Đảng Dân Chủ muốn luận tội Tổng thống Trump sau báo cáo của Mueller?

Được biết, trước bài phát biểu, chỉ có 7/23 ứng viên Đảng Dân chủ tán thành các thủ tục luận tội chống lại Tổng thống Trump. Nhưng đến buổi chiều, con số đã là 10 và có thể sẽ còn tăng thêm.

Sau khi Công tố viên Robert S. Mueller chính thức lên tiếng về cuộc điều tra kéo dài 22 tháng của mình về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, số thành viên đảng Dân Chủ lên tiếng đòi luận tội Tổng thống Trump bắt đầu gia tăng, báo The New York Times đưa tin.
Tuyên bố của ông Mueller hôm 29/5 nhắc lại kết luận điều tra của mình và từ chối làm rõ việc ông Trump có phạm tội hay không. Trong đó nhấn mạnh chính sách của Bộ Tư pháp không cho phép buộc tội một tổng thống đương nhiệm. "Vì vậy, buộc tội tổng thống không phải là một lựa chọn mà chúng tôi cân nhắc", báo cáo viết.
Ông Mueller cũng tuyên bố khép lại cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và tuyên bố từ chức "để trở về cuộc sống cá nhân".
Dang Dan Chu muon luan toi Tong thong Trump sau bao cao cua Mueller?
Tuyên bố của ông Mueller hôm 29/5 nhắc lại kết luận điều tra của mình và từ chối làm rõ việc ông Trump có phạm tội hay không. Ảnh: CNN 
Được biết, trước bài phát biểu, chỉ có 7/23 ứng viên Đảng Dân chủ tán thành các thủ tục luận tội chống lại Tổng thống Trump. Nhưng đến buổi chiều, con số đã là 10 và có thể sẽ còn tăng thêm.
Thượng nghị sĩ Cory Booker của bang New Jersey, Thị trưởng Pete Buttigieg của South Bend, Ind., Và Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand của New York lần đầu tiên đưa ra quyết định rõ ràng về việc ủng hộ các thủ tục luận tội vào hôm 29-5.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Kamala Harris của California và Elizabeth Warren của Massachusetts, Đại diện Seth Moulton của Massachusetts và Eric Swalwell của California, Bộ trưởng Gia cư và Phát triển Đô thị Julián Castro, cựu Đại diện Beto O'Rourke của Texas và Thị trưởng Wayne Messam của Miramar, Fla. đã lên tiếng ủng hộ các thủ tục luận tội.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders ở Vermont cũng vậy, dù không chính thức bày tỏ quan điểm muốn luận tội ông Trump nhưng ông nói trên trang Twitter cá nhân rằng 'ếu Ủy ban Tư pháp Hạ viện thấy cần thiết, "tôi sẽ ủng hộ quyết định của họ".
Tháng trước, ông Cory Booker, Thượng nghị sĩ Cory Booker của bang New Jersey nói rằng ông sẽ bảo lưu phán quyết cho đến khi Quốc hội nhận được một bản báo cáo đầy đủ. Tuy nhiên, sau những gì ông Mueller phát biểu hôm 29-5, ông nói rằng "Tuyên bố của Robert Mueller cho thấy rõ Quốc hội có nghĩa vụ pháp lý và đạo đức để bắt đầu các thủ tục luận tội ngay lập tức".
Tình hình bắt đầu thay đổi kể từ khi Bộ Tư pháp công bố phiên bản được báo cáo lại của ông Mueller. Tiếp sau đó, một nhóm nhỏ các ứng viên đảng Dân chủ bắt đầu kêu gọi luận tội Tổng thống Trump, dựa trên cơ sở rằng Quốc hội cần khẳng định quyền giám sát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp.
Hôm 22-5, tổng thống Donald Trump đã đăng trên trang cá nhân, gọi các cuộc điều tra của hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ khởi xướng là "quấy rối Tổng thống" và phàn nàn rằng tỷ lệ ủng hộ đối với ông đang bị ảnh hưởng.
"Nếu không có cuộc săn phù thủy phi pháp, tỷ lệ phiếu bầu của tôi, nhất là sau kết quả kinh tế 'tuyệt vời', sẽ ở mức 65%. Quá tồi tệ! Trò lừa bịp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ", chủ nhân Nhà Trắng viết. Cụm từ "săn phù thủy" mang hàm ý cố tình bới lông tìm vết để bôi nhọ đối thủ.
Trump đã khước từ một số yêu cầu của đảng Dân chủ như đòi ông nộp hồ sơ thuế hay nghe lời khai của một cựu cố vấn Nhà Trắng, người từng cung cấp lời khai cho công tố viên đặc biệt trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Trước thái độ bất hợp tác của Nhà Trắng, đảng Dân chủ dường như đang ngày càng chia rẽ về việc có nên bắt đầu quá trình luận tội Tổng thống hay không.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng nên tập trung vào nhiệm vụ giúp cho công chúng có thêm thông tin thông qua các cuộc điều tra của quốc hội thay vì chuyển hướng sang luận tội ông Trump khi mà kế hoạch này cầm chắc thất bại bởi đảng Cộng hòa đang kiểm soát thượng viện.
Tuy nhiên, sau những gì mà ông Mueller công bố hôm 29/5, phần lớn các ứng viên Dân chủ đã quyết định bày tỏ ủng hộ chủ trương luận tội.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Nhìn lại những chuyến công du của Tổng thống Trump trong năm 2017

(Kiến Thức) - Trước Châu Á, ông Trump đã có chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông và Châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017
Chuyến công du đầu tiên tới Châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức bắt đầu từ hôm nay và sẽ kéo dài tới 14/11, với các điểm dừng chân chính  là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Đây là chuyến công du thứ ba của Tổng thống Trump trong năm nay khi trước đó vào tháng 5, Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã có chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông và sau đó Châu Âu. Ảnh: AP. 

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-2
Vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump bước xuống chuyên cơ Không lực Một cùng đoàn tháp tùng đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế King Khalid ở thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út vào tháng 5 năm nay trong chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông trong cương vị người đứng đầu nước Mỹ.  Ảnh: Fox News. 

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-3
Quốc vương Ả-rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al Saud đích thân đã ra tận sân bay để tiếp đón nhà lãnh đạo Mỹ. Ảnh: Getty Images. 

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-4
Tại Ả-rập Xê-út, Tổng thống Trump và Quốc vương Salman đã ký kết một hợp đồng vũ khí trị giá gần 110 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-5
 Tại điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du Trung Đông, nhà lãnh đạo Mỹ đã tới Israel và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Israel, Palestine để khôi phục lại tiến trình hòa bình bế tắc giữa hai quốc gia này. Ảnh: Getty Images.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-6
Ngày 22/5, ông Trump trở thành vị Tổng thống đầu tiên tới thăm Bức tường Than khóc, địa điểm được cho là linh thiêng nhất của người Do Thái trên thế giới, ở Đông Jerusalem. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-7
Sau đó, mhà lãnh đạo Mỹ đã gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ở Bethlehem, nơi vấn đề hòa bình Trung Đông tiếp tục được thảo luận. 

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-8
“Tôi hứa sẽ nỗ lực hết sức để đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine”, Tổng thống Trump phát biểu tại Bethlehem. Ảnh: Reuters.
Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-9
Cũng trong tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện với Giáo hoàng Francis tại Vatican. Ông Trump còn mang theo những cuốn sách của nhà hoạt động Martin Luther King Jr. để tặng Đức Giáo hoàng. Ảnh: Getty.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-10
 Sau đó Tổng thống Mỹ cùng phu nhân và đoàn tháp tùng đã đến thành phố Brussels (Bỉ), chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du Châu Âu. Ảnh: Getty Images.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-11
 Trong chuyến thăm Bỉ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO trong ngày 25/5. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) và Thủ tướng Bỉ Michel tại căn cứ Không quân Melsbroek tại Steenokkerzeel. Ảnh: Reuters.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-12
 Tổng thống Trump đã kêu gọi các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng để chống khủng bố. Ảnh: Getty.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-13
 Ngày 26/5, Tổng thống Trump dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicily (Italy) để thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, trong đó có tình hình bán đảo Triều Tiên, thương mại, biến đổi khí hậu và tình hình Biển Đông,...Đây cũng là lần đầu tiên ông Trump tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 trên cương vị Tổng thống Mỹ. Ảnh: Getty.

Nhin lai nhung chuyen cong du cua Tong thong Trump trong nam 2017-Hinh-14
 Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ Mỹ tại căn cứ Không quân Sigonella ở Sigonella, Sicily (Italy) ngày 27/5, trước khi trở về thủ đô Washington (Mỹ) sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài 9 ngày. Ảnh: Reuters.

Thói quen "xấu" của Tổng thống Trump trên các chuyến bay dài

Các trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, đi lại trên chiếc Không lực 1 với ông Trump như "bị giam cầm" vì ông hầu như không bao giờ ngủ.

Đệ nhất phu nhân Melania thường phải ngủ một mình trong cabin của chiếc Không lực 1 do chồng bà – Tổng thống Mỹ Donald Trump không bao giờ ngủ trong suốt các chuyến bay dài dù các nhân viên thường giục ông nghỉ ngơi.
Thoi quen