"Chiến sĩ cách mạng Maidan” quay ra cắn xé lẫn nhau

(Kiến Thức) - Sau khi hết hy vọng nhanh chóng đè bẹp quân nổi dậy ở miền đông Ukraine, cái gọi là “chiến sĩ cách mạng” Maidan quay ra cắn xé lẫn nhau.

Về việc cái gọi là "chiến sĩ cách mạng Maidan” quay ra cắn xé lẫn nhau,  nhà báo Mỹ Justin Raimondo - tổng biên tập cổng thông tin Antiwar – nhận xét: Tổ chức dân tộc cực đoan Right Sector  và các nhóm vũ trang tương tự từng là lực lượng chủ lực của các chiến dịch quân sự ở đông nam Ukraine. Nếu lực lượng này bị giải thể, hy vọng giành chiến thắng ở miền đông Ukraine sẽ bị lung lay. 
Dam “chién sĩ cach mang Maidan” quay ra can xe lan nhau
Hành động của "chiến sĩ cách mạng" trên Quảng trường Maidan.
Tuy nhiên, vì lo sợ ảnh hưởng ngày càng mạnh của nhóm cực Right Sector trên chính trường, Tổng thống Poroshenko đã tìm cách giải thể các nhóm vũ trang nói trên. Kết quả đã dẫn tới mâu thuẫn và xung đột giữa cảnh sát với chiến binh Right Sector ở Mukachevo, miền tây Ukraine. Theo nhà báo Raimondo, phần thắng lần này thuộc về các phần tử cực đoan. Họ không chỉ đòi bãi nhiệm Tổng thống Poroshenko và giải thể Quốc hội Ukriane, mà còn tạo ra “tiền lệ nổi loạn” cho các tổ chức và tiểu đoàn vũ trang tương tự.
Thậm chí, thủ lĩnh nhóm cực hữu Right Sector, Dmitry Yarosh, còn cảnh báo ở Ukraine có thể xảy ra “Maidan thứ ba” còn đẫm máu hơn so với những lần trước.
Trong một cuộc phỏng vấn được RIA Novosti trích dẫn lại, thủ lĩnh Dmitry Yarosh cảnh báo: "Lập trường của chúng tôi là: đi trên lưỡi dao. Một mặt, duy trì nhà nước. Mặt khác, không cho bọn ký sinh trùng uống máu nhân dân Ukraine như trước cách mạng”.
Washington tỏ ra lo lắng khi thấy các phần tử cực đoan đang thắng thế ở Ukraine. Ngay từ khi xung đột ở Mukachevo chưa diễn ra, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cấm hỗ trợ Tiểu đoàn Azov đầy tai tiếng của nhóm cực hữu Right Sector. Tuy nhiên, trong tình hình rắc rối hiện tại ở Ukraine, khó có cách nào thực thi quyết định này. Nhà báo Raimondo viết rằng trên thực tế, tiền đóng thuế của người dân Mỹ đang được chi vào việc đào tạo và trang bị vũ khí cho phần tử phát xít mới ở Ukraine. Ngoài ra, Mỹ buộc phải hỗ trợ tài chính cho một đất nước suy sụp bởi nội chiến.
Đó là cái giá cho những hành động mà Mỹ đã làm nhằm thay đổi chế độ chính trị ở Ukraine. Liệu có quá đắt?
Nhà báo Mỹ Justin Raimondo kết luận: "Chúng ta (tức là Mỹ) đang tạo thêm nhiều quái vật hơn để phục vụ cho cuộc ‘thập tự chinh’ trong tương lai. Đó là động cơ vĩnh cửu của một chính sách đối ngoại điên cuồng mà ‘phe hiếu chiến’ đang thích thú theo đuổi”.

Ukraine: Hậu quả khủng khiếp của “cách mạng Maidan”

(Kiến Thức) - Trong khi trọng tâm chú ý của thế giới đổ dồn vào Hy Lạp, người ta đã lãng quên cuộc khủng hoảng Ukraine có hậu quả khủng khiếp gấp bội.

Nhà bình luận Bryan MacDonald người Ireland cho rằng nếu so với Ukraine, một quốc gia chìm đắm trong nợ nần như Hy Lạp vẫn còn là “một câu chuyện thành công về kinh tế”.
Ukraine: Hau qua khung khiep cua “cach mang Maidan”
Một thợ mỏ đập mũ bảo hiểm trong một cuộc biểu tình, yêu cầu thanh toán tiền lương trước tòa nhà quốc hội ở Kiev ngày 23/4/2015. 
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây đang cố tô vẽ đất nước Ukraine bị chiến tranh tàn phá và đang ở bên bờ vực phá sản chính là “một ví dụ tích cực” về sự can thiệp của Âu-Mỹ, mà quên đi những hậu quả khủng khiếp của “cách mạng Maidan”.

Nguyên nhân dẫn tới vụ đọ súng đẫm máu ở Mukachevo

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine cho rằng nguyên nhân dẫn tới cuộc đọ súng đẫm máu ở Mukachevo là do mâu thuẫn giữa nhóm Right Sector với băng đảng địa phương.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rõ mâu thuẫn giữa nhóm chiến binh Right Sector với các trùm mafia địa phương đã dẫn tới cuộc đọ súng đẫm máu ở thị trấn Mukachevo, miền tây Ukraine.
Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 19/2/2014.

Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 19/2/2014.