Đắk Lắk: Khu nhà xưởng xây trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Sử dụng đất sai mục đích, hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là những gì đang tồn tại ở một cơ sở tái chế phế liệu tại thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột.

Vừa qua, Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được phản ánh của người dân về việc bãi phế liệu tại thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột mọc trái phép
trên đất nông nghiệp, hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh đã nhiều năm nay. 

9 năm sử dụng đất sai mục đích?

Từ ngày 28/2 đến 02/3, có mặt tại thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, PV ghi nhận, phản ánh của người dân địa phương là có cơ sở. Khảo sát tại tại khu vực này, những nhà xưởng to, rộng được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp. 

Theo quan sát, cơ sở này như một “bãi chiến trường” nhếch nhác, lộn xộn. Các loại rác thải bao bì, túi ni lông,… phế liệu chất thành đống trải dài hàng trăm mét la liệt từ trong xưởng ra tận ngoài ngõ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

Hàng ngày, nhà xưởng luôn trong tình trạng đóng kín mít. Cửa chỉ hé mở khi có xe ôtô chở phế liệu ra vào. Xe chở rác thải được phủ kín bạt.
Dak Lak: Khu nha xuong xay trai phep, gay o nhiem moi truong
Bãi phế liệu của hộ ông Nguyễn Công Khu tại thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột. 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Toàn, chủ tịch UBND xã Hòa Phú xác nhận, bãi phế liệu này của ông Nguyễn Công Khu đã tồn tại gần 10 năm. Bãi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 40A8009354, có quy mô tương đối, nằm cạnh Khu công nghiệp Hòa Phú, lọt trong những rừng cây, phế liệu được tập kết thành những đống cao và hầu hết để lộ thiên. 

Ông Nguyễn Công Khu - chủ hộ kinh doanh cho biết, ông đã lên xã (UBND xã Hòa Phú - PV) để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. UBND xã Hòa Phú trả lời do chưa có kế hoạch nên chưa chuyển đổi được.

Bà Võ Lê Quỳnh Như - công chức phụ trách Địa chính Xây dựng xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) cho biết, đã nhận được đơn xin chuyển đổi mục đích sử đụng đất của ông Khu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nên hiện trường hợp của ông Khu không được chuyển mục đích sử dụng đất.
"Dù chưa được phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng cơ sở này đã tồn tại 9 năm nay", bà Như nói thêm. 
Theo Biên bản kiểm tra tình trạng pháp lý của Tổ kiểm tra TTXD xã Hòa Phú ngày 22/6/2023 tại cơ sở sản xuất hạt nhựa của ông Nguyễn Công Khu, đất ở khu vực này là đất nông nghiệp, theo quy định không được xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, hộ kinh doanh trên vẫn xây dựng nhà xưởng tái chế, sản xuất phế liệu trái phép, gây ảnh hưởng đến môi trường. Thế nhưng, điều khó hiểu là bãi phế liệu này vẫn ngang nhiên, công khai hoạt động suốt 9 năm qua.
Dak Lak: Khu nha xuong xay trai phep, gay o nhiem moi truong-Hinh-2
Cơ sở này giống như“bãi chiến trường” rác nhếch nhác la liệt từ trong xưởng ra tận ngoài ngõ.  

Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Theo ghi nhận, cơ sở kinh doanh này chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Cơ sở còn tận dụng địa hình trũng thấp kênh mương để trực tiếp thải nước chảy thẳng ra suối. Nước thải từ bên trong thấm vào lòng đất, chảy các con suối xung quanh nước đen ngòm, gây mùi xú uế khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực.  

Dak Lak: Khu nha xuong xay trai phep, gay o nhiem moi truong-Hinh-3
 Nước thải, nước rỉ rác bị ứ đọng lâu ngày phát sinh mùi hôi thối nồng nặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực.

Một người dân sống trong khu vực cho biết: "Mùa khô hay mưa đều hôi thối hết, kêu miết nhưng cũng có ai xử lý đâu!".

Tình trạng bãi tập kết phế liệu tại cơ sở này gây gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi trong khu vực.

"Không thể đánh đổi môi trường sống của người dân để lấy lợi ích kinh tế của cá nhân, hộ kinh doanh nghiệp. Khẩn thiết mong cơ quan chức năng kiểm tra, nhằm xử lý dứt điểm tình trạng bãi phế liệu xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khỏe người dân xung quanh và cảnh quan đô thị", bà H.T.N - người dân sống gần khu vực này nói.

Dak Lak: Khu nha xuong xay trai phep, gay o nhiem moi truong-Hinh-4
 Đất ở khu vực này là đất nông nghiệp, thế nhưng, điều khó hiểu là bãi phế liệu này vẫn ngang nhiên, công khai hoạt động suốt gần 10 năm qua.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, chủ tịch UBND xã Hòa Phú, thông tin: “Tôi đã nắm được vấn đề này. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã có các văn bản gửi lên cấp trên, đồng thời phối hợp với các ban ngành để xử lý. Tuy nhiên, trách nhiệm và quyền hạn của xã còn nhiều hạn chế nên chưa xử lý triệt để được”.

Báo tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.

Một giám đốc tại Đắk Lắk bị tạt sơn trước cổng nhà

Gia đình của giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm thuộc Sở Y tế Đắk Lắk bất ngờ bị tạt sơn trước cổng nhà ngay trong đêm.

Sáng 24/2, Công an phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tiếp nhận trình báo của một hộ dân trên địa bàn về việc bị tạt sơn vào cổng nhà.
Theo trình báo, sáng cùng ngày, gia đình ông T.Q.L., Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Đắk Lắk, thuộc Sở Y tế Đắk Lắk phát hiện trước cổng nhà riêng bị kẻ xấu tạt sơn đỏ.

Thảo nguyên xanh ở Đắk Lắk đẹp mê ly được giới trẻ săn đón

Thảo nguyên Pal Sol hiện lên như một bức tranh thiên nhiên thanh bình với đồng cỏ xanh mướt hút chân các bạn trẻ đến khám phá.

Thao nguyen xanh o Dak Lak dep me ly duoc gioi tre san don
Gần đây, các thảo nguyên xanh mướt nổi lên như một điểm đến thú vị với cộng đồng du lịch. Nếu như ngoài miền Bắc dân tình rầm rộ với đỉnh Bình Hương hoang sơ hay thảo nguyên Suôi Thầu mộng mơ, thì thảo nguyên Pal sol xanh ngát tại vùng đất đầy nắng lại hớp hồn hội mê xê dịch miền Nam ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Bảo tàng Đắk Lắk - điểm hẹn văn hoá, lịch sử ở Tây Nguyên

Bảo tàng Đắk Lắk, nơi khiến du khách như lạc vào miền ký ức, lịch sử của dân tộc và bạn cũng không khỏi choáng ngợp bởi nét kiến trúc độc đáo mà nơi đây mang lại.

Những người đam mê tìm hiểu lịch sử khi đã có dịp ghé thăm Buôn Ma Thuột thì không thể nào bỏ qua Bảo tàng Đắk Lắk với nhiều giá trị văn hóa độc đáo đã và đang là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk.