Dân Sài Gòn "sống không bằng chết" vì đòi nợ thuê khủng bố

(Kiến Thức) - Ném mắm tôm trộn sơn, ném phân, dọa giết, hành hung, chém người... đó là những chiêu thức "khủng bố" thể chất và tinh thần mà các đối tượng đòi nợ thuê hành hạ con nợ và người nhà của họ.

Những năm gần đây, hoạt động tín dụng đen - đòi nợ thuê đã trở thành vấn nạn nhức nhối ở các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Thậm chí mới đây, TP.HCM đề xuất Chính phủ cấm loại hình đòi nợ thuê vì xuất hiện nhiều biến tướng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Thực tế, hoạt động tín dụng đen - đòi nợ thuê cũng đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Vòng xoáy tín dụng đen

Để có tiền kinh doanh buôn bán, chị Phan Thị Hương (40 tuổi, trú xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã quyết định vay nóng 10 triệu đồng của đối tượng tên Q. ở cùng xã. Thời gian vay trong vòng 1 tháng và sẽ trả đủ cả vốn lẫn lãi là 12 triệu đồng.

Chị Hương nói: “Ban đầu, công việc làm ăn tương đối ổn định nên hàng ngày tôi vẫn trả đủ cho Q. 500 nghìn đồng, nhưng sau đó do kinh doanh làm ăn thua lỗ, mẹ thì liên tục bị ốm nặng phải nhập viện điều trị với một khoản tiền lớn, khiến tôi không còn đủ tiền để trả nợ”.
Dan Sai Gon
Chị H người ngồi bên trái phía trên. Ảnh: Tố Nhã.

Lâm vào hoàn cảnh bi đát, nhưng chị Hương cũng không được nhóm tín dụng đen thông cảm. Hằng ngày chúng vẫn dùng đủ mọi thủ đoạn miễn sao thu được tiền. Không đạt được mục đích, chúng khủng bố con nợ. 

"Nhiều lúc đi trên đường, tôi bị chúng nó bắt gặp đánh ngay giữa đường khiến tôi vô cùng hoảng sợ. Ngày nào tôi cũng phải chạy trốn chờ đến tối mới dám về nhà.

Có hôm không tìm thấy tôi, các tay giang hồ đòi nợ thuê liền gọi điện đe dọa, nhiều khi chúng còn “khủng bố” gia đình bằng chiêu trò: Tạt mắm tôm uy hiếp, khóa trái cửa, đập phá đồ đạc…", - chị Hương kể. 

Khi được hỏi về số tiền nợ tín dụng đen, chị Hương cho biết đã trả cho đối tượng Q. 5,5 triệu đồng, còn nợ 6,5 triệu đồng. Nhưng, mỗi tháng chị phải trả thêm 2 triệu tiền lãi phát sinh.
Mỗi khi chưa đóng tiền lãi, chị lại thường xuyên bị các đối tượng đòi nợ thuê đến nhà quấy phá, khủng bố về tinh thần và sức khỏe, không ngày nào được ăn ngon và ngủ yên.
Chị Hương nói: "Ngày nào cũng bị đòi nợ thuê khủng bố thế này sống không bằng chết."

Cụ bà 80 tuổi cũng thành nạn nhân

Ngồi trên chiếc giường xếp ọp ọe, bà Trần Thị Tr. (80 tuổi, trú xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) mẹ của chị Hương buồn bã kể lại: “Từ khi nó (chị Hương – PV) vay nặng lãi đến nay, tôi không ngày nào ngủ yên giấc, lúc nào cũng thấp thỏm sống trong cảnh bất an. Nhiều lần chủ nợ kéo theo cả băng nhóm côn đồ đòi tiền khiến tôi vô cùng sợ hãi”.

Dan Sai Gon
Bà Trần Thị Tr. mẹ chị H. phải nhập viện cấp cứu vì bị các đối tượng tạt mắm tôm khủng bố. Ảnh: Tố Nhã.

Bà Tr. nhớ lại: “Tối 21/9 vừa qua, chủ nợ đã thuê người ném mắm tôm trộn với sơn vào nhà khiến tôi, khiến tôi phải nhập viện cấp cứu do lên huyết áp, khó thở. Vào mỗi buổi tối khi ngoài nhà có tiếng động gì là tôi lại cảm thấy lo sợ tột độ”.

Dan Sai Gon
Hiện trường vụ tạt mắm tôm tại nhà bà Tr. Ảnh: Tố Nhã.
Không thể chịu đựng được sự khủng bố, tra tấn của các đối tượng đòi nợ thuê, chị Hương phải bỏ nhà ra đi. Những tưởng khi không có mặt chị, bọn đòi nợ thuê sẽ buông tha gia đình. Nhưng không phải vậy, bà Tr. 80 tuổi (mẹ chị Hương) lại trở thành nạn nhân. 

Cùng chung cảnh ngộ trên, chị Nguyễn Thị Nhung (61 tuổi, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) cũng "sống trong sợ hãi" trước cảnh tượng đòi nợ thuê ngày đêm rình rập ở nhà mình.

Chị Nhung cho biết: “Chị Huỳnh Thị Thu là em dâu của chị vay tín dụng với số tiền 10 triệu đồng trong vòng 1 tháng, lãi suất 2 triệu đồng, bình quân 1 ngày chị Thu phải trả gần 70 nghìn đồng. Nhưng sau khi vay xong tiền, chị Thu lại trốn biệt tăm."

Dan Sai Gon
Chị Nhung sống trong lo sợ vì bị các đối tượng theo dõi khủng bố. Ảnh: Tố Nhã. 

Ngồi khúm núm trong căn nhà nhỏ chỉ khoảng chừng 9m2, chị Nhung kể: “Cứ mỗi tuần có tới 3-4 tên đòi nợ thuê thay phiên nhau kéo đến nhà bắt tôi phải trả đầy đủ số tiền mà em gái đã vay. Chúng còn tuyên bố nếu nó đã trốn nợ thì gia đình phải trả thay số nợ đó bằng không chúng sẽ cho người đến phá nhà”.

Dan Sai Gon
 Sơn, mắm tôm được các đối tượng đòi nợ rất ưa chuộng khi khủng bố con nợ. Ảnh: Tố Nhã.

Sau nhiều ngày bị đòi nợ thuê khủng bố, khuôn mặt chị Nhung luôn hiện lên một nỗi bất an lo lắng, da mặt xanh xao bởi không chỉ chị mà mẹ chị cũng là nạn nhân của bọn đòi nợ "máu lạnh". 

“Nửa tháng trước, một nhóm đòi nợ thuê đã kéo đến nhà mẹ của tôi tạt mắm tôm và sơn, dùng những lời lẽ dọa nạt khủng bố tinh thần. Chúng đòi đánh tôi, nhưng may mắn người dân sinh sống gần đó vào can ngăn nên tôi mới thoát khỏi trận đòn.

Chưa dừng ở đó, chúng còn táo tợn cho người đem búa đến đập phá cửa kính, thường xuyên gọi điện thoại đến tôi hăm dọa sẽ giết tất cả những người trong gia đình nếu như không trả hết số nợ.

Quá hoảng sợ, mỗi khi có số điện thoại lạ gọi đến là tôi không dám bắt máy.  Bị khủng bố quá nhiều lần nên tôi cũng thường xuyên thay đổi số điện thoại. Không gọi điện đe dọa được, chúng cho người theo dõi nhà tôi khiến tôi cảm thấy rất sợ hãi không dám bước ra khỏi nhà”, - chị Nhung nói.

Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm đã kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ, đưa loại hình hoạt động đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. 

Động thái này được thành phố đưa ra do dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng, có dấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các công ty này thường sử dụng chiêu trò, đe dọa mang tính chất xã hội đen; trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ.

Chính quyền thành phố khẳng định "vay nợ" là quan hệ dân sự, hoặc hợp đồng kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên tham gia thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Nhà nước còn có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật như tòa án, VKS, thi hành án... nên không cần có thêm loại hình đòi nợ thuê.

Kinh ngạc 10 điều kỳ quặc mà người xưa thường làm

Càng tìm hiểu về cuộc sống cổ đại của người xưa, chúng ta càng bị lôi cuốn bởi lối sống kỳ dị, khác biệt với các tiêu chuẩn hiện đại. 

Kinh ngac 10 dieu ky quac ma nguoi xua thuong lam
1. Phụ nữ sử dụng chì và lưu huỳnh để nhuộm tóc: Người xưa đã biết nhuộm tóc từ thời cổ đại, nhưng thiếu kiến thức về hóa học và sử dụng sai các chất sai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Người xưa cũng sử dụng nguyên liệu thực vật để nhuộm tóc, nhưng hiệu quả không kéo dài. Người Hy Lạp và La Mã đã sử dụng một loại thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn bao gồm các hóa chất khác nhau bao gồm lưu huỳnh. Vào những năm 1700, người Ý thích ngâm tóc trong dung dịch kiềm ăn mòn để có màu tóc vàng. Nhiều phụ nữ châu Âu còn sử dụng cả bột nghệ tây và bột lưu huỳnh để có được màu tóc như mong muốn. Còn người Afghanistan lại tin rằng việc nhuộm tóc có thể chữa khỏi bệnh đau đầu. 

Cầu thang vô cực Đà Lạt gây sốt vì cứ tới là có ảnh đẹp

(Kiến Thức) - Dù chỉ mới xuất hiện tại một quán cafe kiêm homestay tại Đà Lạt nhưng chiếc cầu thang vô cực được ví như dẫn tới thiên đường nhanh chóng được các bạn trẻ ưa sống ảo săn lùng và còn khẳng định rằng cứ ngồi vào là auto có ảnh đẹp.

Cau thang vo cuc Da Lat gay sot vi cu toi la co anh dep
 Đà Lạt được gọi là "thiên đường sống ảo" và mọi ngóc ngách của nó đều có thể giúp các bạn trẻ có thể cho ra đời những bức ảnh cực đẹp. Sau hàng loạt những địa điểm như bức tường vàng hay nhà thờ cổ thì mới đây, dân mạng lại phát hiện ra cao nguyên du lịch này có một góc cực đẹp mang tên cầu thang vô cực.

Những chú ngựa với bộ móng "khủng, dị", dài cả mét... vì quên

(Kiến Thức) - Những con ngựa với bộ móng "độc, dị" dài cả mét do bị bỏ rơi suốt 15 năm. Chúng được tìm thấy trong chuồng có phân chất dày đến 120cm tại quận Washington, Oregon, Mỹ.

Những con ngựa sở hữu bộ móng chẳng giống ai, nhưng chẳng hề vui sướng chút nào bởi chúng là hậu quả của việc bị bỏ rơi.