Đề nghị Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ thủ tục hỗ trợ người lao động

Ban Dân vận Trung ương đề nghị Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thủ tục để người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương hoặc ngừng việc được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68.

Ngày 13-8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Quốc phòng, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xử lý các nội dung đề xuất, kiến nghị của Ban Dân vận Trung ương về tình hình người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và một số vấn đề cần quan tâm trong công tác phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
21.910 công nhân, viên chức, lao động là F0
Trước đó, Ban Dân vận Trung ương vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về "Một số vấn đề cần quan tâm về tình hình nhân dân trong công tác phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phía Nam".
Theo đó, dịch Covid-19 (đợt 4) hiện vẫn đang bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Nam. Trên cơ sở báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ), Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam và qua nắm bắt tình hình nhân dân, Ban Dân vân Trung ương thông tin một số vấn đề để Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
Theo Ban Dân vận Trung ương, trong 10 tỉnh, thành phố có số ca nhiễm cao nhất cả nước, có 7 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Từ ngày 19-7 đến ngày 16-8, có 19/22 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê từ Tổng LĐLĐ, tính đến ngày 5-8, trên địa bàn 49 tỉnh, thành phố, có 21.910 công nhân, viên chức, lao động là F0; 94.277 công nhân, viên chức, lao động là F1; 210.537 công nhân, viên chức, lao động là F2; 352.335 công nhân, viên chức, lao động nằm trong các khu vực phong tỏa/cách ly y tế; 63 trường hợp công nhân, lao động tử vong do Covid-19... (Gồm: Bắc Giang: 1, An Giang: 1, TP HCM: 10, Bình Dương: 50, Đường sắt: 1; báo cáo của Tổng LĐLĐ đến ngày 6-8-2021); có 4.164 doanh nghiệp phải tạm dừng, dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể; 1.214.701 người lao động phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Thời gian qua, công tác an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Công nhân, người lao động, các đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người trong khu vực cách ly chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh... được quan tâm, hỗ trợ, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm để không ai bị thiếu ăn.
De nghi Chinh phu chi dao thao go thu tuc ho tro nguoi lao dong
Cán bộ LĐLĐ quận Gò Vấp, TP HCM tặng quà cho người lao động trong khu cách ly tạm thời - Ảnh: MAI CHI
"3 tại chỗ" cho công nhân, lao động còn rất hạn chế
Ban Dân vận Trung ương cho biết vấn đề đáng quan tâm hiện nay là nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể; hàng trăm ngàn công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc do người lao động bị cách ly, điều trị bệnh, ở trong khu vực phong tỏa và số lượng doanh nghiệp, công nhân lao động bị ảnh hưởng tiếp tục tăng lên hàng ngày.
Một số địa phương chỉ đạo doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, kinh doanh nếu thực hiện đúng "3 tại chỗ" (ăn, nghỉ, làm việc), "1 cung đường - 2 địa điểm" và đã có 4.671 doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" với 478.248 công nhân lao động "ăn - ngủ - làm việc" tại doanh nghiệp, 2.058 doanh nghiệp thành lập 7.115 Tổ an toàn Covid.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng "3 tại chỗ" cho công nhân, lao động còn rất hạn chế, việc "nghỉ tại chỗ" không có thiết kế từ đầu; áp dụng lâu dài giải pháp "3 tại chỗ" sẽ ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý, sức khỏe của người lao động, nhất là người lao động có con nhỏ, bố mẹ già cần chăm sóc, khiến người lao động và các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên người lao động phải hạn chế đi lại, đặc biệt người lao động đang ở trong các khu vực bị phong tỏa, cách ly không thể đến công ty ký kết văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện sao y, công chứng giấy tờ chứng minh mình đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, quyết định nuôi con nuôi... để hưởng chế độ theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23, người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ đến tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trong khi đó, trên thực tế, nhiều người lao động chưa được tham gia BHXH đầy đủ, hoặc đã được tham gia BHXH nhưng doanh nghiệp nợ BHXH khiến cho một bộ phận người lao động sẽ không được nhận gói hỗ trợ của Chính phủ, mất quyền lợi BHXH và mất cả quyền được hỗ trợ an sinh xã hội theo quy định.
Do tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, các y, bác sĩ, tình nguyện viên tăng cường cho công tác phòng, chống dịch tại các địa phương phía Nam, nhất là tại TP HCM rất cần thiết và sẽ còn tăng nên đặt ra vấn đề về cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện sinh hoạt, nhất là chất lượng bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho các y, bác sĩ, tình nguyện viên phục vụ công tác, phòng chống dịch hiện nay và trong thời gian tới.
Lo ngại vấn đề điều trị bệnh nhân
Theo Ban Dân vận Trung ương, tại TP HCM, do dịch bùng phát, lây lan nhanh nên việc chữa trị người nhiễm bệnh còn một số hạn chế, bất cập: Các bệnh viện, các khu điều trị bị quá tải, thiếu xe cấp cứu; còn tình trạng ca nhiễm F0 chưa kịp đưa đến khu cách ly (chờ từ 3 đến 5 ngày) tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao, thậm chí có trường hợp bệnh nhân trở nặng tại nhà, lực lượng y tế chưa kịp cấp cứu dẫn đến tử vong, gây hoang mang, lo lắng, đau xót trong gia đình, người thân và những người xung quanh.
Trong khi đó, việc trả kết quả test RT-PRC còn chậm, dẫn đến triển khai các biện pháp xử lý đối với trường hợp F0 không kịp thời. Còn tình trạng các bệnh viện chỉ tập trung cho việc điều trị Covid-19 mà không nhận các bệnh nhân cấp cứu các bệnh thường gặp như tai biến, đột quỵ, tai nạn giao thông... hoặc ngược lại, làm cho việc chữa trị bệnh nhân gặp trở ngại.
Hiện chưa có các con số cụ thể, tuy nhiên, tình trạng hàng hóa, nhất là nông sản, nhu yếu phẩm khan hiếm tại các đô thị, trung tâm nhưng lại dư thừa, mất giá tại nông thôn do thiếu, hạn chế các đơn vị vận chuyển, hoạt động của thương lái... dẫn đến nhiều bất cập nguồn cung và nhu cầu của người dân.
Vấn đề này cần có khảo sát, nắm bắt cụ thể, nhất là ngành Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có giải pháp khắc phục, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân ở khu vực đô thị, khu vực cách ly, phong tỏa và giúp tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Ban Dân vận Trung ương cho biết lợi dụng tâm lý lo lắng của nhân dân và một số hạn chế nhất định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, trên các mạng xã hội đã xuất hiện hiện tượng công kích, phản ứng với các biện pháp chỉ đạo phòng, chống dịch của chính quyền.
Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh Covid-19 tại TP HCM và các tỉnh phía Nam có thể còn phức tạp, gây nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa sức khỏe, tính mạng và xáo trộn đời sống của người dân.
"Những điều này tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn"- Ban Dân vận Trung ương nêu rõ.
Không di chuyển F0, F1 ra ngoài về khu tập trung
Trên cơ sở đánh giá tình hình nhân dân trong công tác phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Ban Dân vận Trung ương đề xuất Chính phủ bên cạnh việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, cần thực hiện giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn về thủ tục để người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương hoặc ngừng việc được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23.
Đồng thời, tháo gỡ ngay khó khăn trong việc mua các trang thiết bị y tế để phục vụ công tác điều trị bệnh và trang bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe, tính mạng đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu chống dịch; hỗ trợ doanh nghiệp cải tạo cơ sở vật chất, cung ứng suất ăn cho công nhân đảm bảo sản xuất trong điều kiện phòng, chống dịch.
Đề nghị Chính phủ tập trung mọi nguồn lực và giải pháp nhằm giảm tình hình phức tạp tại TP HCM và các tỉnh phía Nam; quan tâm tiếp tục có chủ trương, chế độ chính sách chăm lo cho nhân dân trong thời gian tới; chỉ đạo các đơn vị doanh nghiệp nhà nước như điện, nước, xăng dầu, khí đốt, viễn thông... tiếp tục có phương án giảm giá, hỗ trợ người dân trong mùa dịch.
Chỉ đạo nắm bắt tình hình các doanh nghiệp để có phương án cho công nhân ở tại chỗ, hỗ trợ họ đảm bảo cuộc sống để khi hết dịch có thể tổ chức sản xuất, kinh doanh ngay, tránh để thiếu hụt nguồn nhân lực lao động sau dịch.
Huy động lực lượng quân đội hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện hạ tầng để xây dựng các khu lưu trú, khu cách ly tập trung đảm bảo an toàn cho công nhân lao động tại các nhà máy có đông công nhân lao động, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp đang cố gắng thực hiện "3 tại chỗ" để đảm bảo duy trì sản xuất an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng. Phối hợp cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đón công nhân lao động về quê đảm bảo an toàn, cách ly y tế đúng quy định và hỗ trợ kịp thời để người lao động tạm ổn định.
Bộ Y tế đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tránh tình trạng thiếu vắc-xin mà vẫn có vắc-xin bị hết hạn; nghiên cứu sớm triển khai tiêm vắc-xin dịch vụ để các doanh nghiệp có nhu cầu có thể tổ chức tiêm cho nhân viên, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, đảm bảo sản xuất, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng; xem xét trong trường hợp cụ thể, có thể tiến hành phong tỏa toàn bộ khu vực xuất hiện F0, không di chuyển F0, F1 ra ngoài về khu tập trung; nghiên cứu lại việc xét nghiệm toàn dân, chỉ áp dụng khi có F0, đồng thời ưu tiên bệnh viện cho điều trị, đưa người cách ly ra khỏi bệnh viện trừ F0 nặng.
Bộ Giao thông vận tải tổ chức thông thương tốt trong điều kiện tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống và hỗ trợ phát triển kinh tế và kinh doanh từ vận tải, doanh nghiệp sản xuất từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đóng góp hơn 50% GPD.

Người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ COVID-19?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Nghị quyết 68 và hướng dẫn tại Quyết định 23 về mức hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng. Theo Quyết định 23, người lao động trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được nhận tiền hỗ trợ 1 lần với mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 3,71 triệu đồng/người từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. 

Lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt.

Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của người lao động tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021.

Mức hỗ trợ 1 lần như sau: Người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1,855 triệu đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3,71 triệu đồng/người.

Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?
Ảnh minh họa.

Lao động bị ngừng việc được hỗ trợ 1 triệu đồng/người

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 điều 99 bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người.

Lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.

Lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người

Đối với lao động nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ngoài được nhận hỗ trợ 1 lần, sẽ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.

Lưu ý tất cả những lao động này đều đã tham gia đóng BHXH.

Trẻ em được hỗ trợ tất cả chi phí khi đi cách ly, điều trị và hỗ trợ thêm 1 triệu đồng

Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định, được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4 đến hết ngày 31/12/2021.

Nghệ sĩ chức danh nghề hạng IV được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người

Theo đó, đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 – 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ 1 lần 3,71 triệu đồng/người.

Hướng dẫn viên được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người

Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và đủ các điều kiện: Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên các Hiệp hội về hướng dẫn du lịch; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV du lịch tại điểm.

Hạn cuối nộp hồ sơ là 31/1/2022, nếu đủ hồ sơ trong thời gian trên cũng được trợ 1 lần là 3,71 triệu đồng/người. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, có hơn 26.000 HDV cón thẻ còn hiệu lực.

Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 được hỗ trợ 3 triệu đồng

Nhóm hộ kinh doanh được hỗ trợ với các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Mức hỗ trợ cho hộ kinh doanh là 3 triệu đồng/hộ và lĩnh 1 lần, được trích từ Ngân sách nhà nước.

Người được xác định là F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày

Đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) từ ngày 27/4 – 31/12/2021 được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4 đến ngày 31/12/2021, được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Lao động tự do được hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày

Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác sẽ do địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần, hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa... được hỗ trợ 1,5 triệu đồng

Theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội, các nhóm lao động tự do được hỗ trợ thuộc các ngành nghề kinh doanh không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động được cụ thể hóa trong 7 văn bản chống dịch ban hành từ 30/4 - 18/7.

Theo đó, các nhóm đối tượng lao động tự do được hỗ trợ gồm: Nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn, uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; nhân viên nhà hàng, quán bia, bia hơi; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống khu vực bị phong tỏa, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc khi thành phố chỉ cho bán hàng ăn uống mang về; nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa..; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng theo công điện 15 ngày 18.7...

Chuyện thật tâm dịch COVID-19: Những đứa trẻ chào đời có mẹ F0, F1

Trong quá trình giãn cách xã hội vì COVID-19, rất nhiều các F0, F1 là sản phụ đã vượt cạn thành công, các cháu nhỏ được sinh ra ngay giữa đại dịch COVID-19 nhưng thật may đến nay các trường hợp này vẫn khỏe mạnh.

Chuyen that tam dich COVID-19: Nhung dua tre chao doi co me F0, F1
F0 đón con trong khu cách ly BV đa khoa Ninh Thuận: Ngày 12/8, ông Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, cho biết các bác sĩ đã đỡ đẻ thành công một sản phụ trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 của bệnh viện. 
Chuyen that tam dich COVID-19: Nhung dua tre chao doi co me F0, F1-Hinh-2
Sản phụ D. đã sinh một bé trai nặng 3,3kg. Hiện, mẹ con sản phụ đang được theo dõi và chăm sóc hậu sản tại khu điều trị cách ly bệnh nhân COVID-19.Theo bệnh viện, sản phụ D. được xác định mắc COVID-19 sau khi trở về từ tỉnh Đồng Nai. Ngày 13/7, bệnh nhân này được nhập viện, điều trị. 
Chuyen that tam dich COVID-19: Nhung dua tre chao doi co me F0, F1-Hinh-3
Chở sản phụ F0 tới bệnh viện bằng xe CSGT chuyên dụng: Ngày 12/8, trên tuyến QL1 đoạn qua địa phận xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi phát hiện một xe máy dựng bên lề đường, bên cạnh là 1 người phụ nữ mang bầu đang lăn lộn đau bụng, có triệu chứng sắp sinh. (Ảnh: LĐ)
Chuyen that tam dich COVID-19: Nhung dua tre chao doi co me F0, F1-Hinh-4
Ngay lập tức, tổ công tác đã cử hai đồng chí đ/c Nguyễn Tấn Hà và Nguyễn Đức Tam dùng xe ô tô đặc chủng chở người phụ nữ và gia đình đi cấp cứu kịp thời tại BV Đặng Thuỳ Trâm (thị xã Đức Phổ). Tuy nhiên 2 vợ chồng này đều dương tính COVID-19 nên ngay sau đó 2 chiến sĩ CSGT phải đi cách ly.
Chuyen that tam dich COVID-19: Nhung dua tre chao doi co me F0, F1-Hinh-5
Phẫu thuật lấy thai thành công cho sản phụ là F1: Ngày 10/8, đại diện Bệnh viện 331 (Bệnh viện điều trị COVID-19 cơ sở 3) tại Gia Lai cho biết, các y bác sĩ vừa can thiệp phẫu thuật lấy thai thành công cho 1 sản phụ là F1 đang cách ly, điều trị tại đây.
Chuyen that tam dich COVID-19: Nhung dua tre chao doi co me F0, F1-Hinh-6

Thai phụ này đi từ vùng dịch về và được cách ly tập trung tại Bệnh viện điều trị COVID-19 cơ sở 3 từ ngày 3/8 đến nay. Khi chuyển đến bệnh viện, bệnh nhân mang thai 39 tuần, không ho, sốt, sức khỏe ổn định. Đêm 9/8, sản phụ vỡ ối, đến sáng nay chỉ định phẫu thuật lấy thai nhi. Bé trai nặng 3,3 kg chào đời an toàn, khỏe mạnh.


Người mất việc, khó khăn do COVID-19 sẽ được hỗ trợ thế nào?

Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, những người bị mất việc, khó khăn do COVID-19 cần lưu ý các quy định để được hỗ trợ kịp thời.

Hiện nay, nhiều người gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19 bị thôi việc hoặc thuộc đối tượng trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế thì sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Nguoi mat viec, kho khan do COVID-19 se duoc ho tro the nao?
 Cần Giuộc hỗ trợ nhu yếu phẩm khu cách ly y tế. (Ảnh minh họa)
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản hướng dẫn như sau: Từ Điều 17 đến Điều 20 thuộc Chương V của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định về chính sách hỗ trợ đối với người lao động ngừng việc, trong đó có quy định về điều kiện hưởng hỗ trợ và người sử dụng lao động có trách nhiệm tiến hành các thủ tục để người lao động được nhận hỗ trợ.