Thấy gì qua chuyến thăm NB của Tổng thống Trump?

Ngày 28/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến thăm Nhật Bản với tư cách quốc khách đầu tiên của quốc gia Đông Bắc Á kể từ khi Nhật hoàng Naruhito lên ngôi.

Những gì diễn ra ở Tokyo trong 4 ngày qua cho thấy mặc dù nước chủ nhà đã làm tất cả để phô diễn với thế giới về một quan hệ đồng minh bền chặt với Mỹ và mối quan hệ cá nhân thân mật giữa các nhà lãnh đạo hai nước, nhưng các bất đồng đang tồn tại giữa Tokyo và Washington vẫn không thể che giấu. Việc hai nước không ra tuyên bố chung sau cuộc hội đàm thượng đỉnh ở Tokyo đã cho thấy rõ điều đó.
Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Nhật Bản lần này được cho là hướng tới nhiều mục tiêu, mà trước tiên là để tái khẳng định và củng cố quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, trong bối cảnh còn khá nhiều về các vấn đề song phương cũng như trong cách tiếp cận đối với các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế. Vốn là hai đồng minh chủ chốt nhiều thập niên, song kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, quan hệ Washington-Tokyo cũng trải qua sóng gió.
Thay gi qua chuyen tham NB cua Tong thong Trump?
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo sau hội đàm tại Tokyo ngày 27/5/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do làm hài lòng cả hai hay tìm tiếng nói chung trong các vấn đề quốc tế mà Mỹ và Nhật Bản cùng có chung lợi ích như hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Iran, quan hệ với Nga, Trung Quốc và thống nhất quan điểm trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 6 tới tại Nhật Bản... là những gì lãnh đạo hai nước kỳ vọng trước chuyến thăm.
Một trong những bất đồng chủ chốt nổi lên thời gian gần đây giữa Nhật Bản và Mỹ xuất phát từ chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump. Đó chính là việc Washington gây sức ép buộc Tokyo phải cân bằng cán cân thương mại, vốn đang nghiêng hẳn về phía quốc gia Đông Bắc Á này.
Tổng thống Donald Trump khẳng định ông cần phải chỉnh lại sự mất cân đối “khủng khiếp” trong cán cân thương mại Mỹ-Nhật và Washington đã yêu cầu Tokyo phải tiến hànhđàm phán về một thỏa thuận thương mại song phương mới. Hai bên đã tiến hành vòng đàm phán đầu tiên ở Washington giữa tháng 4 vừa qua, trong đó cả hai đều đưa ra những điều kiện. Mỹ thúc giục Nhật Bản cắt giảm thuế đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ "càng sớm, càng tốt", như Tổng thống Trump tuyên bố trong cuộc gặp Thủ tướng Abe ở Washington cách đây gần 1 tháng, rằng ông muốn “tống khứ” các loại thuế “rất lớn” của Nhật Bản đánh vào các nông sản nhập khẩu từ Mỹ.
Thay gi qua chuyen tham NB cua Tong thong Trump?-Hinh-2
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa, phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa, trái) phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Nhật Bản trên tàu khu trục chở trực thăng Kaga tại căn cứ của SDF ở Yokosuka, Nhật Bản, ngày 28/5/2019. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Đáp lại, Tokyo cho biết sẽ giảm thuế đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ xuống bằng mức thuế áp dụng trong hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với điều kiện Washington dỡ bỏ thuế đối với tất cả sản phẩm công nghiệp, bao gồm cả mức thuế 2,5% đánh vào mặt hàng ô tô của Nhật Bản.
Để buộc Tokyo phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán này, Tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế 25% đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản – một mặt hàng đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Mỹ. Kể từ sau vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại cho đến sát thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh ở Tokyo, các quan chức thương mại hai nước đã có một “cuộc chạy đua nước rút” với hàng loạt các cuộc đàm phán ở cả cấp chuyên viên và cấp bộ trưởng với mục tiêu đạt được thỏa thuận sơ bộ. Tuy nhiên, các nỗ lực đó đã không mang lại kết quả nào.
Kết quả cụ thể của cuộc gặp thượng đỉnh ở Tokyo lần này, chỉ khiêm tốn ở mức hai bên nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương mới nhằm đạt được một mối quan hệ hai bên cùng có lợi, trong đó Tổng thống Trump đã nói bóng gió về khả năng hai nước sẽ công bố một thỏa thuận thương mại mới vào tháng 8 tới. Trước đó, trong dòng tweet đăng tải hôm 26/5, Tổng thống Trump đã đề cập tới về việc Washington sẽ không thúc ép Tokyo phải đạt được thỏa thuận thương mại song phương trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử thượng viện ở Nhật Bản vào tháng 7/2019.
Điều này cho thấy có vẻ Tổng thống Trump đã hiểu rõ quan ngại của Thủ tướng Abe về những tác động tiêu cực đối với đảng cầm quyền nếu Tokyo bị ép phải nhượng bộ Washington trong lĩnh vực nông nghiệp trước thềm cuộc bầu cử quan trọng sắp tới. Hiện tại, nông dân vẫn là lực lượng ủng hộ đáng tin cậy đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Abe.
Tuy nhiên, chắc chắn sức ép của Washington với Tokyo sẽ gia tăng sau cuộc bầu cử tháng 7 ở Nhậ Bản trong bối cảnh bản thân Tổng thống Trump rất cần một thành tựu ngoại giao đáng kể trước khi bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020. Cũng giống như ông Abe, Tổng thống Trump rất cần sự ủng hộ của giới nông dân trong cuộc chạy đua đó. Chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Norinchukin ở Tokyo, ông Takeshi Minami cho rằng Tổng thống Mỹ Doanld Trump đang thể hiện thiện chí với Thủ tướng Abe ở thời điểm này, song sau cuộc bầu cử thượng viện sắp tới, ông chủ Nhà Trắng có thể sử dụng thiện ý đó để yêu cầu Thủ tướng Abe phải nhượng bộ trong một thỏa thuận có lợi hơn cho nước Mỹ.
Vì vậy, những tiến triển cuộc đàm phán thương mại Nhật-Mỹ có thể tùy thuộc vào việc liệu Washington sẽ yêu cầu sự nhượng bộ một phía của Tokyo, hay sẵn sàng đưa ra những thỏa hiệp mang tính thực tế hơn. Giới chuyên gia cho rằng cuộc đàm phán này sẽ khó khăn và kéo dài nếu Mỹ khăng khăng đòi Nhật Bản giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản theo mức của CPTPP hoặc áp đặt hạn ngạch đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản.
Đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, bất chấp tuyên bố của Thủ tướng Abe về sự "hoàn toàn nhất trí" giữa hai nước, kết quả của cuộc hội đàm ở Tokyo cho thấy Nhật Bản và Mỹ có quan điểm khác biệt về nhiều vấn đề liên quan, trong đó có việc Bình Nhưỡng tiến hành các vụ phóng thử các vật thể bay mới đây. Thái độ có phần "mềm mỏng" của Tổng thống Trump khi đề cập tới các vụ việc trên, được hiểu là cách để ông có thể đạt được bước đi đột phá trong các cuộc đàm phán về phi nhân hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng có dấu hiệu thay đổi quan điểm về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên. Gần đây, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vô điều kiện, một sự chuyển đổi lớn trong lập trường khi trước đó của ông Abe cho rằng bất kỳ hội nghị thượng đỉnh Nhật-Triều nào sẽ chỉ diễn ra sau khi đạt được tiến bộ về vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980.
Cùng với vấn đề Triều Tiên và thương mại, Nhật Bản và Mỹ cũng có quan điểm khác biệt trong các vấn đề liên quan tới Iran. Nhật Bản đã bị tác động nặng nề do tình trạng căng thẳng trong quan hệ Washington-Iran bởi vì, Iran đã từng là nguồn cung dầu mỏ chủ chốt cho Nhật Bản. Bởi vậy mà Tokyo muốn đóng vai trò trong việc làm dịu căng thẳng Mỹ-Iran, ý tưởng cũng được Tổng thống Trump ủng hộ. Các nguồn tin của Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Abe đang cân nhắc khả năng sẽ thăm Iran vào giữa tháng 6 để làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran.
Có thể thấy cả hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật đều có những toan tính riêng trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, trong đó các cuộc bầu cử sắp tới ở mỗi nước là yếu tố chi phối mối quan hệ đồng minh hiện nay. Cuộc gặp này là cơ hội để hai đồng minh "dàn xếp" các động thái của nhau trước một loạt sự kiện quan trọng cả trong nước lẫn quốc tế. Kết quả cuộc gặp cho thấy những thỏa thuận đem lại lợi ích cho cả hai nước và giúp hai nhà lãnh đạo gia tăng sự ủng hộ của cử tri đang được cả Tổng thống Trump lẫn Thủ tướng Abe quan tâm. Nếu xét ở tiêu chí này, cuộc gặp thượng đỉnh ở Tokyo đã đạt những thành công nhất định. Ít nhất, nó cũng một lần nữa chứng tỏ Mỹ và Nhật Bản vẫn coi trọng mối quan hệ đồng minh thân cận này.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Lý do thư ký báo chí của ông Trump bị đuổi khỏi nhà hàng

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders bị yêu cầu rời đi khi bà đang dùng bữa cùng một số người bạn, nguyên nhân được tiết lộ là chủ nhà hàng bất bình với chính sách của Tổng thống Trump.

Washington Post đưa tin, chủ sở hữu nhà hàng Red Hen, Stephanie Wilkinson cho biết bà yêu cầu thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders rời khỏi nhà hàng vì bất bình với chính sách phân biệt đối xử người chuyển giới của Tổng thống Trump.
Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ Sarah Huckabee Sanders. (Ảnh: Reuters)
Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ Sarah Huckabee Sanders. (Ảnh: Reuters) 

Tổng thống Trump lại mời khách Nhà Trắng ăn hamburger

(Kiến Thức) - Theo đó các thành viên của đội bóng Bison của bang North Dakota trong chuyến thăm mới đây đến Nhà Trắng, đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đãi bữa trưa bằng đồ ăn nhanh như món bánh hamburger và sandwich gà Chick-fil-A,....

 

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger
 Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 4/3, Tổng thống Trump đã thết đãi các thành viên đội bóng Bison của bang North Dakota bằng bữa tiệc đồ ăn nhanh tại Nhà Trắng với món bánh hamburger của McDonald và sandwich gà Chick-fil-A,... (Nguồn ảnh: Reuters)

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-2
 Các thành viên của đội bóng Đại học bang North Dakota và nhiều vị khách khác vỗ tay khi Tổng thống Trump xuất hiện.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-3
 Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu trước các vị khách tại Nhà Trắng ngày 4/3.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-4
Tổng thống Donald Trump cũng đã giới thiệu thực đơn toàn món ăn nhanh tại bữa tiệc trưa ở Nhà Trắng hôm 4/3. 

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-5
 Các cầu thủ "khai tiệc" sau bài phát biểu của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-6
Bàn tiệc để đồ ăn nhanh được trang trí bằng hoa. 

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-7
 Tổng thống Trump cầm chiếc áo có in tên của ông tại buổi tiệc.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-8
Ông chủ Nhà Trắng bắt tay các thành viên đội bóng Bison, trong đó có huấn luyện viên Matt Entz và cầu thủ Easton. Thượng nghị sĩ John Hoeven (phải) cũng tham dự buổi tiệc.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-9
 Bàn ăn với rất nhiều bánh hamburger McDonald, sandwich gà Chick-fil-A và nhiều loại đồ ăn nhanh khác.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-10
 Tổng thống Trump trao đổi với Thượng nghị sĩ John Hoeven và phu nhân của ông, Mikey Hoeven.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-11
 Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump đãi khách bằng đồ ăn nhanh tại Nhà Trắng.

Tong thong Trump lai moi khach Nha Trang an hamburger-Hinh-12
 Trước đó, hồi tháng 1/2019 giữa lúc Chính phủ Mỹ vẫn đóng cửa, Tổng thống Trump đã thết đãi các thành viên của đội bóng bầu dục Clemson Tigers, những người chiến thắng giải vô địch bóng bầu dục đại học Mỹ, bằng đồ ăn nhanh của McDonald và Wendy.

Ngạc nhiên cuộc sống nữ Thủ tướng Anh sau tuyên bố từ chức

(Kiến Thức) - Thủ tướng Anh Theresa May dường như không "đặt nặng" vấn đề sắp phải từ chức. Những ngày qua, bà xuất hiện trong tâm trạng thoải mái khi đi siêu thị mua đồ ở London hay đến dự buổi lễ tại nhà thờ St Andrews ở Berkshire.

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc
Ngày 24/5, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo bà sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới, sau hàng loạt bế tắc liên quan tới tiến trình nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit). Ảnh: Reuters. 

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-2
“Tôi sẽ từ chức lãnh đạo Đảng Bảo thủ vào ngày 7/6 để người kế nhiệm có thể được chọn”, hãng thông tấn Reuters dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Theresa May bên ngoài Văn phòng Thủ tướng ở Số 10 phố Downing hôm 24/5. Ảnh: Reuters. 

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-3
Vài giờ sau khi tuyên bố từ chức, Thủ tướng May được trông thấy xuất hiện cùng chồng bà là ông Philip tại siêu thị Twyford Waitrose ở thủ đô London. Ảnh: Daily Mail. 

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-4
 Bà May cầm trên tay tờ giấy ghi những thứ cần mua và đi qua các quầy hàng để lựa chọn, trong khi ông Philip đẩy xe đựng đồ bên cạnh. Ảnh: Daily Mail.

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-5
 Những người có mặt trong siêu thị cho hay, bà May trông khá thoải mái và giản dị. Việc đi mua sắm có thể là cách bà May giải tỏa tâm trạng sau tuyên bố từ chức trước đó. Mua sắm xong, vợ chồng bà May lên xe trở về nhà. Ảnh: Daily Mail.

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-6
Bức ảnh chụp vợ chồng bà May rời khỏi tòa nhà số 10 Phố Downing qua cửa sau, sau khi bà tuyên bố từ chức ngày 24/5. Ảnh: Reuters. 

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-7
 Sáng 26/5, bà May cùng chồng, ông Philip, đã đến nhà thờ St Andrews ở Sonning, Berkshire. Ảnh: PA.

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-8
 Nữ Thủ tướng Anh Theresa May cười tươi khi tới nhà thờ. Ảnh: EPA.

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-9
Có thể thấy, Thủ tướng Theresa May xuất hiện trong tâm trạng khá thoải mái khi tới nhà thờ, dường như bà không còn "đặt nặng" về việc sắp phải từ bỏ vai trò người đứng đầu chính phủ Anh. Ảnh: Daily Mail. 

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-10
 Vợ chồng bà May rời khỏi nhà thờ sau khi tham dự buổi lễ. Ảnh: Daily Mail.

Ngac nhien cuoc song nu Thu tuong Anh sau tuyen bo tu chuc-Hinh-11
Được biết, sau khi từ chức ngày 7/6, bà May vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu chính phủ cho tới khi nước này tìm được người kế nhiệm. Ảnh: PA.