ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện giao đất dịch vụ

Phát biểu tại hội nghị, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã góp ý về vấn đề thu hồi đất đối với một số dự án bị tắc nghẽn.

 Sáng 30/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), như quy định về thu hồi đất phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ quốc phòng an ninh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chính sách địa phương không phù hợp với chính sách Chính phủ 
Góp ý về dự án Luật đất đai (sửa đổi), đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội) đã chỉ ra những thực tế tồn tại, vướng mắc khi thực hiện giao đất dịch vụ và đề xuất hướng giải quyết.
DBQH: Thao go vuong mac khi thuc hien giao dat dich vu
 Đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội). Ảnh: QH.
Đại biểu Lê Nhật Thành cho biết, trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) hiện nay có 15 dự án thực hiện thu hồi đất nông nghiệp của người dân trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 1/2009.
Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Quyết định số 19.081.098 ngày 28/6/2007 của UBND  tỉnh Hà Tây và Quyết định số 18 ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm có tồn tại vướng mắc hiện nay chưa giải quyết được cụ thể.
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP quy định là hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho người bị thu hồi đất bằng việc giao đất, dịch vụ để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nếu không có đất thì hỗ trợ bằng tiền. Đồng thời, hộ gia đình bị thu hồi đất phải là 30% trở lên.
Tuy nhiên, theo quy định tại Quyết định số 1098 ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tây và Quyết định số 18 ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố Hà Nội thì chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm bằng tiền và được giao đất dịch vụ cụ thể là được hỗ trợ tiền và được hỗ trợ bằng đất dịch vụ và hộ gia đình chỉ bị thu hồi đất từ 10% trở lên.
Hiện nay, UBND huyện Quốc Oai đã tạm thu tiền và tạm giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân được hưởng đất dịch vụ của 15 dự án nêu trên.
“Như vậy, chính sách của tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội qua các thời kỳ là không phù hợp với chính sách của Chính phủ”, đại biểu nêu và đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để giải quyết vướng mắc thực tiễn trong thực hiện giao đất dịch vụ trong Luật Đất đai lần này.
Quy định cụ thể thu hồi đất đối với các dự án bị tắc nghẽn
Phát biểu tại hội nghị, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã góp ý về vấn đề thu hồi đất đối với một số dự án bị tắc nghẽn. Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, tất cả các dự án, dù to dù nhỏ nếu được cấp chính quyền cho phép thì chính quyền phải tham gia vào vấn đề giải tỏa, thu hồi đất cho dự án.
DBQH: Thao go vuong mac khi thuc hien giao dat dich vu-Hinh-2
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Ảnh: QH. 
Theo đại biểu, đối với các dự án đã được giải tỏa từ trên 70% trở lên, qua 2 năm thì sẽ cưỡng chế để thu hồi và giá đền bù đúng bằng giá Nhà nước quy định. Nếu còn lại một số hộ thì chính quyền cần tham gia vào vấn đề đền bù, giải tỏa. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong muốn, các văn bản dưới Luật này cần có quy định cụ thể.
Về Điều 9 phân loại đất, đại biểu Nguyễn Anh Trí đánh giá cao Ban soạn thảo đã chủ ý đến nhóm đất (đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu trú tro cốt) có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được, đại biểu đề nghị cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn việc sử dụng quỹ đất này hiệu quả, trang trọng, đảm bảo vệ sinh, văn minh và nhân văn. 
Liên quan đến thu hồi đất, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) nêu rõ, việc thu hồi đất và bồi thường tái định cư là nội dung quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân. Hàng năm, tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn diễn ra. Do vậy, đại biểu tỉnh Thanh Hóa cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần có những chính sách bền vững đối với các trường hợp thu hồi đất bắt buộc.
Theo đó, tại Điều 79 của dự thảo Luật này cần quy định cụ thể các trường hợp cụ thể phải thực hiện thỏa thuận theo Điều 127. Đại biểu cho rằng, 2 phương án tại Điều 127 chưa thực sự rõ ràng và thỏa đáng. Đồng thời, dự thảo Luật cũng cần bổ sung thêm nguyên tắc đối với việc thu hồi đất bắt buộc…

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, cân nhắc, rà soát, thảo luận kỹ các nội dung trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và tiếp tục hoàn thiện trình tại kỳ họp thứ 6 tới. 

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị dự thảo 3 nghị định và các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật trình tại kỳ họp thứ 6 để đại biểu Quốc hội xem xét cho ý kiến.

Bộ trưởng cũng cho biết, đối với các quy định về thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, dân tộc; về cơ chế thỏa thuận; về giá đất, ban soạn thảo cũng tiếp thu ý kiến đại biểu nêu hoàn thiện quy định này. 

Liên quan đến ý kiến đại biểu nêu về tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp, Bộ trưởng cho biết, dự thảo đã quy định cụ thể, thận trọng, tránh lợi dụng chính sách. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, Luật Đất đai là luật đồ sộ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của đất nước cũng như đời sống của nhân dân. Trong quá trình xây dựng luật được cân nhắc kỹ lưỡng các nội dung đưa vào luật. Bộ trưởng cảm ơn đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục cho ý kiến đóng góp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiếp thu, hoàn thiện, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới.

Mời quý độc giả xem video: Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn về việc càng dùng từ "giải cứu" nông sản càng mất giá. Nguồn: THQH.

Vĩnh biệt GS Trần Hồng Quân, người gần trọn đời đau đáu cho giáo dục

Giáo sư Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - vừa qua đời chiều nay, 25/8 ở tuổi 86.

Theo thông tin từ gia đình GS.TS Trần Hồng Quân, ông đã từ trần lúc 13h02 tại Bệnh viện Trung ương Quân y 175 (TPHCM).
GS.TS Trần Hồng Quân, sinh ngày 15/2/1937, quê xã Mỹ Quới, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII và XIII; Đại biểu Quốc hội khóa VIII, khóa X.
Vinh biet GS Tran Hong Quan, nguoi gan tron doi dau dau cho giao duc
 Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.
Gần trọn một đời, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân đã gắn bó, cống hiến cho ngành giáo dục. 
Từ năm 1961-1975: GS Trần Hồng Quân giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
1975-1976: ông là Trưởng Khoa Cơ khí, Đại học Bách khoa TPHCM.
1976-1982: ông làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM.
1982-1987: ông làm Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
1987-1990: ông đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
1990-1997: ông giữ chức Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2005-2015: Ông làm Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Tiếp đó, cho đến năm 2021, ông  làm Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Từ năm 2021-nay: ông là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
GS.TS Trần Hồng Quân được biết đến là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tiên của thời kỳ đổi mới, cải cách. Ông luôn trăn trở, đồng hành với nhiều vấn đề của giáo dục, đóng góp những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết cho sự phát triển của giáo dục nước nhà.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) chia sẻ bên hành lang Quốc hội về niềm tự hào, hạnh phúc nhất khi là một cô giáo. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Vĩnh biệt người thầy thần tượng Nguyễn Hoành Khung

Trong ký ức của nhiều thế hệ học trò, PGS.NGND Nguyễn Hoành Khung là một người thầy tinh tế, tài hoa hiếm có. Ông là một trong số những bậc đại sư đã làm nên thời hoàng kim của khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Tôi có may mắn được học PGS.NGND Nguyễn Hoành Khung từ khi học cấp 3, khi nhà trường mời thầy về giảng cho đội tuyển học sinh giỏi Văn của Trường. Sau này, khi lên đại học, lại tiếp tục là học trò của thầy. Những giờ giảng của thầy lúc nào cũng sinh động, cuốn hút. Đặc biệt, ở thầy toát lên một cốt cách tinh tế, hào hoa hiếm có.
Ấn tượng nổi bật ở thầy là nước da trắng trẻo, lòng bàn tay đỏ hồng, môi cũng đỏ, nụ cười thật tươi, thật hiền. GS Nguyễn Đăng Mạnh đã đặt "biệt danh" cho thầy là “Công tử Bảo Khánh” – tên con phố thầy Khung ở trước đây. Còn PGS. TS Nguyễn Thị Bình đã gọi thầy là “hiện thân của nét thanh tao, lịch lãm của Hà Nội thời vang bóng”.