Nhật viện trợ Tiểu vùng sông Mekong “chống Trung Quốc“

(Kiến Thức) - Theo China Business News, việc  Nhật Bản quyết định  viện trợ 6,1 tỷ USD cho năm nước Tiểu vùng  sông Mekong  được coi là một động thái "chống  Trung Quốc".  

Tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong ở Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe  ngày 4/7 tuyên bố:  "Nhật Bản là một đối tác cho sự phát triển của Tiểu vùng sông Mekong, một khu vực có tiềm năng trong tương lai”.
Nhat vien tro Tieu vung song Mekong
Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong 2015.
Chiến lược mới của Tokyo về Hợp tác Mekong-Nhật Bản 2015 sẽ thay thế kế hoạch viện trợ  600 tỷ yên (4,9 tỷ USD) được thông báo trong năm 2012.
Chiến lược này đề ra "bốn trụ cột" để làm sâu sắc thêm sự hợp tác của Nhật Bản với năm quốc gia ở hạ lưu sông Mekong. Đó là phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nguồn nhân lực công nghiệp, phát triển bền vững và phối hợp chính sách với các bên liên quan khác nhau.
Hiện chưa rõ liệu khoản viện trợ 6,1 tỷ USD trong vòng ba năm cho các nước Tiểu vùng sông Mekong có chồng chéo lên gói viện trợ 110 tỷ USD mà Thủ tướng Shinzo Abe công bố hồi tháng 5/2015 để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng Châu Á.
Kế hoạch viện trợ 6,1 tỷ USD này dự kiến sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực hạ lưu sông Mekong và mang lại cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhiều cơ hội làm ăn hơn. Một số nhà quan sát chính trị  cho rằng đây là một nỗ lực của Nhật Bản để làm đối trọng với Trung Quốc, nước có quan hệ khá phức tạp với năm nước Tiểu vùng sông Mekong.
Căng thẳng đã leo thang trong khu vực do hành động quyết đoán của Trung Quốc ở  Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã và đang tiến hành các hoạt động đắp đảo, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các “đảo nhân tạo”.
Không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc, Nhật Bản khẳng định rằng vấn đề Biển Đông đã được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong cuối tuần qua.
Thông cáo chính thức sau Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong có đoạn viết:  "Hai bên quan tâm đến diễn biến gần đây ở Biển Đông… sẽ làm phức tạp thêm tình hình, làm xói mòn lòng tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên khẳng định cam kết duy trì tự do hàng hải và hàng không, an toàn hàng hải, thương mại và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với những nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế".
Ngoài kế hoạch viện trợ cho Tiểu vùng sông Mekong, mới đây Tokyo  cũng đã cam kết cho Myanmar  vay  100 tỷ yên (8,2 tỷ USD) với  lãi suất thấp để giúp phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm một mạng lưới truyền tải điện quốc gia và nâng cấp Hành lang kinh tế Đông-Tây kết nối Myanmar  với Thái Lan, Lào và Việt Nam bằng đường bộ. Một phần của số tiền này sẽ được sử dụng để nâng cấp các tuyến đường sắt nội thành Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.
Quan hệ Myanmar-Trung Quốc  đã trở nên căng thẳng do giao tranh giữa chính phủ Myanmar và quân nổi dậy ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Giao tranh đôi lúc cũng tràn qua biên giới, gây ra một số thiệt hại về người và của trên lãnh thổ Trung Quốc.
Việc Nhật Bản viện trợ cho các nước Hạ lưu sông Mekong  chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm  mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản vốn đã căng thẳng do tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Đối với Trung Quốc, năm nước Hạ lưu sông Mekong nằm trong chiến lược “Vành đai, con đường” đầy tham vọng.  Năm quốc gia Hạ lưu sông Mekong cũng là thành viên của Ngân hàng Đầu tư cở sở hạ tầng Châu Á do Trung Quốc cầm đầu và  Nhật Bản, Mỹ  đã từ chối tham gia.  

Làm gì để ngăn chặn Trung Quốc “thâu tóm” Biển Đông?

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc chuyển từ bồi đắp sang xây dựng căn cứ quân sự trên các “đảo nhân tạo” là một bước tiến mới trong mưu đồ thâu tóm Biển Đông.

Để đối phó hữu hiệu với thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông, các bên hữu quan cần phải nhận ra những mưu đồ thâm hiểm thâu tóm Biển Đông của Bắc Kinh. 
Lam gi de ngan chan Trung Quoc
"Rồng" Trung Hoa đe dọa Biển Đông và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Từ nhận thức rõ thách thức và nguy cơ…
Cần phải nhận thức rõ những gì Trung Quốc đang làm và điều này có ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông, của Mỹ và các bên hữu quan khác. Hình ảnh vệ tinh mới nhất đã khẳng định những gì mà người ta đã biết từ lâu: Bắc Kinh đang xây dựng căn cứ quân sự trên các “đảo nhân tạo” và một số căn cứ có thể được sử dụng cho mục đích tấn công chống lại các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đó là các đường băng sân bay, các đơn vị đồn trú, pháo phòng không và pháo mặt đất, radar và thiết bị thông tin liên lạc. Các căn cứ quân sự này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường tuần tra vùng biển xung quanh và giám sát hoạt động của các bên tuyên bố chủ quyền. Qua đó, Trung Quốc quyết đoán hơn trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền Biển Đông và đe dọa các bên tuyên bố chủ quyền khác.

Giận Mỹ, Riyadh quay sang chơi “con bài Nga”

(Kiến Thức) - Giới phân tích cho rằng do giận Mỹ, Riyadh quay sang chơi “con bài Nga”,  nhưng mối quan hệ “lợi dụng lẫn nhau ” này mang đậm tính chất “thời vụ”.

Hai gã khổng lồ sản xuất dầu mỏ dường như đã có một bước đột phá trong mối quan hệ song phương thường đối địch lẫn nhau với việc ký kết nhiều hiệp định hợp tác. Nhưng chính sách đối ngoại khác nhau “một trời, một vực” có thể làm làm nguội lạnh mối quan hệ giữa Moscow-Riyadh  vừa được hâm nóng.
Gian My, Riyadh quay sang choi “con bai Nga”
Tổng thống Vladimir Putin và Phó Thái tử kế vị Mohammed bin Salman.
Nếu phối hợp với nhau, Nga và Ả-rập Xê-út (hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới) có thể chiếm lĩnh thị trường xăng dầu toàn thế giới. Cho đến nay, điều đó đã không xảy ra do những bất đồng  dường như không thể dung hòa  và do mối quan hệ đặc biệt Washongton- Riyadh.

Vì sao Nhật Bản tăng cường quan hệ với Đông Nam Á?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Nga, Nhật Bản tăng cường quan hệ với Đông Nam Á để làm đối trọng với một Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh về quân sự.

Nhật Bản - nền kinh tế thứ ba thế giới - đang gắn bó với Hiệp hội các nước Đông Nam Á phát triển năng động bằng mối quan hệ mật thiết và lâu dài.
Tính riêng năm ngoái, Thủ tướng Abe đã thăm 10 nước ASEAN.
Tính riêng năm ngoái, Thủ tướng Abe đã thăm 10 nước ASEAN.