Đánh người sau va chạm giao thông: Văn hóa côn đồ cần dẹp bỏ

(Kiến Thức) - Không biết từ khi nào, cứ xảy ra va chạm giao thông, người ta không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới nhau, nặng thì lao vào ẩu đả, hành hung, thậm chí giết người. Thứ văn hóa côn đồ này đến lúc cần dẹp bỏ tận gốc.

N.Q.H., 29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh vừa bị Công an quận 9, TP HCM bàn giao cho công an phường Tăng Nhơn Phú A để xử lý về hành vi đánh người sau va chạm giao thông.
Đêm ngày 5/11, sau khi xảy ra va chạm giao thông trên đường Lê Văn Việt, nam thanh niên lái xe taxi công nghệ GrabCar này đã đuổi theo đôi nam nữ đi xe máy.
Đối tượng này đã chặn đầu xe, tát thẳng tay vào cô gái và dùng dây nịt hành hung đôi nam nữ vì cho rằng thanh niên đi xe máy đã chỉ tay thách thức. Thậm chí, lái xe Grab đã bắt nam thanh niên phải quỳ xin lỗi.
Dù nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm giao thông thế nào, cách hành xử của đôi nam nữ có thể chưa đúng mực, tuy nhiên hành vi hành hung người khác của tài xế taxi công nghệ GrabCar là không thể chấp nhận được. Bởi đối tượng này không chỉ sử dụng rượu bia khi lái xe, nhất là với nghề lái taxi là điều cấm kỵ bởi sẽ gây nguy hiểm nếu chở khách.
Danh nguoi sau va cham giao thong: Van hoa con do can dep bo
 Nam tài xế taxi lao vào hành hung đôi nam nữ khi xảy ra va chạm giao thông.
Hơn nữa, việc nam tài xế hành hung người khác không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự xuống cấp đạo đức và các ứng xử của người lái xe này. Bất kỳ lái xe taxi nào cũng đều được đào tạo các ứng xử trước khi làm việc. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt do va chạm giao thông mà hành xử côn đồ, không chỉ là xấu đi hình ảnh những lái xe taxi công nghệ mà còn là hành vi đáng lên án, cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, vụ việc trên cũng thể hiện tính xấu của một bộ phận người Việt, ý thức, văn hóa ứng xử khi xảy ra va chạm giao thông còn rất thấp. Thực tế, không chỉ vụ việc trên, trước đó rất nhiều vụ việc người va chạm giao thông hành xử côn đồ khiến dư luận bức xúc như vụ việc Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hàm Long Nguyễn Văn Sướng rút súng đe dọa nam tài xế sau khi xảy ra mâu thuẫn khi tham gia giao thông hay như vụ việc mới đây, chỉ vì va quệt xe máy khi đưa con đến Trường tiểu học Cao Xanh (Quảng Ninh), hai phụ huynh đã lao vào ẩu đả, một trong hai người đã rút dao đâm đối phương trọng thương…
Những vụ việc trên chỉ là một trong số ít so với thực tế nhưng cũng đủ để minh chứng cho thói xấu cứ xảy ra va chạm giao thông là chửi bởi, xô xát đánh nhau, thậm chí là giết người mà không cần tìm hiểu nguyên nhân đúng sai hay nhờ cơ quan chức năng giải quyết.
Vô số người đã bị tước đoạt mạng sống, không ít kẻ côn đồ đã phải trả giá bằng những bản án của pháp luật. Tuy nhiên vẫn không đủ răn đe những kẻ khác.
Ở các quốc gia trên thế giới, khi hầu hết các xe đều bắt buộc phải mua bảo hiểm, khi xảy ra va chạm, chủ xe gọi bên bảo hiểm đến giải quyết rất văn minh và thượng tôn pháp luật. Thời gian gần đây, ở Việt Nam, khi xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc đều có thể được bồi thường thiệt hại từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Pháp luật cũng quy định rõ ràng về việc bồi thường của bảo hiểm khi xảy ra va chạm giao thông, tai nạn giao thông. Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định 22/2016/TT-BTC, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe cơ giới gồm: Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
Tại điều 9 Nghị định 22/2016/TT-BTC, số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả như sau: Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn; mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn…
Thực tế cho thấy, có rất nhiều cách xử lý khi xảy ra va chạm giao thông như nhờ cơ quan chức năng can thiệp, báo bên bảo hiểm để chi trả thiệt hại hoặc nếu va chạm nhẹ, có thể tự giải quyết một cách hài hòa trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Dù vậy, không ít người lại lựa chọn cách hành xử xấu xí, côn đồ khi lao vào ẩu đả mỗi khi xảy ra va chạm mà không cần biết đến bản thân mình cũng có lỗi. Đó là một thứ luật lệ, một nguyên tắc bất thành văn mà suốt thời gian qua dễ dàng bắt gặp ở nhiều vụ va chạm giao thông.
Thậm chí họ tự đặt ra luật lệ khi xảy ra tai nạn, xe tải phải đền xe con, ô tô phải đền xe máy, xe máy đền người đi bộ mà không cần biết đúng sai. Lẽ ra khi xảy ra va chạm, lỗi của ai người đó phải chịu, quy định đã rất rõ ràng và bất kỳ ai cũng phải tuân thủ. Không ít người dù biết bản thân sai nhưng vẫn dung hành vi côn đồ để lấn át, đẩy sự việc đến những kết cục đau lòng khi người mất mạng, kẻ vào tù.
Điều đó thể hiện sự xuống cấp của đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân. Đồng thời cho thấy hệ thống pháp luật thiếu nghiêm minh, nhiều vụ tai nạn chưa bị xử lý nghiêm khiến người dân mất niềm tin và theo xu hướng tự xử.
Tuy nhiên, thứ văn hóa xấu xí cứ va chạm là chửi bới, ẩu đá, hành hung này cần phải sớm dẹp bỏ. Để dẹp bỏ, cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm những kẻ có hành vi côn đồ, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người khác khi xảy ra va chạm giao thông.
Bên cạnh đó, cần chủ động linh hoạt khi giải quyết va chạm giao thông. Nếu không gây hậu quả, cơ quan chức năng cần hướng dẫn cho các bên tự thỏa thuận bồi thường, không nên gây khó dễ cho những người tham gia giao thông xảy ra va chạm, tránh tình trạng vì thiếu niềm tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật mà những người tham gia giao thông gây ra sự việc đáng tiếc.
Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao văn hóa giao thông khi đào tạo cấp giấy phép lái xe, cần đưa văn hóa giao thông vào trường học để giáo dục học sinh ngay từ nhỏ…
Bên cạnh đó, cũng cần sự lên án của dư luận và người chứng kiến vụ tai nạn giao thông. Lâu nay, không ít vụ va chạm giao thông, dù biết ai đúng ai sai nhưng trước hành vi côn đồ của đối tượng, nhiều người chọn cách im lặng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúng ta phải lên tiếng đấu tranh với những hành vi sai trái và bảo vệ cái đúng, chứ không thể im lặng trước cái xấu xí.
Sự thờ ơ của chính những người chứng kiến khiến những kẻ côn đồ được nước lấn tới. Khi chúng ta chung tay đấu tranh với cái sai, đấu tranh với những hành vi xấu xí, thói hành xử côn đồ nhất định sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi.
>>> Mời độc giả xem video Nam tài xế đánh phụ nữ khi xảy ra va chạm giao thông:
 

Hà Nội chỉ đạo xử lý nghiêm vụ "hỗn chiến" sau va chạm giao thông ở Thanh Nhàn

(Kiến Thức) - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Công an TP Hà Nội chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật về vụ 'hỗn chiến' sau va chạm giao thông ở phường Thanh Nhàn.

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về việc điều tra vụ hỗn chiến sau va chạm giao thông tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng.

Nguyên Bí thư Nha Trang bị đâm: Hung thủ là quân nhân... xử sao?

(Kiến Thức) - Cơ quan chức năng xác định, đối tượng đâm trọng thương ông Hoàng Văn Trường, nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang (Khánh Hòa), là một quân nhân khiến dư luận không khỏi xôn xao, và cái kết nào dành cho quân nhân này?

Ngày 7/11, một lãnh đạo Bộ Công an cho biết, nghi phạm đâm trọng thương ông Hoàng Văn Trường (66 tuổi, nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã đến Công an tỉnh Khánh Hòa đầu thú vào tối 5/11. Cơ quan công an xác định, đối tượng này là quân nhân, đang phục vụ trong quân đội. Ông Trường được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa và đã qua cơn nguy kịch.
Nguyen Bi thu Nha Trang bi dam: Hung thu la quan nhan... xu sao?
 Khu vực nơi xảy ra vụ việc.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Kiến Thức về việc hung thủ đâm trọng thương Nguyên Bí thư Nha Trang có thể nhận kết gì? Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi của đối tượng rất manh động, coi thường tính mạng của người khác. Nếu không được cấp cứu kịp thời khi nạn nhân có thể tử vong bởi vậy cơ quan điều tra sẽ xem xét xử lý đối tượng này về tội giết người.

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hung khí mà đối tượng này sử dụng là loại gì? Khả năng sát thương ra sao và hành vi cụ thể của đối tượng này đã tấn công vào vùng cổ của nạn nhân như thế nào? Để lại hậu quả ra sao?

Đồng thời làm rõ động cơ tấn công vào nạn nhân có nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân hay không, có biết hành vi của mình có thể tước đoạt tính mạng nạn nhân hay không làm cơ sở xem xét yếu tố lỗi và hành vi để xem xét dấu hiệu của tội giết người theo quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đối tượng thực hiện Hành vi với mục đích giết người hoặc thực hiện hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến chết người nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố đối tượng này về tội giết người theo quy định tại điều 123 bộ luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Nguyen Bi thu Nha Trang bi dam: Hung thu la quan nhan... xu sao?-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Để buộc tội được đối tượng này thì cơ quan điều tra phải làm rõ hành vi khách quan và hậu quả mà hành vi này có thể gây ra, làm rõ yếu tố lỗi ở đây là có mong muốn hậu quả chết người xảy ra, hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra hay không. Nếu hung khí nguy hiểm là dao nhọn tấn công vào vùng trọng yếu là vào vùng cổ của nạn nhân, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (mặc dù nạn nhân không chết. Việc nạn nhân không chết là do được cấp cứu kịp thời, ngoài ý chí của đối tượng gây án).

Ngoài ra, cơ quan điều tra sẽ làm rõ động cơ, mục đích của đối tượng khi tấn công nạn nhân. Nếu hành vi dùng vũ lực để tấn công nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản thì đối tượng này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo quy định tại điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt cao nhất của tội danh này là 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng thì đối tượng gây án là quân nhân, đang tại ngũ trong quân đội. Bởi vậy hành vi của đối tượng này sẽ bị xem xét xử lý hình sự. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây là cơ quan điều tra của bộ quốc phòng, viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự. Khi phát hiện ra sự việc này thì cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ và đối tượng sang cơ quan tố tụng quân sự để xem xét giải quyết theo đúng thủ tục.

Đồng quan điểm với luật sư Đặng Văn Cường, luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, đối với sự việc nêu trên, hành vi của đối tượng được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và hoàn toàn có căn cứ để khẳng định rằng đây là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xét về mặt hành vi, đối tượng đã có hành vi dùng bạo lực, sử dụng hung khí để đâm vào cổ của nạn nhân, hành vi này có dấu hiệu của hành vi giết người và có thể bị truy cứu về tội Giết người theo điều 123 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Nguyen Bi thu Nha Trang bi dam: Hung thu la quan nhan... xu sao?-Hinh-3
Luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Đối tượng đã lẻn vào nhà nạn nhân, sau đó dùng hung khí đâm vào cổ nạn nhân – vùng cổ là vùng mà hung thủ biết và phải biết rằng hoàn toàn có thể tước đi mạng sống của nạn nhân ngay lập tức.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra của quân đội nhân dân cấp có thẩm quyền cần phải tiến hành điều tra làm rõ quá trình thực hiện hành vi, mục đích cũng như động cơ phạm tội của đối tượng. Điều này là rất quan trọng để xác định hành vi của đối tượng là phạm tội gì? Thuộc khung, khoản nào?

Đối tượng thực hiện hành vi nêu trên hiện đang là quân nhân, nên theo quy định về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của quân đội nhân dân, viện kiểm sát quân sự và Tòa án quân sự có thẩm quyền tiến hành làm sáng tỏ vụ án. Thông tư 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng:

Điều 40. Xử lý kỷ luật đối với người vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt. Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân) và buộc thôi việc (đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng).

>>> Xem thêm video: Truy xét nghi phạm tấn công nguyên Bí thư Nha Trang

“Hỗn chiến” sau va chạm giao thông ở Hà Nội: Công an vào cuộc

(Kiến Thức) - Chiếc xe ô tô va chạm với 2 người đi xe máy ở khu vực Thanh Nhàn - Hà Nội. Sau đó, hai bên xô xát và gọi thêm người đến mang cả "hàng nóng" gây náo loạn khu phố.

Sáng 27/4, một lãnh đạo Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, đơn vị đang thụ lý vụ “hỗn chiến” sau va chạm giao thông xảy ra vào tối 26/4 tại khu vực Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Được biết, sự việc xảy ra sau cú va chạm giao thông giữa xe ô tô và xe máy trên địa bàn.