ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Người nợ thuế đã chết thì người kế thừa phải nộp

(Kiến Thức) - ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, một số người nợ thuế đã chết, thì tôi có kiến nghị là đề nghị rà soát để xác định rõ là người chết thì người thừa kế vẫn phải nộp, vì theo quy định của Luật Thừa kế thì không phải chết có nghĩa là đã hết nghĩa vụ…

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 26/5, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, công tác thu ngân sách vừa qua đã có sự chuyển biến rất tích cực.
Đáng chú ý, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng nói rằng: “Về vấn đề một số người nợ thuế đã chết, thì tôi có kiến nghị là đề nghị rà soát để xác định rõ là người chết thì người thừa kế vẫn phải nộp”.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: VGP.
 Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: VGP.
Đại biểu Nhưỡng lý giải: “Theo quy định của Luật Thừa kế thì không phải chết có nghĩa là đã hết nghĩa vụ, chết không có nghĩa là hoàn toàn xóa khoản nợ, mà đây là tiền ngân sách của nhà nước, là một vấn đề mang tính kỷ luật rất cao”.
Ý kiến trên của ĐB Lưu Bình Nhưỡng diễn ra khi trao đổi lại một vài vấn đề với Bộ trưởng Bộ Tài chính – Đinh Tiến Dũng sau khi Bộ trưởng báo cáo Quốc hội về quản lý thuế.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tỷ lệ nợ thuế hiện tại còn ở mức cao trên 7%. Cuối năm 2017, thuế nợ đọng là 73.100 tỷ, riêng số nợ thuế có khả năng thu hồi giảm từ 31.700 tỷ đồng xuống 26.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số nợ thuế không có khả năng thu hồi đến cuối năm 2017 là 31.500 tỷ đồng, tăng 6 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2016 và chiếm 43% tổng nợ thuế.
“Đây là các khoản nợ thuế của các đối tượng đã chết, mất tích, doanh nghiệp giải thể, không còn tài sản để thu hồi nhưng chưa được xóa và vì chưa được xóa nên theo quy định của pháp luật vẫn phải theo dõi và tính phạt chậm nộp 0,03%/ 1 ngày, nên số nợ này càng tăng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo.
“Chúng tôi đang tích cực rà soát hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để trình Quốc hội cho xóa nợ thuế không có khả năng thu hồi để đảm bảo phản ánh đúng thực chất số nợ thuế minh bạch trong quản lý thuế”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.

Đại biểu tâm tư chuyện được mùa, rớt giá và hiến kế giải cứu nông sản

(Kiến Thức) - Nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận quyết liệt nhưng cũng đầy tâm tư lo lắng trước tình trạng nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng, giải cứu trong nông nghiệp xuất hiện ồ ạt hết heo tới chuối, thanh long...

Trong phiên thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm liên quan đến vấn đề giải cứu nông sản đang khiến nhiều người nông dân lao đao, ngành nông nghiệp đau đầu đi tìm lời giải.
Đại biểu Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) đã chỉ ra nhiều tồn tại trong ngành nông nghiệp như một số địa phương phản ánh tình trạng nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng, tình trạng giải cứu trong nông nghiệp xuất hiện, hết giải cứu heo, chuối, thanh long, mới đây là su hào.

BOT từ thu phí thành thu giá: Vì phí thấp hơn giá?

Xung quanh việc Bộ GTVT chuyển từ thu phí các dự án BOT thành thu giá, chuyên gia cho rằng, sau khi các trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, Bộ GTVT đã chuyển sang dùng từ “trạm thu giá” để tránh.

Không cần thiết