Đang thu lưới, ngư dân “hồn xiêu phách lạc” vì nhìn thấy thứ quái dị bên trong

Người đàn ông đã đánh bắt được 'quái vật' gì vậy?

Một người đàn ông ở Nhật Bản ra biển đánh cá, lúc thu lưới vô tình phát hiện ra một sinh vật kỳ dị. Thấy sự lạ, người đàn ông liền bước tới xem xét, nào ngờ anh ta bị sinh vật kia làm cho giật mình một phen. Sinh vật này có vẻ ngoài vô cùng đáng sợ, thật không khỏi khiến người khác rùng mình.

Tuy nhiên, con quái vật này không còn dấu hiệu nào của sự sống. Anh ta liền cẩn trọng cầm nó lên xem xét kỹ lưỡng thì phát hiện sinh vật này giống hệt với quái vật ngoài hành tinh trên phim. Miệng của nó có răng nhô ra ngoài, còn đầu không có mắt.

Dang thu luoi, ngu dan

Loại sinh vật này có vẻ ngoài giống hệt với quái vật ngoài hành tinh trên phim. (Ảnh: Kknews)

Lúc này người đàn ông cảm thấy hoảng sợ vô cùng, liệu đây có phải là một loài sinh vật ngoài hành tinh không? Anh ta quyết định tìm hiểu rõ nguồn gốc thực sự của con vật này nên đã gửi nó đến Viện Sinh vật biển địa phương để nhờ kiểm định.

Sau khi kiểm tra, các nhà khoa học cho biết đây không phải là loài ngoại lai mà là một loại sinh vật sống dưới biển sâu, vốn là một loài giun biển khổng lồ có tên là Eulagisca gigantea. Loài giun biển này có vảy và thường sống ở Nam Cực và Nam Đại Dương. Chúng có màu nâu xám và không có hoa văn trên thân. Chúng thường sống ở độ sâu từ 40 đến 700m.

Dang thu luoi, ngu dan

Thực ra, sinh vật xấu xí này vốn là một loại giun biển khổng lồ sống dưới biển sâu. (Ảnh: Kknews)

Eulagisca gigantea có thân hình dẹt và trên lưng có tới 15 cặp vảy. Chúng có một cặp hàm lớn , răng lộ ra ngoài yết hầu. Vì Eulagisca gigantea sinh sống trong môi trường vô cùng khắc nghiệt nên đặc biệt phàm ăn, chúng ăn tất cả các loại thức ăn, bao gồm cả mảnh vụn xác thừa.

Các nhà nghiên cứu sinh vật biển cho biết, loài giun biển này có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên họ thấy một con giun biển to như vậy. Nó có chiều dài lên 20 cm, bề ngang tới 10 cm. Cuối cùng, họ đã đề nghị người đàn ông tặng lại con giun biển này để làm tiêu bản nghiên cứu.  

Người đàn ông sốc khi biết cục đá nhặt được là sinh vật có thể chuyển giới

Sinh vật kỳ lạ đó là gì?

Một du khách đang dạo chơi trên bãi biển thì trông thấy ven mặt nước có nhiều cục đá với hình dạng kỳ quái. Những cục đá này có màu xám đất, bề mặt xù xì nhưng sờ vào rất mềm tay và dường như bên dưới còn có thứ gì đó. Anh ta đã dùng dao để cắt cục đá ra.

Nào ngờ nó có thể cắt ra dễ dàng. Cảnh tượng sau đó khiến người đàn ông vô cùng sốc bởi dường như cục đá có thể chuyển động. Anh ta quyết định cắt toàn bộ cục đá ra và phát hiện bên trong đó toàn là vật thể mềm màu đỏ. Cục đá này giống như một sinh vật sống có thịt và còn chảy ra rất nhiều thứ nước trong suốt.

Nguoi dan ong soc khi biet cuc da nhat duoc la sinh vat co the chuyen gioi-Hinh-3

Hóa ra "cục đá" này là một loại sinh vật biển có tên "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống". (Ảnh: Kknews)

Sau đó, người du khách đã cầm "cục đá" kỳ lạ này vào trong làng để hỏi thăm ngư dân thì họ lại đề nghị thu mua chúng với giá hời.

Hóa ra, nó thực sự là một loại sinh vật biển. Nó có tên là "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống".

Trong cuốn sách "Saggio Sulla Storia Naturale del Chili" được xuất bản vào năm 1782, Juan Ignacio Molina, một tu viện trưởng đã từng mô tả ngắn gọn về sự xuất hiện của loài sinh vật biển này cũng như việc người dân bản địa sử dụng chúng như một hình thức kiếm sống.

Theo các nhà sinh vật học, Pyura chilensis được xem như một sinh vật kỳ lạ bởi khi sinh ra nó là giống đực, nhưng lớn lên chuyển thành giống cái!

Thức ăn của nó là các loại vi tảo, Pyura chilensis ăn chúng bằng cách lọc chúng trong nước biển qua một vòi hút. Thứ nước trong suốt chảy ra đó thực ra là máu của loại sinh vật này và trong máu của nó tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi.

Nguoi dan ong soc khi biet cuc da nhat duoc la sinh vat co the chuyen gioi-Hinh-4

Đá sống là một món đặc sản của ngư dân địa phương và có giá thành rất cao. (Ảnh: Kknews)

Pyura chilensis sinh sản bằng cách ném những đám mây tinh trùng và trứng vào vùng nước xung quanh. Nếu ở một mình, nó sẽ tự sinh sản bằng cách tự thụ tinh.

Dù có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng "đá sống" là đặc sản của người dân địa phương bởi nó có dinh dưỡng gấp 3 lần hải sản thông thường. Nó có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Họ thường xắt nhỏ, đun sôi và dùng chung với nhiều món ăn khác nhau hoặc chiên chín ăn với bánh mì. Tuy nhiên, "đá sống" rất được ưa chuộng nhưng do sản lượng ít nên giá thành của nó rất cao.  

Sự thật về loài sinh vật duy nhất sống sót ngoài không gian

Tardigrades, còn gọi là “Gấu nước”, là sinh vật cổ xưa có mặt trên Trái đất hơn 500 triệu năm trước và là sinh vật duy nhất có thể sống sót ngoài vũ trụ.

Su that ve loai sinh vat duy nhat song sot ngoai khong gian

Loài này sở hữu cơ thể cứng chắc, chịu đựng được nhiệt độ cao tới 150 độ C và thấp nhất tới -272 độ C.

Tính phổ biến

Tardigrades có vẻ bề ngoài tương đối đáng sợ với thân hình béo tròn, nhiều nếp gấp. Chúng có 8 chân với móng vuốt sắc như gấu, miệng chứa đầy răng sắc nhọn. Tuy nhiên, khó có thể quan sát chúng bằng mắt thường bởi Tardigrades chỉ dài khoảng 1mm.

Ước tính trên Trái đất có khoảng 900 loài Tardigrades. Nguồn thức ăn của chúng tương đối đa dạng, từ rong rêu, tảo biến, đến thịt động vật khác hay thịt đồng loại.

Tardigrades là một trong những sinh vật cổ xưa nhất Trái đất. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hoá thạch của chúng từ kỷ Cambri hơn 500 triệu năm trước. Nhưng Tardigrades được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1773 bởi mục sư người Đức, Goeze. Khi sử dụng kính hiển vi soi bùn đất, Goeze ngỡ ngàng phát hiện hàng trăm sinh vật có bề ngoài giống gấu. Ông đặt tên cho chúng là “il Tardigrado”, có nghĩa là đi chậm, vì chúng di chuyển lề mề.

Ông William Miller, nhà nghiên cứu về Tardigrades, tại Trường Đại học Baker, cho biết, gấu nước có mặt ở khắp mọi nơi trên bảy lục địa, từ những ngọn núi cao nhất đến những đáy biển sâu nhất được khám phá.

Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện những sinh vật có kích thước 1mm này có thể sống sót một thời gian dài trong môi trường chân không lạnh giá ngoài không gian. Hàng nghìn con Tardigrades được gắn lên vệ tinh bay vào không gian. Sau khi trở về, các nhà khoa học phát hiện khoảng 68% chúng vẫn sống sót. Những con cái đẻ trứng ngoài không gian, sinh ra đàn con khoẻ mạnh.

Nhưng ông Miller phủ nhận giả thuyết Tardigrades vốn là sinh vật ngoài không gian. Khả năng sống sót vượt trội của loài này là kết quả của sự tiến hóa nhằm vượt qua môi trường thiếu nước, vấn đề đe doạ sự sống trên Trái đất.

Các nhà khoa học đã tìm thấy những con Tardigrades sống ở những nơi khô hạn nhất trên Trái đất như sa mạc Sinai. Khi môi trường khô đi, chúng cũng co lại. Cơ thể chúng chỉ còn khoảng 3% là nước. Quá trình trao đổi chất cũng chậm xuống còn 0,01% so với tốc độ thông thường. Đến khi được tiếp cận với nguồn nước dồi dào, chúng sẽ quay lại nhịp sống bình thường như miếng bọt biển thấm đẫm nước.

Trạng thái “khô cạn”