Đánh bom xe tại Philippines, ít nhất 6 người thiệt mạng

Sáng 31/7, ít nhất 6 người, trong đó có 4 dân quân và một trẻ em, đã thiệt mạng trong vụ nổ được cho là "đánh bom xe" ở Basilan, một tỉnh đảo tại miền Nam Philippines.
 

Các phương tiện truyền thông tại Philippines đưa tin, ít nhất 6 người đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe xảy ra vào sáng 31/7, tại khu vực hòn đảo Basilan, miền nam Philippines.
Danh bom xe tai Philippines, it nhat 6 nguoi thiet mang
 Ít nhất 6 người đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom bằng xe hơi xảy ra vào sáng 31/7 tại khu vực hòn đảo Basilan. Ảnh minh họa: CNN
Theo nguồn tin từ một quan chức quân đội, vụ việc xảy ra vào khoảng 6h sáng 31/7 (theo giờ địa phương), khi chiếc xe bom đang được kiểm tra tại một trạm kiểm soát ở thành phố Lamitan, tỉnh Basilan thì bất ngờ phát nổ, làm ít nhất 6 người thiệt mạng, trong đó bao gồm 1 dân quân và 1 trẻ nhỏ, người thiệt mạng bao gồm cả đối tượng lái chiếc xe bom.
Đến nay, quân đội Philippines vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về vụ việc. Tuy nhiên, nhiều quan chức quân đội nghi ngờ nhóm khủng bố Abu Sayyaf đứng sau vụ tấn công này.
Nhóm khủng bố Abu Sayyaf được xem là một tổ chức Hồi giáo cực đoan, đòi quyền tự trị cho người Hồi giáo tại miền nam Philippines và đã từng tuyên bố ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Philippines dọa rời khỏi LHQ và mời Trung Quốc lập tổ chức mới

Tổng thống Philippines Duterte đã chỉ trích mạnh mẽ Liên Hợp Quốc sau khi tổ chức quốc tế này kêu gọi Manila chấm dứt chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy.

Theo Reuters và THX, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 21/8 chỉ trích mạnh mẽ Liên Hợp Quốc sau khi tổ chức quốc tế này kêu gọi Manila chấm dứt chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy vốn khiến khoảng 900 nghi can bị chết.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: EPA/TTXVN) 

Đặc nhiệm chống khủng bố tinh nhuệ của Philippines

Lực lượng đặc nhiệm Philippines được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong các chiến dịch trấn áp các tổ chức khủng bố liên hệ với Al-Qaeda hay IS.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban bố tình trạng thiết quân luật ở tỉnh Lanao del Sur, miền Nam nước này. Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của quân đội Philippines cũng được điều động đến khu vực để phong tỏa các nghi can khủng bố đang lẩn trốn ở đây. Ảnh: Philstar. 

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-2
 Theo Global Security, Bộ chỉ huy Hoạt động đặc nhiệm Philippines (SOCOM) được thành lập vào năm 1978. Các đơn vị trực thuộc gồm có, Trung đoàn đặc nhiệm đường không, Trung đoàn Scout Ranger và Trung đoàn phản ứng nhanh. Ảnh: Wikipedia.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-3
 SOCOM của Philippines được tổ chức theo mô hình của Bộ chỉ huy Các hoạt động đặc nhiệm Mỹ (US SOCOM). Ảnh: Getty.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-4
 Sứ mệnh của SOCOM là lên kế hoạch, tiến hành các hoạt động quân sự đặc biệt như trinh sát luồn sâu, phá hoại sau lưng đối phương, chống khủng bố, giải cứu con tin, hỗ trợ cho các đơn vị của quân đội. Ảnh: Flickr.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-5
Thành viên của SOCOM được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những quân nhân ưu tú trong quân đội Philippines. Quá trình đào tạo được thực hiện qua 3 giai đoạn, nhằm trang bị cho người lính kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Ảnh: Getty. 

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-6
 Trước đây, đặc nhiệm Philippines thường xuyên phối hợp đào tạo với đặc nhiệm Mỹ. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa quân đội và lực lượng đặc nhiệm 2 nước bị gián đoạn từ khi tổng thống Duterte lên nắm quyền. Ảnh: Philstar.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-7
 Đặc nhiệm Thủy quân lục chiến Mỹ hướng dẫn cách bắn súng M16 cho đặc nhiệm Philippines trong đợt huấn luyện chung. Ảnh: Flickr.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-8
Đặc nhiệm Philippines từng tiến hành nhiều nhiệm vụ chống khủng bố và nổi dậy chống lại Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro. Ảnh: Flickr. 

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-9
 Đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm Philippines từng tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tổ chức khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda do Abu Sayyaf cầm đầu ở đảo Mindanao, cực nam nước này. Ảnh: Getty.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-10
 Đặc nhiệm Philippines di lý một thành viên của tổ chức Abu Sayyaf trong chiến dịch trấn áp khủng bố vào năm 2003. Ảnh: Getty.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-11
 Thời gian gần đây, tàn quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang vươn vòi bạch tuộc đến Đông Nam Á, đặc biệt là các đảo cực nam Philippines, điều đó khiến nhiệm vụ chống khủng bố của SOCOM trở nên nặng nề hơn. Ảnh: Getty.

Những điều bạn có thể chưa biết về đảo quốc Philippines

(Kiến Thức) - Dù đảo quốc Philippines có tới 7.641 hòn đảo lớn nhỏ nhưng chỉ có 2.000 đảo trong số đó là người sinh sống.

Theo Business Insider, đảo quốc Philippines bao gồm 7.641 hòn đảo lớn nhỏ nhưng chỉ có khoảng 2.000 hòn đảo là có người sinh sống. Ảnh: BI.
 Theo Business Insider, đảo quốc Philippines bao gồm 7.641 hòn đảo lớn nhỏ nhưng chỉ có khoảng 2.000 hòn đảo là có người sinh sống. Ảnh: BI.

Manila là thủ đô và là thành phố lớn thứ nhì của Philippines. Đây là một trong 16 thành phố thuộc Vùng đô thị Manila với tổng dân số khoảng 12,8 triệu người. Ảnh: BI.
 Manila là thủ đô và là thành phố lớn thứ nhì của Philippines. Đây là một trong 16 thành phố thuộc Vùng đô thị Manila với tổng dân số khoảng 12,8 triệu người.  Ảnh: BI.

Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 330 năm và là thuộc địa của Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1898 cho đến khi bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến II. Sau đó, Nhật Bản buộc phải rời khỏi quốc đảo này vào năm 1945. Ảnh: Migrationology.
 Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 330 năm và là thuộc địa của Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1898 cho đến khi bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến II. Sau đó, Nhật Bản buộc phải rời khỏi quốc đảo này vào năm 1945.  Ảnh: Migrationology.

Khoảng 80% dân số Philippines là người Công giáo. Đây là quốc gia có số người Công giáo đông thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Mexico. Ảnh: BI.
 Khoảng 80% dân số Philippines là người Công giáo. Đây là quốc gia có số người Công giáo đông thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Mexico.  Ảnh: BI.

Philippines là quốc gia duy nhất trên thế giới coi ly hôn là phạm pháp. Nhiều người Philippines có tư tưởng bảo thủ, phản đối dữ dội việc phá thai và hôn nhân đồng giới. Ảnh: BI.
 Philippines là quốc gia duy nhất trên thế giới coi ly hôn là phạm pháp. Nhiều người Philippines có tư tưởng bảo thủ, phản đối dữ dội việc phá thai và hôn nhân đồng giới.  Ảnh: BI.

Một trong những phương tiện giao thông phổ biến ở Philippines là chiếc xe jeepney có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: BI.
 Một trong những phương tiện giao thông phổ biến ở Philippines là chiếc xe jeepney có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.  Ảnh: BI.

Manny Pacquiao, một trong những võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp được yêu thích nhất trên thế giới, cũng tham gia vào chính trường Philippines. Ảnh: BI.
 Manny Pacquiao, một trong những võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp được yêu thích nhất trên thế giới, cũng tham gia vào chính trường Philippines.  Ảnh: BI.

Ngày 12/07/2016, Toà Trọng tài ở La Haye đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Tòa Trọng tài tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ảnh: BI.
 Ngày 12/07/2016, Toà Trọng tài ở La Haye đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Tòa Trọng tài tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.  Ảnh: BI.

Bóng rổ là môn thể thao phổ biến nhất ở quốc đảo Philippines. Môn thể thao này xuất hiện ở Philippines trong những năm đầu thời Mỹ thuộc. Ảnh: BI.
 Bóng rổ là môn thể thao phổ biến nhất ở quốc đảo Philippines. Môn thể thao này xuất hiện ở Philippines trong những năm đầu thời Mỹ thuộc. Ảnh: BI.
Mời độc giả xem thêm video: 90% dân số Philippines ủng hộ cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte (Nguồn: VTC1)