Dầu khí Nam Sông Hậu tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu

(Vietnamdaily) - Phía PSH chưa thể thanh toán đúng hạn do tổ chức phát hành chưa thu xếp đầy đủ nguồn thanh toán.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) công bố thông tin bất thường về việc gia hạn thanh toán lãi lô trái phiếu PSHH2224003.
Theo kế hoạch, ngày 7/3/2024, doanh nghiệp phải thanh toán gần 9,7 tỷ đồng tiền lãi lô trái phiếu mã PSHH2224003. Tuy nhiên, phía PSH chưa thể thanh toán đúng hạn do tổ chức phát hành chưa thu xếp đầy đủ nguồn thanh toán. Ngày gia hạn thanh toán là 7/4. 
Lô trái phiếu PSHH2224003 được phát hành ngày 7/6/2022 với giá trị 400 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 7/6/2024.
Dau khi Nam Song Hau tiep tuc cham tra lai trai phieu
PSH lại xin khất nợ lãi trái phiếu. 
Trong một diễn biến khác, Dầu khí Nam Sông Hậu vừa bị Cục thuế Hậu Giang bêu tên vì nợ thuế hơn 1.100 tỷ đồng, ngày 5/1, NSH Petro đã có văn bản giải trình về việc bị cưỡng chế thuế. Theo đó, công ty cho biết trong các ngày 18/12/2023 và 22/12/2023 đã nhận được các công văn về quyết định cưỡng chế thuế của Cục thuế tỉnh Hậu Giang và Cục thuế TP.Cần Thơ.
Năm 2021, đơn vị này nộp thuế gần 1.800 tỷ đồng, năm 2022 hơn 1.200 tỷ đồng. Thuế phát sinh liên tục hàng tháng (mỗi tháng 146 tỷ đồng) đều được kê khai và nộp đầy đủ.
Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2022, do ảnh hưởng kinh tế về thị trường xăng dầu thế giới và trong nước, Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bộ Công Thương khi đó đã chỉ đạo các doanh nghiệp xăng dầu phải đảm bảo nguồn cung thị trường không đứt gãy, nên doanh nghiệp đã dồn nguồn tiền để nhập hàng hóa dẫn đến chậm trễ nộp thuế.
NSH Petro cũng cho biết, công ty đang triển khai nhiều giải pháp khả thi để hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước trong thời gian sớm nhất.

Rủi ro với trái phiếu bất động sản trong năm 2024

(Vietnamdaily) - Mặc dù giá trị phát hành trong tháng 1/2024 khá khiêm tốn, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 với tổng giá trị phát hành chỉ ở mức 490 tỷ đồng.

Theo báo cáo của FiinRatings, tính đến ngày 5/2 thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận 4 giao dịch phát hành với tổng giá trị 6.450 tỷ đồng từ 4 doanh nghiệp gồm:

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) - 2.800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi; Tập đoàn Vingroup (VIC) - phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng; CTCP Đầu tư và Phát triển Vận tải - 450 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ và Công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận - 1.200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.

Dự báo lượng trái phiếu có rủi ro chậm trả gốc, lãi phát sinh năm nay

(Vietnamdaily) - Phần lớn trái phiếu có rủi ro cao thuộc về các doanh nghiệp liên quan đến khối bất động sản hoặc xây dựng với dòng tiền yếu, tỷ lệ vay nợ cao và nguồn tiền mặt để trả nợ đến hạn rất hạn chế.

CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) kỳ vọng triển vọng tín dụng năm 2024 sẽ cải thiện. Hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn và môi trường lãi suất thấp sẽ hỗ trợ khả năng trả nợ và tái huy động vốn của các doanh nghiệp.

Tâm lý thị trường chung cải thiện cùng với việc thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với các bên tham gia thị trường sẽ hỗ trợ hoạt động phát hành trái phiếu, đẩy mạnh thanh khoản thị trường và phát triển chiều sâu của thị trường trái phiếu nội địa.

Chứng khoán phiên 12/3: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên giao dịch ngày 12/3?

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VCB

CTCK Vietcap (VCSC)

Chúng tôi giảm 3,2% giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) còn 105.000 đồng/cổ phiếu và hạ khuyến nghị từ mua xuống khả quan.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ việc chúng tôi giảm 5,9% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2028 (giảm tương ứng -8,1%/-9,4%/-7,1%/-4,5%/-3,0% cho năm 2024/25/ 26/27/28). Ngoài ra, chúng tôi giảm P/B mục tiêu từ 3,3 lần xuống 3,2 lần.

Chúng tôi giảm 8,1% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 còn 37,9 nghìn tỷ đồng (tăng 14,6%) do (1) dự báo NIM giảm 19 điểm cơ bản và (2) dự báo thu nhập phí ròng (NFI) giảm 15,2% (bao gồm lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối). Những khoản mục này được bù đắp một phần bởi dự báo chi phí dự phòng giảm 23,0%.

Chung khoan phien 12/3: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HSG

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen với giá trị hợp lý cho cuối năm 2024 – nửa đầu năm 2025 là 28.350 đồng/CP (tương đương Upside +21% so với giá tham chiếu ngày 05/03/2024), với P/B FWD cho giai đoạn bình thường = 1.3x.

So với Báo cáo trước đó, BSC nâng giá mục tiêu 12% chủ yếu đến từ (1) BSC kỳ vọng kết quả kinh doanh HSG sẽ về giai đoạn bình thường vào năm 2025, do đó chuyển giá mục tiêu sang nửa đầu năm 2025, (2) BSC sử dụng phương pháp PB.

Cụ thể như sau: BSC điều chỉnh giảm dự báo năm 2024 do kết quả kinh doanh quý I niên độ tài chính 2024 của HSG thấp hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, BSC giữ quan điểm về xu hướng phục hồi kết quả kinh doanh của HSG trong giai đoạn 2024 – 2025.

Với việc (1) Chính phủ đã thông qua các văn bản luật sửa đổi, (2) mặt bằng lãi suất thấp, BSC cho rằng thị trường Bất động sản sẽ hồi phục trong nửa cuối năm 2024. Kết quả kinh doanh của HSG sẽ phục hồi dần về giai đoạn bình thường trong nửa đầu năm 2025. Theo đó, HSG đạt lợi nhuận sau thuế 1.400 – 1.500 tỷ đồng trong năm 2025.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SMC

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu SMC của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC với giá trị trần năm 2024 là 14.000 đồng/CP (tương đương với Upside 19% so với giá đóng cửa ngày 07/03/2024), dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.2x.

Quan điểm của BSC cho rằng kết quả kinh doanh cốt lõi của SMC sẽ chuyển dần từ lỗ sang lãi nhờ thị trường Bất động sản hồi phục, áp lực trích lập nợ xấu sẽ bù đắp một phần nhờ lợi nhuận kinh doanh cốt lõi trong 2025- 2026.

Luận điểm đầu tư: Kết quả kinh doanh phục hồi từ lỗ sang lãi nhờ Thị trường bất động sản hồi phục và bán tài sản. Trong năm 2024, sản lượng kỳ vọng tăng trưởng 12% và biên lợi nhuận gộp phục hồi 1,5 điểm % nhờ thị trường Bất động sản hồi phục. SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường bán NKG và bất động sản – kỳ vọng đạt 256 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, định giá SMC đang giao dịch với P/B FWD 2024 = 1x và P/B FWD 2026 = 1.1x – sau khi trích lập hoàn toàn.

Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm để tích lũy cổ phiếu khi: Ngành bất động sản đang ở đáy ở 1 chu kỳ. BSC kỳ vọng ngành Bất động sản sẽ phục hồi dần trở lại kể từ năm 2024, giúp cho sản lượng phục hồi; Chu kỳ giá thép xuống diễn ra trong 2-3 năm, do đó, có thể quay trở lại vào cuối năm 2025. Khi đó, SMC có thể sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ chu kỳ giá thép tăng mới.

Ngoài ra, giá trị sổ sách/CP của SMC sẽ duy trì được ở mức 10.270 – 11.970 đồng/CP trong giai đoạn 2024 – 2026. Trong trường hợp xấu nhất SMC phải trích lập dự phòng hết thì giá trị sổ sách là 10.203 đồng/CP tương đương P/B = 1.1x.

Trong năm 2024, BSC dự báo SMC ghi nhận doanh thu thuần 16.213 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 28 tỷ đồng so với mức lỗ 879 tỷ đồng trong năm 2023, tương đương EPS FWD 2024 = 383 đồng/CP, P/E FWD 2024 = 29.5 P/B FWD 2023 = 1x với giả định sau: (1) Sản lượng + 12% yoy, giá bán + 5% yoy, (2) Biên lợi nhuận gộp đạt 1.7% , (3) SMC ghi nhận lợi nhuận bất thường 264 tỷ đồng từ bán tài sản NKG.

Rủi ro: Trích lập dự phòng 710 tỷ đồng. Tuy nhiên, BSC đánh giá áp lực trích lập dự phòng sẽ bù đắp một phần nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi phục hồi.