Đàm phán Mỹ - Triều ra sao sau khi Trump từ bỏ thỏa thuận Iran?

Trong khi cố gắng thương lượng với Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân, ông Trump lại rút khỏi một thỏa thuận tương tự với Iran. Đây là điều có thể khiến ông Kim Jong Un nghi ngại.

Việc Tổng thống Donald Trump rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), được xây dựng cách đây 3 năm giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức), đối lập hoàn toàn với thái độ sẵn sàng đàm phán hạt nhân với Triều Tiên, theo CNN.
Trong khi cuộc thượng đỉnh với Triều Tiên chỉ còn 1 tháng nữa, động thái quay lưng của Tổng thống Trump với Iran có thể gây "tác dụng phụ" không mong muốn là tước mất sự tin tưởng từ phía Bình Nhưỡng, yếu tố then chốt trước khi hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Ngày 8/5, Tổng thống Trump công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran tại Phòng Ngoại giao của Nhà Trắng. Ảnh: AP.
 Ngày 8/5, Tổng thống Trump công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran tại Phòng Ngoại giao của Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Một nước Mỹ thể hiện sự thiếu kiên định và có quan điểm đối lập giữa các đời tổng thống liệu có thể đảm bảo cho sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh được trông đợi là sẽ giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên?
Quay lưng với Iran, Mỹ không có cơ sở để thuyết phục Triều Tiên
"Thông điệp dành cho Triều Tiên là: tổng thống muốn một thỏa thuận tương xứng", New York Times dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John R. Bolton.
Thông qua động thái tái trừng phạt Iran, ông Donald Trump muốn "nhắn nhủ" Bình Nhưỡng rằng mọi cố gắng "ăn gian" sẽ phải nhận hình phạt thích đáng. Tuy nhiên chính quyền của ông Kim Jong Un có thể thấy điều ngược lại: đừng mong đợi đạt được thỏa thuận với Mỹ vì đây là một đối tác không đáng tin cậy.
Năm 2015, khi chính quyền cựu tổng thống Barack Obama quyết định đặt bút ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran, Quốc hội Mỹ lại kiên quyết không đồng tình với động thái này. Do vậy, ông Kim Jong Un hoàn toàn có thể nghi ngờ thỏa thuận đặt ra với Tổng thống Trump sẽ không được Điện Capitol phê duyệt.
Các nước P5+1 cùng Iran công bố khung thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
 Các nước P5+1 cùng Iran công bố khung thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
Một sự thật khác đó là Iran vẫn tuân thủ thỏa thuận JCPOA, điều được xác nhận nhiều lần bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Theo ông Simon Palamar, chuyên gia thuộc Trung tâm Sáng kiến Quản trị Quốc tế, Iran từng nhiều lần tích lũy nước nặng, cần thiết trong các lò phản ứng hạt nhân, hơn mức cho phép. Tuy nhiên, điều này là không đáng ngại và đã được phía Iran sửa sai.
Về bản chất, chính quyền của Tổng thống Hassan Rouhani vẫn giữ đúng cam kết khi ngưng hầu hết chương trình làm giàu uranium và lấp bê tông phần lõi của lò phản ứng hạt nhân Arak, khiến việc sản xuất plutonium cấp vũ khí gần như là điều không thể.
Lý lẽ được Trump đưa ra cho quyết định quay lưng với Iran đó là vì nước này đã vi phạm "tinh thần" của thỏa thuận JCPOA khi tiếp tục thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa, đi ngược lại nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, nghị quyết này không nằm trong thỏa thuận JCPOA được ký nhằm hạn chế năng lực hạt nhân của Iran.
"Nếu tôi là Triều Tiên, nhìn vào thực tế Trump vừa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vì những lý do như thế, sao tôi phải tiếp tục đàm phán với Mỹ?", ông Frank Rose, cựu chuyên viên kiểm soát vũ khí cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.
Đạt thỏa thuận với Triều Tiên khó hơn với Iran
"Nếu Triều Tiên chấp nhận ngừng chương trình phát triển hạt nhân đổi lấy cơ hội giao thương với quốc tế, liệu nước này có nghiêm túc thực hiện các điều khoản được quy định hay sẽ 'phòng thủ' bằng cách sẵn sàng lách luật trong bối cảnh Mỹ có thể thay đổi thỏa thuận bất cứ lúc nào?", chuyên gia Palamar đặt câu hỏi.
Theo nhận định của nhiều nhà phân tích, việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên khó khăn hơn rất nhiều so với việc thuyết phục Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân. Cả hai quốc gia đều che giấu tham vọng hạt nhân trong nhiều năm, tuy nhiên kho vũ khí của Triều Tiên được dự đoán là nhiều và phát triển hơn so với Iran.
Ngoài ra, Triều Tiên còn công khai sử dụng công nghệ hạt nhân trong các hoạt động quân sự, trong khi Iran khẳng định chỉ sử dụng chúng cho những mục đích dân sinh.
Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak của Iran đã bị lấp phần lõi, khiến việc sản xuất plutonium cấp vũ khí gần như là điều không thể. Ảnh: AP.
 Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak của Iran đã bị lấp phần lõi, khiến việc sản xuất plutonium cấp vũ khí gần như là điều không thể. Ảnh: AP.
Mặt khác, một số nhà phân tích nhận định Tổng thống Trump đang quá nóng vội khi thúc đẩy quá trình đàm phán với Triều Tiên, dẫn đến việc thỏa thuận hạt nhân nếu được ký kết thì cũng khó có đủ sức nặng để khiến Bình Nhưỡng phải nhượng bộ.
Trong quá khứ, ông Trump từng lên tiếng chỉ trích chính quyền Obama phạm sai lầm tương tự trong thỏa thuận hạt nhân với Iran, dẫn đến việc JCPOA trở thành "một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất lịch sử" vì nó không thể ngăn cản Iran chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tony Blinken, người từng hỗ trợ việc ký kết thỏa thuận JCPOA năm 2015, cho rằng khi khẳng định JCPOA là "tồi tệ", ông Trump sẽ phải cố gắng đạt được một thỏa thuận tốt hơn với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên khả năng ông làm được điều này, buộc Triều Tiên từ bỏ phần lớn chương trình phát triển hạt nhân và cho phép một cơ quan quốc tế giám sát tiến trình trên như Iran đã nhượng bộ, là khó có thể xảy ra.
Trong khi đó, Tổng thống Trump nổi tiếng vì tính cách thiếu kiên nhẫn. Theo New York Times, ông có thể mong muốn một chiến thắng nhanh gọn hơn là dành nhiều thời gian để suy xét một thỏa thuận đủ toàn diện và chặt chẽ.
"Tổng thống Trump không ngại quay lưng với một thỏa thuận mà Iran sẵn sàng tuân thủ dù trước đây nước này rất quyết tâm theo đuổi chương trình hạt nhân. Làm sao Kim Jong Un còn có thể tin tưởng bất cứ điều gì ông Trump nói?", CNN dẫn lời ông Blinken.

Cuộc sống ít người biết của trưởng nam nhà ông Trump

(Kiến Thức) - Ngay từ nhỏ , Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống Mỹ Trump đã không mấy thân thiết với người cha của mình cho đến khi thực sự trưởng thành.

Donald Trump Jr., sinh ngày 31/12/1977 tại Manhattan, Mỹ. Anh là con trai cả của Tổng thống Trump với người vợ đầu, bà Ivana. Ảnh: BI.
 Donald Trump Jr., sinh ngày 31/12/1977 tại Manhattan, Mỹ. Anh là con trai cả của Tổng thống Trump với người vợ đầu, bà Ivana. Ảnh: BI.

Donald Trump Jr. cùng em trai Eric đã được đưa vào trường nội trú sau khi bố mẹ họ ly hôn. Anh từng học trung học tại trường Hill ở Pottstown, bang Pennsylvania. Ảnh: BI.
 Donald Trump Jr. cùng em trai Eric đã được đưa vào trường nội trú sau khi bố mẹ họ ly hôn. Anh từng học trung học tại trường Hill ở Pottstown, bang Pennsylvania. Ảnh: BI.

Năm 12 tuổi, Donald Trump Jr. từng không nói chuyện với cha mình trong suốt một năm. Ảnh: BI.
Năm 12 tuổi, Donald Trump Jr. từng không nói chuyện với cha mình trong suốt một năm. Ảnh: BI.

Con trai cả của ông Trump học chuyên ngành tài chính và bất động sản tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Được biết, hai em của Donald Trump Jr. là Ivanka và Eric sau này cũng học tại trường Wharton. Ảnh: BI.
 Con trai cả của ông Trump học chuyên ngành tài chính và bất động sản tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Được biết, hai em của Donald Trump Jr. là Ivanka và Eric sau này cũng học tại trường Wharton. Ảnh: BI.

Sau khi tốt nghiệp, Donald Trump Jr. dành một năm ở Aspen, bang Colorado, để làm những điều mình thích như săn bắt, đánh cá hay cắm trại,...Ảnh: BI.
 Sau khi tốt nghiệp, Donald Trump Jr. dành một năm ở Aspen, bang Colorado, để làm những điều mình thích như săn bắt, đánh cá hay cắm trại,...Ảnh: BI.

Trump Jr. học hỏi được nhiều kỹ năng sống từ chính ông bà của mình. Hồi còn nhỏ, anh sống cùng ông bà ở Tiệp Khắc trong 6 đến 8 tuần vào mùa hè. Ảnh: BI.
 Trump Jr. học hỏi được nhiều kỹ năng sống từ chính ông bà của mình. Hồi còn nhỏ, anh sống cùng ông bà ở Tiệp Khắc trong 6 đến 8 tuần vào mùa hè. Ảnh: BI.

Ít ai biết rằng trưởng nam nhà ông Trump có vốn tiếng Séc khá chuẩn. Ảnh: BI.
Ít ai biết rằng trưởng nam nhà ông Trump có vốn tiếng Séc khá chuẩn. Ảnh: BI.

Khi trở về nhà vào tháng 9/2001, Trump Jr. bắt đầu làm việc cho cha mình, khi đó ông Donald Trump vẫn là một tỷ phú. “Khi các con được 21 tuổi, tôi đã giao chúng lại cho ông ấy”, bà Ivana chia sẻ. Ảnh: BI.
 Khi trở về nhà vào tháng 9/2001, Trump Jr. bắt đầu làm việc cho cha mình, khi đó ông Donald Trump vẫn là một tỷ phú. “Khi các con được 21 tuổi, tôi đã giao chúng lại cho ông ấy”, bà Ivana chia sẻ. Ảnh: BI.

Trump Jr. kết hôn với Vanessa Kay Haydon, một người mẫu xinh đẹp, vào ngày 12/11/2005. Đám cưới của họ được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago của gia đình ông Trump. Ảnh: BI.
Trump Jr. kết hôn với Vanessa Kay Haydon, một người mẫu xinh đẹp, vào ngày 12/11/2005. Đám cưới của họ được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago của gia đình ông Trump. Ảnh: BI.

Vợ chồng Trump Jr. có 5 người con: Kai (sinh năm 2007), Donald III (sinh năm 2009), Tristan (sinh năm 2011), Spencer (sinh năm 2012) và Chloe (sinh năm 2014). Ảnh: BI.
 Vợ chồng Trump Jr. có 5 người con: Kai (sinh năm 2007), Donald III (sinh năm 2009), Tristan (sinh năm 2011), Spencer (sinh năm 2012) và Chloe (sinh năm 2014). Ảnh: BI.

Dù vậy giống như nhiều thanh niên khác ở Mỹ, khi còn trẻ Trump Jr. cũng có một số thói quen xấu nhất định và một trong số đó là say xỉn, điều ông Trump vốn rất ghét. Thậm chí quý tử của Tổng thống Mỹ từng có lần bị bắt giữ ở New Orleans vì say xỉn. Trump Jr. nói rằng bây giờ anh không uống rượu nữa. Ảnh: BI.
Dù vậy giống như nhiều thanh niên khác ở Mỹ, khi còn trẻ Trump Jr. cũng có một số thói quen xấu nhất định và một trong số đó là say xỉn, điều ông Trump vốn rất ghét. Thậm chí quý tử của Tổng thống Mỹ từng có lần bị bắt giữ ở New Orleans vì say xỉn. Trump Jr. nói rằng bây giờ anh không uống rượu nữa. Ảnh: BI.

Trump Jr. thích săn bắn. Tuy nhiên, bức ảnh Trump Jr. cùng em trai chụp cùng một chú báo đã chết được đăng trên mạng hồi năm 2016 đã khiến cộng đồng mạng “nổi giận”. Ảnh: BI.
Trump Jr. thích săn bắn. Tuy nhiên, bức ảnh Trump Jr. cùng em trai chụp cùng một chú báo đã chết được đăng trên mạng hồi năm 2016 đã khiến cộng đồng mạng “nổi giận”. Ảnh: BI.

Sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Trump Jr. đã gia nhập đội ngũ điều hành chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng của cha anh. Ảnh: BI.
 Sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Trump Jr. đã gia nhập đội ngũ điều hành chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng của cha anh. Ảnh: BI.

Trump Jr. và em trai Eric hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Tập đoàn Trump Organization, công ty của gia đình Tổng thống Trump. Ảnh: BI.
 Trump Jr. và em trai Eric hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Tập đoàn Trump Organization, công ty của gia đình Tổng thống Trump. Ảnh: BI.

Trung Quốc: Lý do bỏ nhà ra đi gây sốc của bác sĩ 26 tuổi

Một bác sĩ Trung Quốc đã bỏ nhà ra đi sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vì lý do không muốn làm gánh nặng cho gia đình.

Theo Beijing Times, anh Tang Gongwei, 26 tuổi, một bác sĩ trẻ ở Hành Dương (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nhiều năm nay vẫn là người thông báo những tin buồn vui tới bệnh nhân, giờ đây lại phải đối mặt với tin dữ của chính mình. Đó cũng là lý do khiến anh bỏ nhà đi.