Đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng có ít?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, PV nêu câu hỏi về việc vừa qua giá xăng dầu đã giảm nhưng xăng dầu trong nước hiện vẫn ở mức gần 33.000 đồng/lít.

Có một số ý kiến cho rằng đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là quá ít. PV cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì? Xin cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì?
De xuat giam them 1.000 dong thue bao ve moi truong doi voi xang co it?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi 
Về câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, dưới áp lực của giá xăng dầu thế giới liên tục có biến động tăng thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các giải pháp liên quan đến các chính sách thuế đánh trên mặt hàng xăng dầu để đề xuất cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ, bảo đảm kiểm soát, kiềm chế sự tăng nhanh của giá xăng dầu, tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế-xã hội, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngay trong ngày hôm nay (4/7), ngay sau khi được Chính phủ thông qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn (Tờ trình số 244 ngày 4/7/2022).
Về nội dung tờ trình, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu. Cụ thể, mức thuế đối với xăng giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít, nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít, dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít, dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít, mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg, dầu hỏa giữ mức 300 đồng/lít.
Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Chính phủ đã đồng ý và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết sớm nhất, để chúng ta có mức điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu theo thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ trưởng cho hay, theo ước tính của chúng tôi, sản lượng tiêu thụ vẫn giữ được như hiện nay một tháng. Chính sách này nếu được quyết từ ngày 1/8/2022 thì ước giảm thu ngân sách nhà nước từ giảm thuế bảo vệ môi trường cộng với giá trị gia tăng vào khoảng 7.000 tỷ đồng.
Cùng với việc chúng ta đang triển khai 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với giảm thuế bảo vệ môi trường từ đầu năm đến nay trên mặt hàng xăng dầu, giảm 25.538 tỷ đồng nữa thì tổng thu ngân sách Nhà nước khi thực hiện tất cả các giải pháp sẽ ước giảm thu khoảng 32.538 tỷ đồng trong năm 2022.
Thứ trưởng nhắc lại, Nhà báo cũng có đề cập tới do giá xăng dầu tăng mạnh nên nguồn thu nhập khẩu từ ngân sách nhà nước, từ nhập khẩu xăng dầu cũng sẽ tăng. Bộ Tài chính cũng đã tính toán cụ thể.
Với lượng xăng dầu dự kiến theo báo cáo của Bộ Công Thương, số thu ngân sách từ việc tăng giá cũng như tăng lương trong năm 2022, tăng ngân sách nhà nước khoảng 9.100 tỷ. Như vậy trong thu ngân sách do giá dầu tăng từ nhập khẩu xăng dầu vào khoảng hơn 9.000 tỷ. Trong khi đó, riêng chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, giảm thu ngân sách giảm 32.500 tỷ.
Ngoài những giải pháp mà chúng tôi vừa báo cáo, Bộ Tài chính cũng chủ động các giải pháp, phương án khác nữa đối với chính sách thuế với mặt hàng xăng dầu này, bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế GTGT, tiêu thụ đặc biệt.
Bộ đang nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền để chúng ta căn cứ vào diễn biến thực tế của giá xăng dầu trên thế giới và diễn biến giá xăng dầu ở Việt Nam ở từng thời điểm, từ nay đến cuối năm sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền có những động thái hoặc chính sách điều chỉnh cho phù hợp nhằm mục tiêu ổn định giá xăng dầu trong nước và hỗ trợ cho phát triển kinh tế, xã hội cho cả nước.

Chủ tịch Quốc hội: Cần thêm công cụ hỗ trợ người dân nếu giá xăng tiếp tục tăng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, nếu giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, cần tiếp tục áp dụng các công cụ khác để kịp thời hỗ trợ người dân.

Chiều 16/3, phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, nếu giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp thì bên cạnh kết hợp quỹ bình ổn giá xăng dầu và điều hành bằng thuế, cần tiếp tục áp dụng các công cụ khác để kịp thời hỗ trợ người dân. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng kịch bản đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng trong mọi tình huống, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Sau rau củ quả, thịt gà và thịt heo 'dắt tay nhau' tăng giá ngoài chợ

Sau rau củ, thịt heo, thịt gà tăng giá khiến bà nội trợ thêm đau đầu khi lên mâm cơm cho gia đình mỗi ngày. Cũng ngay tại chợ đầu mối, có tới 1/3 số mặt hàng thiết yếu đã tăng giá bán.

Thịt gà, thịt heo đồng loạt tăng giá

Khảo sát một số chợ truyền thống tại TP.HCM cho thấy, thịt gà, thịt heo đã “dắt tay nhau” cùng tăng giá. Đây là món ăn phổ biến của trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt nên chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới ví tiền của các bà nội trợ.

Anh Hoàng Hiệp - tiểu thương bán gà tại chợ Bình Thới (quận 11) - cho hay, chi phí vận chuyển tăng; cám, thức ăn chăn nuôi tăng nên đầu mối bán gà đã tăng giá. Tiểu thương này cho hay, gà bán ra trung bình lãi khoảng 20.000 đồng/con nhưng do giá xăng tăng, họ buộc phải tăng giá theo nếu không sẽ thành bán hàng không công. Trước đây, gà ta có giá khoảng 130.000 đồng/kg thì giờ lên 140.000-150.000 đồng/kg.

Anh Quốc Bình, tiểu thương bán heo, cũng thông tin, thịt heo tăng trung bình khoảng 5.000 đồng/kg, sức mua giảm nhưng giá vẫn phải tăng theo nhà cung cấp. Nhiều bà nội trợ khó chịu mỗi khi hỏi giá để mua thịt vì thấy tăng nhưng tiểu thương cũng không biết giải thích sao. Tương tự, cốt lết heo, nạc dăm, giò trước cũng đều tăng giá tại Chợ đầu mối Hóc Môn.

Sau rau cu qua, thit ga va thit heo 'dat tay nhau' tang gia ngoai cho

Không chỉ có rau củ quả, mặt hàng thịt cũng đã tăng giá tại các chợ. Ảnh: Nam Khánh.

Đáng chú ý, khi so sánh mức giá tại thời điểm ngày 1/6 và ngày 28/6, Phòng Kinh doanh của Chợ đầu mối Hóc Môn cho biết, có tới 44/122 mặt hàng chủ yếu tại chợ tăng giá. Các mặt hàng còn lại đứng giá hoặc có mức giảm không đáng kể.

Tỷ lệ tăng giá mạnh nhất rơi vào các loại rau củ quả có nguồn gốc từ Đà Lạt, một phần nguyên nhân được lý giải bởi khoảng cách vận chuyển xa, bị ảnh hưởng bởi chi phí xăng dầu cao. Ngoài ra, tác động từ thời tiết, trời mưa nhiều ảnh hưởng phần nào tới sản lượng thu hoạch.

Một số mặt hàng tăng giá mạnh tại chợ đầu mối này như: su su Đà Lạt tăng từ 4.000 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg (gần gấp đôi); cà chua tăng từ 8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg; ớt sừng Bến Tre tăng từ 25.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg; nấm rơm đen tăng từ 60.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; rau má tăng từ 18.000 đồng lên 25.000 đồng/kg; mãng cầu (trái na) tăng từ 27.000 đồng/kg lên 33.000 đồng/kg...

Việc 44 mặt hàng chủ yếu tăng giá chỉ trong vòng một tháng tại chợ đầu mối là điều đáng lưu ý, bởi với mức giá biến động tại chợ đầu mối thì hàng về chợ lẻ truyền thống và đến tay bà nội trợ sẽ còn ở mức giá cao hơn nữa.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,91%. Có 9/11 các nhóm tăng so với tháng trước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng 1,05%. Trong đó, nhóm lương thực tăng 0,28%, giá gạo tăng 0,57% do nguồn cung giảm khi vụ thu hoạch Đông Xuân gần kết thúc. Nhóm thực phẩm tăng 1,27%; trong đó, thịt gia súc tăng 0,41%; đặc biệt trứng các loại tăng 2,59%; thịt gia cầm tăng 1,58%; giá dầu thực vật tăng 1,29%...

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ - khẳng định, giá thức ăn chăn nuôi đầu vào đã tăng hàng chục % và nhích dần theo biến động giá xăng dầu. “Giá thành cao quá, nước nổi thì bèo phải nổi thôi. Người chăn nuôi buộc phải tăng giá bán khi cung cấp ra thị trường”, ông nói.

Cũng theo ông Quyết, thời điểm hiện tại như một cuộc “thanh trừng” và sàng lọc thị trường chăn nuôi. Khi nhiều người nuôi không thể trụ được với giá thành sản xuất cao, buộc phải chấp nhận thua lỗ, phá sản vì bán giá đắt quá sẽ không ai mua. Đây là điều không thể tránh được. Chỉ còn lại những trang trại đưa khoa học công nghệ vào chăn nuôi, tăng năng suất, hạ giá thành mới có thể trụ được.

Sau rau cu qua, thit ga va thit heo 'dat tay nhau' tang gia ngoai cho-Hinh-2

Nhiều siêu thị ghìm đà tăng giá khi đàm phán với đối tác và tung ra các chương trình khuyến mại hỗ trợ người dân. Ảnh: Hoàng Hà.

Siêu thị cố ghìm giá

Dẫu vậy, nếu nói tới biến động giá thì hệ thống siêu thị tại TP.HCM thời điểm này đang ghìm đà tăng tốt hơn so với các chợ truyền thống, với nhiều DN bình ổn xuất hiện. Đại diện một hệ thống siêu thị cho hay, chi phí vận chuyển cùng giá nguyên vật liệu tăng mạnh khiến một số nhà cung cấp đề xuất điều chỉnh giá. Siêu thị đang phối hợp chặt với các bên để đảm bảo mức giá tốt cho người tiêu dùng. Đồng thời, đơn vị sẽ có nhiều chương trình ưu đãi về giá, đồng hành cùng người dân, giảm gánh nặng chi tiêu giai đoạn này.

Tương tự, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+ cũng nhận được đề nghị điều chỉnh giá của nhiều bên. Tuy nhiên, WinCommerce duy trì đàm phán cùng đối tác nhằm trì hoãn tăng giá, đặc biệt với nhóm hàng nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống cũng đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm trong giai đoạn biến động giá này. Đơn cử, giảm gần 30% nhóm hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô; giảm hơn 20% nhóm sản phẩm đồ uống, bánh kẹo, bơ sữa trứng; giảm hơn 30% các mặt hàng thời trang, hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân và khoảng 40% các mặt hàng gia dụng.

MM Mega Market cũng có chính sách giảm giá nhiều mặt hàng thiết thực như dầu ăn, sữa, mỳ tôm, thịt gà, thịt heo,... với mức giảm sâu. Ví dụ, dầu ăn giảm 39%; nước mắm giảm 22%; sườn non heo giảm 34%, cánh gà giảm 21%... Bên cạnh đó, nhóm hàng đồ gia dụng; hóa mỹ phẩm cũng có các chương trình khuyến mại đi kèm.

Nhân kỷ niệm 10 năm, Aeon Việt Nam cũng tặng khách hàng chương trình ưu đãi, giảm giá khi thanh toán không dùng tiền mặt qua VNPAY, Grab Moca;... ưu đãi giảm giá các sản phẩm điện máy, gia dụng, thực phẩm... Mức giảm giá trung bình từ 30-50%.

Còn theo kế hoạch bình ổn thị trường từ nay cho tới Tết Quý Mão 2023 trên địa bàn TP.HCM, hàng loạt DN tham gia chương trình sẽ đăng ký giá bán bình ổn thị trường với Sở Tài chính TP.

Đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các đơn vị đảm bảo giá bán thấp hơn giá thị trường tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5-10% xuyên suốt trong năm và giữ ổn định giá bán trong thời gian 2 tháng trước, trong, sau Tết Quý Mão năm 2023; các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, đảm bảo giá bán thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 10-15%, thực hiện xuyên suốt thời gian tham gia chương trình; các mặt hàng sữ, đảm bảo giá bán có tính hợp lý, ổn định và có khả năng dẫn dắt thị trường.

Sau rau cu qua, thit ga va thit heo 'dat tay nhau' tang gia ngoai cho-Hinh-3

Bắp cải, trứng gà... đến mỳ tôm đồng loạt tăng giá, bà nội trợ đau víNhiều mặt hàng tăng giá khiến việc đi chợ mua thực phẩm, "liệu cơm gắp mắm" trở nên khó khăn đối với người dân. Đặc biệt, đối tượng có thu nhập trung bình-thấp chịu ảnh hưởng mạnh.