“Dấu vết Uighur” trong vụ đánh bom ở Bangkok

(Kiến Thức) - Giả thiết về “dấu vết Uighur” trong vụ nổ bom ở Bangkok buổi chiều ngày 17 tháng Tám có cơ sở khá nặng ký, nhưng hiện thời chỉ là giả thiết.

Giả thiết dấu vết Uighur trong vụ nổ bom ở Bangkok đã  được đăng  trên những tờ báo hàng đầu  của Thái Lan là  Bangkok Post và The Nation số ra ngày 19/8/2015.
“Dau vet Uighur” trong vu danh bom o Bangkok
Cảnh sát Thái Lan truy nã nghi phạm đánh bom khủng bố ở thủ đô Bangkok.
Hồi tháng 7/2015, theo đòi hỏi của nhà chức trách Trung Quốc, có hơn 100 người Uighur sống trái phép ở Thái Lan gần một năm đã bị trục xuất khỏi vương quốc này. Động cơ trả thù của các chiến binh Uighuir nhắm vào chính sách di trú của chính quyền Thái Lan và Trung Quốc cũng là cơ sở cho giả thiết "dấu vết Uighur" trong vụ nổ ở Bangkok mới đây. Đến ngày 19/8, vụ đánh bom ở đền Erawan đã làm thiệt mạng 6 du khách Trung Quốc, hơn một chục người bị thương và một người thuộc diện mất tích.
Về giả thiết “dấu vết Uighur”, chuyên viên Nga Konstantin Sivkov nói: “Nếu người Uighur bị trục xuất khỏi Thái Lan, theo đòi hỏi của Trung Quốc, thì hoàn toàn có thể cho rằng vụ nổ ở Bangkok là do chiến binh Uighur gây ra để báo thù. Tôi không loại trừ khả năng này, nhưng cần phải tiến hành điều tra kỹ lưỡng. Mặt khác, phải thấy rằng các tổ chức ly khai, ngay cả là có tính cực đoan, lại không hay tiến hành những vụ tấn công kiểu này. Thông thường, các cuộc tấn công của họ nhằm mục tiêu gây mất ổn định tình hình ở đất nước mà các phần tử ly khai muốn tách ra. Gây ra vụ nổ Đại sứ quán ở Thái Lan để trả thù thì sẽ có lý hơn.  Nhưng dấu vết tấn công khủng bố ở Bangkok lại không mang tính chất điển hình đối với tổ chức chính trị theo xu hướng ly khai”.
Giả thiết trả thù của những kẻ gắn với nhóm ly khai Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan cũng từng được nêu lên trong cuộc điều tra nguyên nhân vụ mất tích hồi tháng Ba năm ngoái của chiếc máy bay Boeing 777 trong chuyến bay MH370 của  Malaysia Airlines, khi đang bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Nếu sự biến mất của chiếc phi cơ không phải là tai nạn, mà do tấn công khủng bố, thì nó hoàn toàn có thể nhắm vào chống một nước duy nhất trong khu vực là Trung Quốc. Có thực tế đáng buồn là phần lớn trong số 227 hành khách thiệt mạng trên máy bay là người Trung Quốc.
Trong bối cảnh vụ khủng bố thảm khốc ở Bangkok, đáng chú ý còn là những chi tiết sau. Chính tại thủ đô Thái Lan đã xảy ra vụ mất cắp hộ chiếu của một công dân Italy và một người Áo, mà tên họ có ghi trong danh sách hành khách của chiếc Boeing 777 trong chuyến bay MH370 mất tích. Như vậy, lên máy bay đã là hai người lạ. Danh tính thực và nhân thân của hai người này cho đến nay vẫn được chưa xác định.
Quá trình điều tra đã có thể khẳng định chắc chắn rằng nguyên nhân của vụ đánh bom ở Bangkok không phải do xung đột chính trị nội bộ ở Thái Lan. Đó là nhận định của một nguồn tin ẩn danh có liên hệ trực tiếp với khâu điều tra vụ nổ bom ở Bangkok. Ông này cho biết: “Chúng tôi ngày càng thiên về kết luận rằng cuộc tấn công khủng bố ở Bangkok ngày 17/8 là do những tên khủng bố người nước ngoài thực hiện”.

Sáu câu hỏi về vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân

Giới chức Trung Quốc đang cố tìm ra nguyên nhân dẫn đến vụ hai vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân hôm 12/8, làm 112 người chết, hơn 700 người bị thương.

Vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân xảy ra tại một nhà kho gần cảng, được cho là nơi cất trữ “hàng hóa nguy hiểm” của công ty Ruihai International Logistic.
Sau cau hoi ve vu no kinh hoang o Thien Tan
Vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân làm chết 112 người và hơn 700 người bị thương, với thiệt hại hàng tỷ USD về tài sản.
Các nỗ lực cứu hộ đã được gấp rút triển khai, nhiều chuyên gia hóa học đã được phái tới hiện trường. Nhưng vẫn còn đó 6 câu hỏi đang cần được giải đáp.

Hạm đội tàu nạo vét: Công cụ bành trướng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hạm đội tàu nạo vét hùng hậu của Bắc Kinh đang làm "thay đổi địa lý" theo đúng nghĩa đen và giúp Trung Quốc bành trướng không chỉ ở Biển Đông.

Bắc Kinh đang tận dụng sức mạnh kinh tế-công nghệ để thực hiện các mục tiêu địa chiến lược, cụ thể là để thâu tóm Biển Đông và thực hiện dự án đầy tham vọng “Con đường tơ lụa trên biển”.
Theo tiến sĩ Andrew S. Erickson, giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Nghiên cứu chiến lược của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ  (US Naval War College), hạm đội tàu nạo vét hùng hậu là một trong những công cụ bành trướng của Trung Quốc.