Đại gia xây 258 biệt thự tặng cả làng nhận "cái kết đắng"

Một đại gia người Trung Quốc đã bỏ ra 200 triệu nhân dân tệ để xây những căn biệt thự cho các gia đình ở quê hương mình, nhưng vì lòng tham của người dân quá lớn nên tới giờ những căn biệt thự vẫn bỏ hoang.

Ông Chen Sheng là người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty đồ uống Tiandi No1 Beverage Inc ở Trung Quốc. Khi gặt hái được thành công, ông quyết chi 200 triệu nhân dân tệ xây dựng 258 căn biệt thự trên đất do chính quyền địa phương cấp tại quê hương, để tặng cho các cư dân trong làng Guanhu.
Chi hơn 200 triệu nhân dân tệ xây nhà cho các gia đình ở quê hương nhưng doanh nhân Chen Sheng (Trung Quốc) ngao ngán khi chứng kiến sự tham lam của người trong làng.
Dai gia xay 258 biet thu tang ca lang nhan
Những căn biệt thự nguy nga được vị đại gia xây nhằm mục đích tặng cho người dân quê hương mình. 
Chen Sheng là người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty đồ uống Tiandi No1 Beverage Inc ở Trung Quốc. Khi gặt hái được thành công, ông quyết chi 200 triệu nhân dân tệ xây dựng 258 căn biệt thự trên đất do chính quyền địa phương cấp tại quê hương, để tặng cho các cư dân trong làng Guanhu.
Mỗi căn hộ có diện tích 280m2, gồm 5 phòng ngủ, 2 phòng khách, nhà để xe và một mảnh vườn nhỏ. Trong khu vực xây dựng các căn biệt thự còn có một dòng suối nhân tạo, cầu, sân bóng rổ, cầu lông và sân khấu để biểu diễn các vở kịch truyền thống.
Dự án đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng
Southern Metropolis Daily không nói rõ các bất động sản ban đầu được phân chia thế nào nhưng ông Chen từng nói ông dựa trên số liệu thống kê vào năm 2013, trong đó cho biết có 190 hộ gia đình trong làng.
Các căn biệt thự đã hoàn thiện và sẵn sàng đón các cư dân trong làng đến ở. Tuy nhiên, đến nay, các căn biệt thự vẫn nằm im lìm và "đắp chiếu". Nguyên nhân xuất phát từ việc dân làng đang tranh cãi xoay quanh chuyện các gia đình nhận bao nhiêu căn biệt thự.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người tới nhận phần, thậm chí một vài người còn nói rằng họ cần nhiều hơn một căn để đủ chỗ ở cho đại gia đình của mình.
Phản ứng của dân làng trước cử chỉ hào hiệp của ông Chen khiến ông cảm thấy vô cùng thất vọng. "Ngay khi tôi trở về làng, mọi người bắt đầu đưa ra đủ các yêu cầu", ông nói. "Vì thế tôi không muốn quay lại nữa". Southern Metropolis Daily cho biết ông đã không trở về Guanhu trong 2 năm.
Theo tờ SCMP, lãnh đạo của làng sẽ tổ chức một cuộc họp có sự góp mặt của các cư dân để tìm một giải pháp cho dự án biệt thự đang bỏ hoang.

Muôn kiểu khoe vàng trên phố gây choáng của đại gia

(Kiến Thức) - Để thể hiện độ giàu có của mình, một số đại gia Ấn Độ diện hẳn áo sơ mi bằng vàng trên phố. Trong khi đó, tỷ phú Ả rập lại chọn cách lái siêu xe dát vàng.

Muon kieu khoe vang tren pho gay choang cua dai gia
Ông Datta Phuge, một đại gia ở Pimpri, Ấn Độ đã tự nhận mình là "Gold man of Pimpri" (Người đàn ông Vàng của Pimpri). Để chứng minh câu nói này, năm 2013, ông Phuge đã quyết định cho làm một chiếc áo sơ mi bằng 14.000 miếng vàng. Ảnh: Theguardian. 

Những cặp vợ chồng đại gia Việt luôn sánh bước trên thương trường

(Kiến Thức) - Đây là những cặp vợ chồng đại gia Việt luôn sánh bước bên nhau điều hành daonh nghiệp ngày càng phát triển, khiến dư luận ngưỡng mộ.

1. Nguyễn Đăng Quang – Nguyễn Hoàng Yến Cùng khởi nghiệp tại Đông Âu, vợ chồng đại gia Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Hoàng Yến luôn sánh bước bên nhau cùng xây dựng nên “đế chế” Masan, doanh nghiệp tư nhân đầu ngành tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, khoáng sản. Ảnh: VOV.
 1. Nguyễn Đăng Quang – Nguyễn Hoàng Yến
Cùng khởi nghiệp tại Đông Âu, vợ chồng đại gia Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Hoàng Yến luôn sánh bước bên nhau cùng xây dựng nên “đế chế” Masan, doanh nghiệp tư nhân đầu ngành tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, khoáng sản. Ảnh: VOV.
Từng thành công trong lĩnh vực mỳ gói ăn liền vào đầu thập niên 90 tại Đông Âu, sau khi trở về Việt Nam, ông Quang nổi tiếng với hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập lớn giúp Masan nhanh chóng mở rộng quy mô. Đặc biệt phải kể đến thương vụ mua lại Núi Pháo - mỏ vonfram lớn nhất thế giới, có khả năng mang lại doanh thu 400-500 triệu USD mỗi năm từ quỹ ngoại Dragon Capital. Ảnh: ĐTCK.
 Từng thành công trong lĩnh vực mỳ gói ăn liền vào đầu thập niên 90 tại Đông Âu, sau khi trở về Việt Nam, ông Quang nổi tiếng với hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập lớn giúp Masan nhanh chóng mở rộng quy mô. Đặc biệt phải kể đến thương vụ mua lại Núi Pháo - mỏ vonfram lớn nhất thế giới, có khả năng mang lại doanh thu 400-500 triệu USD mỗi năm từ quỹ ngoại Dragon Capital. Ảnh: ĐTCK.