Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sát bờ vực nội chiến

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ đang sa vào nội chiến, khi hàng chục chiến binh người Kurd và một số binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thiệt mạng  trong chiến sự tuần qua.

Càng ngày, các dấu hiệu càng cho thấy cuộc xung đột đang diễn ra giữa lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh người Kurd có thể sớm biến thành một cuộc nội chiến quy mô lớn.
Dat nuoc Tho Nhi Ky dang tien sat bo vuc noi chien
Các chính trị gia cứng rắn ở Ankara  và các phần tử dân tộc chủ nghĩa ở Thổ Nhĩ Kỳ đang “đổ thêm dầu vào lửa” với những lời lẽ kích động bạo lực. 
Khoảng 10.000 binh sĩ và cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia vào chiến dịch quân sự “chống PKK” trên phạm vi toàn quốc.  Trong tuần này, hơn một trăm chiến binh của Đảng Công nhân Kurdistan  (PKK) đã bị giết trong chiến dịch tiễu trừ  ở Sırnak  đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.  Trong khi đó, hai binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng và   23 người khác - trong đó có cảnh sát - bị thương.
Sau hai ngày tiến hành chiến dịch quân sự trong khu vực, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Efkan Ala tuyên bố rằng quân đội và cảnh sát đã thu giữ hàng tấn thuốc nổ và hàng ngàn vũ khí của người Kurd. Bộ trưởng Efkan Ala cho biết :  "Lực lượng an ninh đã thu  giữ 2.240 vũ khí ( 862 trong số đó là vũ khí hạng nặng và súng trường), gần 10 tấn thuốc nổ và 10.000 bom xăng".
Các chiến binh người Kurd đã đào chiến hào, xây dựng chiến lũy ở  các khu vực đô thị và thay đổi chiến thuật để đối phó hiệu quả chống với lực lượng chính phủ được trang bị vượt trội.
Dat nuoc Tho Nhi Ky dang tien sat bo vuc noi chien-Hinh-2
Các chiến binh người Kurd đã đào chiến hào, xây dựng chiến lũy ở  các khu vực đô thị và thay đổi cung cách tác chiến.
Trước khi phát động chiến dịch "chống PKK”  ở  Cizre, Silopi và các nơi khác, cả PKK lẫn các lực lượng chính phủ đã kêu gọi thường dân ra khỏi khu vực có chiến sự. Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường chiến dịch không kích  chống các mục tiêu của PKK ở khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền  bắc Iraq.
Các chính trị gia cứng rắn ở Ankara  và các phần tử dân tộc chủ nghĩa ở Thổ Nhĩ Kỳ đang “đổ thêm dầu vào lửa” với những lời lẽ kích động bạo lực. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố: “Các chiến dịch tiễu trừ của lực lượng vũ trang, hiến binh, cảnh sát sẽ được tiếp tục trong khu vực một cách cương quyết cho đến khi  an ninh công cộng được thiết lập”.
Nhà phân tích người Thổ Nhĩ Kỳ Metin Gurcan viết trên tờ Al Monitor :  “Chiếc hộp Pandora (tổ ong vò vẽ) đã bị bung ra và... cả hai bên đang hướng tới mức độ bạo lực có thể trở thành một cuộc nội chiến". Ông  giải thích:  "Trong quá khứ, các chiến binh PKK áp dụng chiến thuật du kích. Hiện thời, họ áp dụng chiến thuật trận địa chiến, đối đầu trực tiếp. Nếu các lực lượng  của PKK ở các thành phố được trang bị tên lửa chống tăng tiên tiến như Milan, Kornet và TOW và vai bắn tên lửa đất-đối-không vác vai, thì bản chất của cuộc xung đột vũ trang có thể thay đổi toàn bộ”.
Các chuyên gia chỉ ra rằng một cuộc chiến toàn diện sẽ làm gia tăng thương vong đối với dân thường và  có thể trở thành một cuộc nội chiến lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ.  Người Kurd hiện chiếm khoảng 20% tổng dân số Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng cộng, đã  có 180 cảnh sát, binh sĩ  và dân thường đã bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công của PKK sau vụ phiến quân IS nổ bom giết hại  chết 33 nhà hoạt động người Kurd hồi tháng 7/2015 và vụ PKK và vụ giết hại hai sĩ quan cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn 5.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 40.000 người Kurd đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ diễn ra trong các giai đoạn 1984-1999 và 2004-2012.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa“

(Kiến Thức) - Theo cựu quan chức CIA Larry Johnson, Thổ Nhĩ Kỳ đang ở “ngoài vòng cương tỏa”, khi Ankara chỉ theo đuổi lợi ích riêng và không hề quan tâm đến Mỹ.

Washington thông báo rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ 12 máy bay chiến đấu được điều đến nước này trước đó một tháng, bao gồm 6 tiêm kích F-15 Eagle và 6 cường kích F-15 Strike Eagle.

Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới thăm căn cứ quân sự Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Geoff Davis cho biết, đây chỉ là sự trùng hợp. Động thái này không có nghĩa là Mỹ thay đổi lập trường trong cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ và trong cuộc chiến chống IS.

Giới phân tích hiện đang băn khoăn về việc không quân Mỹ rút 12 máy bay chiến đấu F-15 khỏi một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ là do có chủ ý hay bị Ankara xua đuổi. Những chiếc chiến đấu cơ tiêm kích F-15 này đã được triển khai hồi tháng trước (trên cơ sở tạm thời) để bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, sau vụ máy bay ném bom Su-24 bị bắn hạ.
Tho Nhi Ky dang o “ngoai vong cuong toa“
Cựu quan chức CIA Larry Johnson: Vviệc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Ankara “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.
Trả lời mạng tin RT của Nga về quyết định nói trên của Lầu Năm Góc, cựu quan chức CIA Larry Johnson cho rằng việc rút máy bay F-15 ít liên quan đến bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quan nhiều hơn đến việc chính phủ Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “lùi bước” trong việc trấn áp người Kurd.  Đây là một phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ.  Ankara bất mãn trước việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách buộc máy bay chiến đấu Mỹ rút đi, Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm thiểu khả năng yểm trợ trên không cho các lực lượng trên chiến đấu mặt đất chống IS ở Syria. Một lần nữa,  Thổ Nhĩ Kỳ lại gián tiếp thừa nhận việc hỗ trợ ISIS, chứ không sẵn sàng tiêu diệt tổ chức khủng bố này.

Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò “chia để trị” ở Iraq

(Kiến Thức) - Đưa bộ binh và xe tăng vào Iraq là một hành động có tính toán và có mưu đồ “chia để trị” của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhà phân tích chính trị độc lập Pepe Escobar, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. Hiện thời, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú ở trại Bashiqa, phía đông bắc Mosul, có tổng cộng khoảng 600 binh sĩ.
Tho Nhi Ky choi tro “chia de tri” o Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. 
Đây không phải là một "trại huấn luyện" như Ankara đang bao biện mà là căn cứ quân sự đầy đủ và có ý đồ bám trụ ở đây mãi mãi.