH nhưng phần giá trị chênh lệch thì hai bên mua bán bắt tay nhau trả tiền mặt. Những trường hợp này cần có giải pháp quản lý, xử lý thật nghiêm, có thể tịch thu khoản chênh lệch và chế tài xử phạt.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬUPhó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM

Cần hợp đồng ba bên

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết thanh toán tiền thông qua NH trong giao dịch mua bán nhà đất được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Với Việt Nam, hiện nay việc này cũng không còn xa lạ. Có giao dịch mua bán nhà đất vài chục tỉ, trăm tỉ, ngàn tỉ đồng. Nếu nhận thanh toán bằng tiền mặt, bên bán sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như hụt tiền, không tránh được tiền giả, tiền rách, bị cướp giật bất cứ khi nào. Do đó để đảm bảo an toàn, bên bán nên yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua tài khoản của mình.
Luật sư Hậu thường tư vấn khách hàng lựa chọn NH làm bên trung gian trong việc thanh toán tiền mua bán nhà để hạn chế rủi ro nhà đất bị tranh chấp, bị cầm cố hay thế chấp... Sau khi ký hợp đồng công chứng mua bán, hai bên liên hệ NH để mở tài khoản. Bên mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản này. Tuy nhiên, số tiền này chưa được NH giải ngân mà phải đợi đến khi bên mua nhận được sổ.
“Để tránh rủi ro, nên lựa chọn NH có uy tín, ký kết hợp đồng ba bên với cả bên mua và NH. Trong đó quy định những nội dung trên một cách rõ ràng để có cơ sở nếu hai bên còn lại vi phạm hợp đồng. Ví dụ như trường hợp bên mua nhận được sổ mà NH chưa chịu giải ngân cho người bán” - ông Hậu chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, ủng hộ quy định bắt buộc phải thanh toán qua NH với các giao dịch nhà đất. Việc này sẽ giúp chống thất thu thuế, chống rửa tiền, đồng thời tạo minh bạch cho thị trường. Từ đó cũng có thể góp phần hạn chế tình trạng thổi giá, lũng đoạn gây bất ổn cho thị trường như thời gian qua.
Theo ông Đính, cần phải tuyên truyền cho người dân về các lợi ích khi mua bán không dùng tiền mặt và cơ quan quản lý cũng cần phải áp dụng đồng bộ với các quy định liên quan. Từ đó minh bạch thị trường, giúp cơ quan quản lý có cơ sở dữ liệu.

Ngân hàng Nhà nước 'rung chuông' kiểm soát chặt tín dụng bất động sản

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động. 

Trong đó, cơ quan này đặc biệt yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch Covid-19, đặc biệt là dư nợ lĩnh vực bất động sản với mục đích tự sử dụng.

Có nên 'lướt sóng' bất động sản giai đoạn này?

(Vietnamdaily) - Theo chuyên gia Savills, từ nay đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản sẽ không có nhiều thay đổi lớn.

Báo cáo thị trường mới nhất của Savills Việt Nam cho thấy, bên cạnh các phân khúc như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản thương mại và bất động sản văn phòng, bất động sản nhà ở đang trải qua một giai đoạn thực sự khó khăn. Nguồn cung sơ cấp duy trì ở mức thấp, sự tự tin của các chủ đầu tư giảm, dẫn đến việc ra mắt các dự án mới bị hoãn lại.

Trong quý III vừa qua, nguồn cung sơ cấp và tỷ lệ hấp thụ phân khúc nhà ở ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

SSI bắt tay đối tác làm khu công nghiệp 620ha ở Khánh Hoà

(Vietnamdaily) - Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) - thành viên của CTCP Chứng khoán SSI, đã ký kết thỏa thuận hợp với CTCP Shinec để đầu tư dự án khu công nghiệp 620 ha ở Khánh Hòa.

Ngày 12/3, Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI – SSIAM, đơn vị thành viên của CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) đã ký hợp tác cùng CTCP Shinec nghiên cứu cơ hội đầu dự án khu công nghiệp Ninh Sơn, Khánh Hoà. Dự án có quy mô 620ha với định hướng chuyên sâu về dược phẩm, dịch vụ dưỡng lão và y tế. 

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng cho các nhà đầu tư thuê lại, xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt, đầu tư khu dịch vụ dưỡng lão và y tế.