Đại úy CSCĐ cứu cháu bé bị co giật ở Nam Định nói gì về sự việc?

(Kiến Thức) - Đại úy CSCĐ cứu cháu bé bị co giật ở Nam Định Trần Đức Giảng cho biết, khi nhìn thấy cháu bé bị như vậy chỉ còn cách, đút chính ngón tay vào miệng là cách tối ưu nhất.

Chiều 4/8, Vòng 19 V.League 2019 đã diễn ra với lượt đấu của đội bóng Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai. Ở phút thứ 70 của trận đấu, 1 bé trai bất ngờ lên cơn co giật.
Hai cảnh sát cơ động (CSCĐ) tiếp nhận bé trai từ lực lượng PCCC và bế cháu nhỏ (khoảng 4-5 tuổi) chạy ra xe cấp cứu. Trên đường bế cháu bé chạy ra xe, cháu lên cơn co giật khiến đại úy CSCĐ phải đút tay của mình vào miệng cháu nhằm ngăn cháu tự cắn vào lưỡi dẫn đến tử vong.
Vừa bế cháu bé, đại úy CSCĐ vừa nghiến răng chịu đau để cho cháu bé cắn tay. Hình ảnh CSCĐ cứu cháu bé bị co giật ở Nam Định nhanh chóng được các PV có mặt tại sân Thiên Trường ghi lại. Sau đó, nó nhanh chóng lan tỏa trên mặt báo và mạng xã hội.
Nói về khoảnh khắc cứu cháu bé, Đại uý Trần Đức Giảng chia sẻ, khi hiệp 2 diễn ra được hơn 10 phút tại khu vực khán đài B của sân vận động Thiên Trường có một tốp người nhốn nháo, ồn ào. Ngay lập tức, Đại uý Giảng đang bảo vệ vòng trong, gần đường Piste đã tiến lại để xem có chuyện gì thì phát hiện lúc này lực lượng an ninh đang tiến hành kiểm tra 1 cháu bé khoảng 4 - 5 tuổi bị ngất xỉu.
Dai uy CSCD cuu chau be bi co giat o Nam Dinh noi gi ve su viec?
Đại uý Trần Đức Giảng hiện đang công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động Công an Nam Định.
Tiến lại gần nơi xảy ra vụ việc, Đại uý Giảng thấy lượng khán giả tập trung lại quá đông và ngó vào xem cháu bé, điều này có thể gây nguy hiểm đến cháu. "Lúc này, tôi đứng bên dưới hò hét tất cả mọi người dãn ra để lấy không khí và độ thoáng cho cháu thở và đảm bảo điều kiện chuyển cháu xuống bên dưới để đưa đi cấp cứu.
Qua thông tin 1 số cổ động viên nói trên khán đài, cháu bé có biểu hiện co giật. Nghe vậy, tôi liền nghĩ đến việc nếu cháu bị co giật trong vô thức sẽ rất nguy hiểm, có thể cắn vào lưỡi.
Thời điểm đấy không còn cách nào khác tối ưu hơn việc đút chính ngón tay của mình vào miệng cháu bé vì khi đưa ngón tay vào mình có thể cảm nhận được lưỡi của cháu, ngón tay không bị tuột ra khỏi miệng và cũng cảm nhận được ngón tay đưa vào bên trong miệng nông hay sâu. Sau đó, 1 tay tôi đỡ cổ cháu bé còn đưa ngón tay cái bên cánh tay còn lại vào miệng cháu...", Đại úy Giảng nói.
Dai uy CSCD cuu chau be bi co giat o Nam Dinh noi gi ve su viec?-Hinh-2
 Đại úy Giảng nhăn mặt vi đau.
Thời điểm đưa cháu bé đến khu vực y tế anh bị cháu bé nghiến răng cắn rất đau, buốt và người bế cháu bé cùng anh là Hạ sỹ Trần Thanh Hiếu. Đến khu vực nhân viên y tế, bé trai vẫn có biểu hiện co giật và được các bác sỹ đưa dụng cụ y tế vào bên trong miệng. Do lượng người ngày hôm qua đến sân Thiên Trường quá đông, sự việc lại xảy ra nhanh và bất ngờ nên anh Giảng không nắm rõ tên tuổi, địa chỉ của cháu bé cũng như bố mẹ cháu.
Đại uý Trần Đức Giảng cho biết thêm, trong hơn 16 năm công tác trong lực lượng cảnh sát cơ động anh và đồng đội đã đối mặt với nhiều nguy hiểm, khó khăn cũng như cấp cứu cho nhiều người nhưng chưa có trường hợp nào bất ngờ, cấp bách như ngày hôm qua.
"Hiện giờ tôi cũng muốn biết chính xác tình trạng sức khoẻ của cháu bé như thế nào nhưng do lượng người hôm qua đến sân quá đông, trường hợp xảy ra lại bất ngờ nên tôi không biết cháu bé và bố mẹ là ai. Lúc đấy, tôi chỉ suy nghĩ ở trong đầu là tìm mọi cách để cứu người và không cần biết cháu bé hay bố mẹ cháu là ai...", Đại uý Giảng chia sẻ.
Theo Đại uý Giảng, trong quá trình công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động Công an Nam Định anh Giảng và các đồng đội liên tục được huấn luyện, học qua các lớp sơ cứu người gặp nạn. Đại úy Giảng cho hay: "Bằng kinh nghiệm nuôi con ở nhà của bản thân, hầu như bé nào khi sốt cao cũng có thể có biểu hiện co giật. Trong quá trình huấn luyện, chúng tôi cũng được học tập về cách sơ cứu người bước ban đầu...". Cũng theo Đại úy Giảng, chiều nay 5/8, gia đình của cháu bé đã đến cảm ơn anh, cũng như thông báo tình hình sức của cháu đã ổn định.
>>> Xem thêm video: Nghẹt thở cứu 2 cháu bé bị bọn buôn ma túy bắt cóc

Nguồn: ANTV.


Video: Giải cứu bé trai lơ lửng ngoài ban công tầng 7

Video được quay tại Trung Quốc vào ngày 12/5 cho thấy một người đàn ông đã trèo ra khỏi cửa sổ tầng 6 để cố gắng cứu một bé trai đang treo lơ lửng ngoài cửa sổ tầng 7.

Mời quý độc giả xem video Giải cứu bé trai lơ lửng ngoài ban công tầng 7:

Nghẹt thở những chiến dịch giải cứu người mắc kẹt trên TG

(Kiến Thức) - Mới đây, lực lượng cứu hộ quốc tế tìm thấy 12 em nhỏ thuộc 1 đội bóng đá và huấn luyện viên 25 tuổi bên trong hang động Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai sau khi bị mắc kẹt từ ngày 23/6. Đây là một trong những chiến dịch giải cứu người mắc kẹt nổi tiếng thế giới.

Sau 10 ngày nỗ lực tìm kiếm, vào lúc 23h tối ngày 2/7, chiến dịch giải cứu người mắc kẹt trong hang động của Thái Lan có bước tiến triển lớn. Cụ thể, các đội cứu hộ của Thái Lan đã tìm thấy 12 em nhỏ thuộc một đội bóng và huấn luyện viên của họ bị mắc kẹt tại hang động Tham Luang thuộc tỉnh Chiang Rai.
Sau 10 ngày nỗ lực tìm kiếm, vào lúc 23h tối ngày 2/7, chiến dịch giải cứu người mắc kẹt trong hang động của Thái Lan có bước tiến triển lớn. Cụ thể, các đội cứu hộ của Thái Lan đã tìm thấy 12 em nhỏ thuộc một đội bóng và huấn luyện viên của họ bị mắc kẹt tại hang động Tham Luang thuộc tỉnh Chiang Rai.