ĐBQH Lê Văn Lai: “Thực phẩm bẩn cũng là... một nạn tham nhũng“

ĐBQH Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam): "Thực phẩm bẩn cũng là... một nạn tham nhũng".

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Văn Lai (Quảng Nam) đã có cuộc trao đổi với PV Infonet bên hành lang Quốc hội chiều 2/4.
Theo ĐB Lê Văn Lai, thực phẩm bẩn cũng là một "nạn tham nhũng". Phải coi như vậy thì mới mong đẩy lùi thực phẩm bẩn ra khỏi bữa ăn mỗi gia đình Việt.
Giải trình, báo cáo thêm trước Quốc hội tại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế chiều 1/4 về những kế sách của ngành nông nghiệp trong việc đẩy lùi thực phẩm bẩn, sau khi dẫn loạt số liệu từ báo cáo lấy mẫu phân tích, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát khẳng định: “Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn…”.
Bày tỏ mối lo về thực phẩm bẩn mà người dân đang phải đối mặt, ĐB Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) cho rằng: “Lo về thực phẩm bẩn thì không ai không lo, tất cả mọi người đều lo lắng. Suy cho cùng, thực phẩm bẩn cũng có nguồn gốc từ tham nhũng, cũng là một nạn tham nhũng thôi”.
DBQH Le Van Lai: “Thuc pham ban cung la... mot nan tham nhung“
Theo ĐB Lê Văn Lai, sự tắc trách trong quản lý khiến người dân sống trong mốilo âu thực phẩm bẩn lan tràn. 
Ông Lai giải thích, vì không có sự kiểm soát, thay vào đó là sự thông đồng, không làm hết chức trách nên mới sinh ra cái tệ hại đó. “Ở đây thì có vấn đề đạo đức nghề nghiệp, nhưng nói đến cùng thì là vì lợi ích không chính đáng”- vị ĐBQH tỉnh Quảng Nam nói.
Tỏ ý tán thành với ý kiến của Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng đưa ra gần đây tại cuộc họp Chính phủ rằng “Các bộ làm tốt, sao dân vẫn phải ăn bẩn?”, ĐB Lai đề nghị: “Phải đi đến thực chất xem người dân có được hưởng sự làm tốt đó không trong bữa ăn, trong sinh hoạt thì mới trả lời được. Còn ban hành nhiều thông tư, nhiều quyết định, ra hàng trăm văn bản chỉ đạo điều chỉnh, nhưng cuối cùng quản lý lỏng lẻo, người dân vẫn phải chịu hậu quả ăn cá, ăn rau bẩn thì có nghĩa lý gì?”.
Nhà giáo, ĐBQH Lê Văn Lai lo lắng về “nạn” thực phẩm bẩn: “Tình hình phức tạp như thế, liên quan đến nhiều bộ ngành, rồi nhận thức của từng cá nhân thì sẽ không thể một sớm một chiều được để làm tốt được. Vì một hệ lụy của xã hội thì nó có nguồn gốc từ trình độ phát triển của xã hội, phát triển về nhận thức, kinh tế và các yếu tố khác thì mới tạo ra sự yên tâm. Công việc xảy ra như thế Bộ trưởng nói mấy phút thì người dân khó có thể an tâm ngay được”.
Cũng day dứt trước nạn thực phẩm bẩn, trước lời trấn an của Bộ trưởng Cao Đức Phát, ĐBQH Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhận xét “nhìn nhận, đánh giá của Bộ trưởng như vậy là hơi chủ quan”.
ĐB Nguyễn Thái Học cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có cơ sở nào để đánh giá thuyết phục sản phẩm đưa ra thị trường an toàn tới mức nào, nên người dân thì thể hiện tâm lý lo ngại.
“Để trấn an dân rằng thực phẩm bây giờ an toàn thì cần cơ sở thuyết phục hơn. Chứ dân đang lo lắng mà người có trách nhiệm chỉ nói như vậy thì dân không bằng lòng” - ĐB Nguyễn Thái Học nhắn nhủ.
Xem video “Nói không với thực phẩm bẩn” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ):

7 dấu hiệu tố mối quan hệ yêu đương bên bờ rạn vỡ

(Kiến Thức) - Khi mối quan hệ của bạn có những dấu hiệu sau thì chắc chắn nó đang trên bờ vực tan vỡ.

7 dau hieu to moi quan he yeu duong ben bo ran vo
Tất cả các mối quan hệ đều cần công sức và thời gian vun đắp, và những dấu hiệu này cho thấy có thể mối quan hệ của bạn đã bị bỏ quên quá lâu và nó sắp rạn vỡ. 
7 dau hieu to moi quan he yeu duong ben bo ran vo-Hinh-2
Bạn không thể nhìn rõ tương lai của mình. Những người có mối quan hệ hạnh phúc sẽ có một kế hoạch rõ ràng về tương lai 5 năm, 10 năm, 15 năm với nửa kia. Tuy nhiên, khi nghĩ về tương lai của hai bạn, bạn không thấy gì sáng lạn và rõ ràng cả, vậy có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại về tình yêu của mình. 

Thương tâm bé trai có ruột nằm ngoài cơ thể

(Kiến Thức) - Bé Frankie Banyard sinh ra với ổ ruột nằm ngoài cơ thể do dị tật bẩm sinh hiếm gặp.

Thuong tam be trai co ruot nam ngoai co the
 Bé Frankie Banyard mắc một dị tật bẩm sinh có tên gastroschisis, trong đó ruột ở ngoài cơ thể thông qua khiếm quyết ở một bên của dây rốn. Trong ảnh, các bác sĩ phải dùng màng bọc để quấn dây rốn bên ngoài cơ thể bé.

Thực phẩm bẩn tới mâm cơm người dân thế nào?

Việc đấu tranh triệt để với thực phẩm bẩn vẫn là bài toán nan giải trong dịp Tết Nguyên đán 2016.

Trao đổi với Zing.vn, trung tá Trần Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an Hà Nôi) cho biết, việc đấu tranh triệt để với thực phẩm bẩn vẫn là bài toán nan giải trong dịp Tết Nguyên đán 2016. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở chế biến đồ ăn sử dụng hóa chất, chất cấm loại mới, khó đoán định tên, gây khó cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý.