Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Dấu ấn chiến tranh phía sau các góc phố Sài Gòn (1)

01/05/2015 12:00

(Kiến Thức) - Mỗi góc phố quen thuộc của Sài Gòn có thể in đậm dấu ấn chiến tranh mà ít người nhớ tới trong đời thường bận rộn.

Quốc Lê

Ảnh để đời về miền Nam những ngày sau giải phóng (1)

Ám ảnh những vết đạn còn lại từ thời chiến tranh VN

Ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 TP HCM là một ngã tư đông đúc ở khu vực trung tâm thành phố. Trước 1975, đây là ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt.
Ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 TP HCM là một ngã tư đông đúc ở khu vực trung tâm thành phố. Trước 1975, đây là ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt.
Tại ngã tư này, vào ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp Hòa thượng tự thiêu đã khiến cả thế giới phẫn nộ, góp phần dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm. Ảnh: Đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức ở ngã tư ngày nay.
Tại ngã tư này, vào ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp Hòa thượng tự thiêu đã khiến cả thế giới phẫn nộ, góp phần dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm. Ảnh: Đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức ở ngã tư ngày nay.
Chợ Bến Thành có thể coi là biểu tượng lịch sử nổi tiếng nhất TP HCM. Khu vực quảng trường trước chợ là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng nhớ của thành phố.
Chợ Bến Thành có thể coi là biểu tượng lịch sử nổi tiếng nhất TP HCM. Khu vực quảng trường trước chợ là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng nhớ của thành phố.
Sự kiện nổi tiếng nhất là Phật tử Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết ngày 25/8/1963 khi tham gia biểu tình phản đối chính sách tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Sau vụ lật đổ Tổng thống Diệm, người Sài Gòn gọi nơi đây là bùng binh/ quảng trường Quách Thị Trang để tôn vinh chị. Tháng 8/1964, tượng chị được dựng gần nơi chị mất. Đến năm 2014, bức tượng được dời sang công viên Lý Tự Trọng để phục vụ quy hoạch thành phố.
Sự kiện nổi tiếng nhất là Phật tử Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết ngày 25/8/1963 khi tham gia biểu tình phản đối chính sách tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Sau vụ lật đổ Tổng thống Diệm, người Sài Gòn gọi nơi đây là bùng binh/ quảng trường Quách Thị Trang để tôn vinh chị. Tháng 8/1964, tượng chị được dựng gần nơi chị mất. Đến năm 2014, bức tượng được dời sang công viên Lý Tự Trọng để phục vụ quy hoạch thành phố.
Ngã 3 Học Lạc - Trần Hưng Đạo (quận 5, TP HCM) với tháp chuông vút cao của nhà thờ Cha Tam (được xây dựng từ năm 1900) là một hình ảnh quen thuộc gắn liền với khu vực Chợ Lớn hơn một thế kỷ qua.
Ngã 3 Học Lạc - Trần Hưng Đạo (quận 5, TP HCM) với tháp chuông vút cao của nhà thờ Cha Tam (được xây dựng từ năm 1900) là một hình ảnh quen thuộc gắn liền với khu vực Chợ Lớn hơn một thế kỷ qua.
Nhà thờ Cha Tam chính là nơi ẩn náu cuối cùng của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2/11/1963, trước khi hai ông này tự nộp mình cho phe đảo chính và bị hạ sát ngay trên đường áp tải từ nhà thờ về Bộ Tổng tham mưu.
Nhà thờ Cha Tam chính là nơi ẩn náu cuối cùng của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2/11/1963, trước khi hai ông này tự nộp mình cho phe đảo chính và bị hạ sát ngay trên đường áp tải từ nhà thờ về Bộ Tổng tham mưu.
Cầu Công Lý nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi là tuyến huyết mạch từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM. Cây cầu này đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Sài Gòn từ trước 1975. Từ năm 2005 - 2009, cầu Công Lý mới được xây trên vị trí cầu cũ để phục vụ nhu cầu giao thông của thành phố.
Cầu Công Lý nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi là tuyến huyết mạch từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM. Cây cầu này đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Sài Gòn từ trước 1975. Từ năm 2005 - 2009, cầu Công Lý mới được xây trên vị trí cầu cũ để phục vụ nhu cầu giao thông của thành phố.
Trong chiến tranh Việt Nam, cầu Công Lý là nơi xảy ra một sự kiện chấn động dư luận thế giới. Đó là kế hoạch gài bom dưới chân cầu ngày 2/5/1964 để tiêu diệt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara của chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Bị bắt và kết án tử hình sau khi khi thực hiện kế hoạch không thành, anh Trỗi đã được tôn vinh như một anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong chiến tranh Việt Nam, cầu Công Lý là nơi xảy ra một sự kiện chấn động dư luận thế giới. Đó là kế hoạch gài bom dưới chân cầu ngày 2/5/1964 để tiêu diệt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara của chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Bị bắt và kết án tử hình sau khi khi thực hiện kế hoạch không thành, anh Trỗi đã được tôn vinh như một anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tọa lạc tại Công trường Lam Sơn, kế bên Nhà hát Lớn, Park Hyatt Saigon là một khách sạn 5 sao sang trọng với một lịch sử đặc biệt thời chiến tranh Việt Nam.
Tọa lạc tại Công trường Lam Sơn, kế bên Nhà hát Lớn, Park Hyatt Saigon là một khách sạn 5 sao sang trọng với một lịch sử đặc biệt thời chiến tranh Việt Nam.
Vào năm 1964, đây là cư xá Brinks (khách sạn Brinks), nơi ở của nhiều sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam. Ngày 24/12/1964, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đánh bom làm sập 4 tầng của cư xá, khiến chính phủ Mỹ bàng hoàng, vì trước đó cho rằng "Quân đội Giải phóng chỉ hoạt động được ở các vùng nông thôn". Ảnh: Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks trước khách sạn Park Hyatt Saigon.
Vào năm 1964, đây là cư xá Brinks (khách sạn Brinks), nơi ở của nhiều sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam. Ngày 24/12/1964, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đánh bom làm sập 4 tầng của cư xá, khiến chính phủ Mỹ bàng hoàng, vì trước đó cho rằng "Quân đội Giải phóng chỉ hoạt động được ở các vùng nông thôn". Ảnh: Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks trước khách sạn Park Hyatt Saigon.
Nằm bên trái của quảng trường Quách Thị Trang, tòa nhà trụ sở của Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn hiện tại là một công trình cổ kính được xây từ thời Pháp thuộc.
Nằm bên trái của quảng trường Quách Thị Trang, tòa nhà trụ sở của Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn hiện tại là một công trình cổ kính được xây từ thời Pháp thuộc.
Năm 1965, đoạn vỉa hè ở bên mặt tòa nhà hướng ra chợ Bến Thành đã bị chính quyền Sài Gòn biến thành một pháp trường để hành quyết công khai phạm nhân nhằm mục đích răn đe. Nhiều nhân vật đối lập và các chiến sĩ biệt động đã bị xử bắn ở nơi đây. Hoạt động của pháp trường bị truyền thông quốc tế lên án mạnh mẽ, buộc chính quyền phải dẹp bỏ nó sau một thời gian.
Năm 1965, đoạn vỉa hè ở bên mặt tòa nhà hướng ra chợ Bến Thành đã bị chính quyền Sài Gòn biến thành một pháp trường để hành quyết công khai phạm nhân nhằm mục đích răn đe. Nhiều nhân vật đối lập và các chiến sĩ biệt động đã bị xử bắn ở nơi đây. Hoạt động của pháp trường bị truyền thông quốc tế lên án mạnh mẽ, buộc chính quyền phải dẹp bỏ nó sau một thời gian.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status