Đề nghị xử lý kênh Youtube bôi nhọ cộng đồng dân tộc thiểu số

Ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc có công văn gửi Bộ Thông tin –Truyền thông đề nghị xử lý kênh Youtube A Hy TV.

Trong công văn số 455 ngày 17/4, đại diện Ủy ban Dân tộc nêu, thời gian qua nhận được một số phản ánh từ cộng đồng người dân tộc thiểu số về việc một số cá nhân, tổ chức sản xuất đăng tải các tiểu phẩm trên các trang mạng xã hội có nội dung, hình ảnh không phù hợp với truyền thống văn hóa, bôi nhọ hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số, gây bức xúc trong cộng đồng các dân tốc thiểu số, đi ngược với nội dung Khoản 2 Điều 5 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và gúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”.
De nghi xu ly kenh Youtube boi nho cong dong dan toc thieu so
 
 

Ủy ban dân tộc cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những tiểu phẩm như trên được chia sẻ rộng rãi trên không gian mạng tạo ra sự hiểu lầm về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, một số tiểu phẩm còn sử dụng nhiều hình ảnh, lời thoại và thông tin tục tĩu ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm và bóp méo truyền thống văn hóa tốt đẹp của một số nhóm dân tộc thiểu số, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các nhóm dân tộc.

Trong số này có trường hợp kênh Youtube A Hy TV với hơn 721 nghìn lượt theo dõi, có một số video vi phạm những nội dung nêu trên. “Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới chủ trương, chính sách dân tộc của nhà nước ta trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biện chủng tộc trước Liên hợp quốc”, đại diện Ủy ban khẳng định.

Căn cứ vào nội dung các điều khoản cụ thể về Luật An ninh mạng 2018, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông (Cục Phát thành Truyền hình và Thông tin điện tử) cho kiểm tra và có hình thức xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Theo danh sách Ủy ban dân tộc gửi Bộ Thông tin-Truyền thông, kênh Youtube A Hy TV có 9 video theo Ủy ban dân tộc có nội dung bôi nhọ cộng đồng dân tộc thiểu số chẳng hạn: Đi ngắm hoa dã quỳ bắt gái bàn về làm vợ và cái kết có 102, Tộc bán đào tết lừa Kinh, Anh thô lỗ gặp chị vô duyên, Chuyện tình anh Tộc và cô hàng xóm xinh đẹp.

Luật An ninh mạng có hiệu lực 1/1/2019: Những nhóm hành vi nào bị cấm?

(Kiến Thức) - Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sau khi được Quốc hội thông qua với 86,86% đại biểu tán thành tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Luật An ninh mạng không thu hẹp, cản trở quyền tự do dân chủ của người dân

Luật An ninh mạng không can trở người quyền tự do của người dân. Người dùng mạng làm đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, không thực hiện các hành vi trái pháp luật sẽ không có bất kỳ một sự hạn chế nào.

Luật An ninh mạng đã được các đại biểu Quốc hội thông qua với tỷ lệ 86,86% trong phiên họp ngày (12/6). Trong khi nhiều ý kiến đánh giá đây là dự luật cần thiết trong bối cảnh không gian mạng phát triển bùng nổ như hiện nay, thì một số ý kiến khác lại lo ngại dự luật gây khó cho người sử dụng mạng cũng như các công ty cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này. Vậy lo ngại này có cơ sở?

Bộ Ngoại Giao: Luật An ninh mạng hết sức cần thiết

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho rằng việc xây dựng dự luật an ninh mạng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Trả lời báo chí tại họp báo chiều 14/6 ở Hà Nội liên quan đến việc Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Luật An ninh mạng được thông qua ngày 12/6 với số phiếu cao sau nhiều vòng thảo luận, tiếp thu ý kiến rộng rãi, minh bạch của các ĐBQH và người dân. Luật phù hợp với Hiến pháp và không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
An ninh mạng là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Những năm gần đây, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, khu vực.