Đại gia Việt “vung” tiền chơi Tết thế nào?

(Kiến Thức) - Để thể hiện đẳng cấp với túi tiền "siêu dày" của mình, đại gia Việt thường nghĩ cách "đốt" tiền độc đáo dịp năm mới.

Vung tiền săn lùng hàng độc
Tết là dịp mà các đại gia Việt càng có cơ hội thể hiện đẳng cấp của mình bằng việc săn lùng các món hàng độc lạ có giá trị siêu xa xỉ.
Một đại gia nổi tiếng ở TP Việt Trì, Phú Thọ với cái tên "Toàn đô la", đã mạnh tay chi 10,5 tỷ đồng để mua một cây sanh mà theo anh nó có tuổi thọ tới 200 năm, là sở hữu của một thượng thư triều Nguyễn. Cây sanh này được anh đặt trong vườn nhà và coi nó như hình ảnh một "thiên nhiên thu nhỏ" cũng như một triết lí nhân sinh quan.
Anh quan niệm, cây càng cổ thì càng có giá trị nên người chơi cây phải am hiểu và biết cách chăm nó không thì quả là phí.
Dai gia Viet “vung” tien choi Tet the nao?
 Gốc đào rừng mà anh Quang mua về chơi tết 

Anh Quang ở Tây Hồ (Hà Nội), Tổng giám đốc của một công ty bất động sản cũng cất công đặt mua từ một năm trước ở tận Sơn La một cây đào giá hơn 500 triệu đồng. Bộ ghế sofa mà anh Quang mới mua cũng được đặt riêng tại Ý. Tivi, máy giặt, điều hòa đều do vợ chồng anh cất công tìm mua từ Nhật, đồ sành sứ thì mua ở Trung Quốc...
Không đam mê cây cảnh như anh "Toàn đô la", anh Quang, anh Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc công ty H. ở Ba Đình (Hà Nội) lại thích thú sưu tập sim số lộc phát cực đẹp 0123456XXXX với giá gần nửa trăm triệu đồng. 
Ngoài thuận tiện là dãy số dễ nhớ, theo anh Nguyên, số sim này còn có ý nghĩa tinh thần, giúp cho công việc làm ăn phát đạt.
Không chỉ "tự thưởng" cho mình, anh Trọng Hoàng, Phó tổng giám đốc công ty chuyên kinh doanh phần mềm tại Hà Nội lại "săn" bằng được chiếc áo lông thú 50 triệu đồng tặng vợ diện Tết nếu trời lạnh.
Với anh Nguyễn Thành Nam, Giám đốc công ty I, trên đường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội lại có thú tiêu tiền Tết cách khác. Anh thích ngày Tết trong không khí gia đình và bạn bè sẽ thưởng thức những món ăn do chính tay vợ anh nấu. Và trong bữa ăn đầm ấm ngày Tết không thể thiếu rượu. 
Anh cũng mạnh tay chi hơn 25 triệu đồng mua chai rượu Rémy Martin Louis XIII đem về thưởng thức với sự hân hoan vui sướng trong lòng. Chưa dừng lại ở đó, anh còn đặt hàng tận trong TP.HCM một chai rượu thượng hạng với giá 60 triệu đồng. 
Đối với những đại gia đam mê đá cảnh, thì việc bỏ ra hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng để tìm được cho mình một bức tranh đá tuyệt đẹp không phải là chuyện hiếm thấy. Những người săn đá cảnh thường coi hành trình của mình là "cuộc tìm kiếm nhân duyên". Bởi khi được đem về, tuổi của viên đá có khi đã hàng triệu năm, lại qua sự bào mòn của dòng nước mới có hình dáng như khi được tìm thấy.
Dai gia Viet “vung” tien choi Tet the nao?-Hinh-2
 Tranh đá tiền tỉ

Những đại gia khác thì thích thú săn tiền có seri đẹp để lì xì Tết. đại gia thường tìm tiền Mỹ, tiền Anh và Euro các mệnh giá 2, 50 và 100 để đổi. Những con số họ "săn" nhiều nhất trong ngày Tết là con số liên quan đến Phúc - Lộc - Thọ. Đối tượng này chỉ lì xì bằng tiền Mỹ.

Dai gia Viet “vung” tien choi Tet the nao?-Hinh-3
  Đây là những đồng đô la được coi là may mắn nên nhiều người "săn" tìm.

Có đại gia thì săn lùng bằng được những tài khoản ngân hàng độc để lì xì Tết. Các tài khoản ăn theo ngày tháng năm sinh, số điện thoại đến bộ tam, bộ tứ, ngũ, lục có giá vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Những người giàu quan niệm, những món quà độc nhất vô nhị mang phong thủy này sẽ mang lại sự may mắn, thành công cho những ai sở hữu nó.
Chia sẻ về việc chuẩn bị cho Tết của những “đại gia”, anh Quang bộc bạch: “Trong một năm thì Tết âm lịch luôn được đề cao nhất và cũng là dịp để mọi người khoe, ganh đua với nhau. Bởi suy nghĩ và tình cảm của những người có tiền khác lắm, nó không chân tình, thành thật như những người bạn không có tiền. Nói là bạn nhưng thực chất là bạn ăn chơi, là ganh đua, bạn quan hệ làm ăn thôi, nên soi mói nhau từng tí. Nếu như anh không đáp ứng, không “chơi” cùng thì sẽ bị coi thường, loại bỏ và sẽ không thể “phát” trong công việc kinh doanh được.
Chi mạnh tay chọn nơi đón Tết "độc"

Những năm gần đây, các đại gia Việt thường chọn cách đặt tour du lịch nước ngoài đắt tiền đón Tết. Đầu năm nay, gia đình anh Nguyễn Đức Tuấn, ngụ tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chọn tour Dubai - Abudhabi 6 ngày, giá trọn gói khoảng 50 triệu đồng/người, ở khách sạn 4 sao. Sau đó, anh Tuấn đăng ký tách đoàn 1 ngày để gia đình trải nghiệm tại khách sạn siêu sang 7 sao dát vàng Burj al-Arab với giá 3.500 USD/đêm.

Giống gia đình anh Tuấn, nhiều đại gia ở TP.HCM cũng lựa chọn du lịch nước ngoài vào dịp Tết. Nhà chị Giang, ngụ tại quận 1 TP.HCM, có công ty chuyên kinh doanh hàng mỹ nghệ cũng lên kế hoạch đi chơi Tết rất sành điệu. Gia đình chị gồm 5 người sẽ tham gia tour du lịch 5 nước Châu Âu (Pháp - Ý - Đức - Bỉ - Hà Lan) có giá khoảng 100 triệu/người cho 13 ngày. Người tham gia tour du lịch này sẽ được ở khách sạn 4 sao, tham quan các thành phố nổi tiếng thế giới như Paris-Roma-Amsterdam-Munich-Bruxelles. 

Dai gia Viet “vung” tien choi Tet the nao?-Hinh-4
 Đại gia Việt đi du lịch nước ngoài, ở khách sạn dát vàng đón Tết.

Không du lịch nước ngoài, một số đại gia Hà thành gây chú ý với những kiểu đón Tết “độc”. Để thể hiện sự chơi ngông không ai bằng của mình, một đại gia hoạt động trong ngành bất động sản đã chọn ra 12 dân tộc ít người để làm Tết theo phong tục của họ. Tết của dân tộc Thu Lao, Hà Nhì và Xa Phó được ông chú ý hơn cả. Bởi cả 3 dân tộc này chủ yếu sống ở vùng núi xa xôi. Họ cũng rất coi trọng ngày Tết nên Tết được tổ chức rất linh đình với đầy đủ các tục lệ của cha ông truyền lại từ xưa. 

Hay một nữ đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn ở Hà thành nổi tiếng với kiểu chơi ngông... đốt tiền theo phong bao lì xì. Theo đó, khách đến nhà, chỉ cần là chưa có gia đình thì chắc chắn sẽ nhận được tiền mừng tuổi của bà, số tiền tương ứng với số tuổi, bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu triệu. Ngoài ra, khách còn được nhận thêm rất nhiều đồ hiệu mà bà đã mua sắm để làm quà kèm theo những vé máy bay du lịch ở những điểm nổi tiếng và được sống trong phòng dạng VIP của các khách sạn trong chuỗi khách sạn thuộc quyền quản lý của gia đình bà. 

Dai gia Viet “vung” tien choi Tet the nao?-Hinh-5
 "Đốt" tiền trong phong bao lì xì là một trong những cách thể hiện đẳng cấp, chơi ngông của đại gia

Bà này cũng nổi tiếng với việc thể hiện sự chơi ngông của mình vào dịp Tết. Mỗi Tết là một kiểu chơi ngông. Có năm, bà và gia đình dùng tàu riêng, đón Tết trên biển. Có năm, bà dát vàng toàn bộ biệt thự để đón Tết. Năm con chuột, bà cho đúc hơn nghìn con chuột bằng vàng để tặng khách đến chúc Tết.
Trên thực tế, không phải đại gia nào cũng chơi ngông như vậy. Có những đại gia coi Tết là dịp để gặp gỡ và họp mặt gia đình. Họ không vung tiền để thể hiện mình, cũng không cần những thứ cao sang để thể hiện đẳng cấp. Có người chỉ cần về nhà những ngày Tết, được ăn những món do vợ nấu, được ngồi quây quần với anh em và trò chuyện, họ coi tình cảm gia đình là thứ quan trọng hơn nhiều so với việc cuống cuồng sắm Tết để thiên hạ biết họ là đại gia ở tầm nào. 
Tất nhiên, có tiền thì chơi sang và người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.

Tết buồn hiu trong bệnh viện

(Kiến Thức) - Trong khi nhà nhà đang hối hả sắm Tết thì trong các bệnh viện K, Xanh Pôn ở Hà Nội..., có rất nhiều bệnh nhân cùng người nhà không có Tết.

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Tuy nhiên, tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện K... rất nhiều người đang phải vật lộn với bệnh tật. Họ sẽ không được đón một cái Tết cổ truyền ấm cúng như bao người khác.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Tuy nhiên, tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện K... rất nhiều người đang phải vật lộn với bệnh tật. Họ sẽ không được đón một cái Tết cổ truyền ấm cúng như bao người khác. 

Khuôn mặt buồn bã của một người bố bế con điều trị tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Ba Đình, Hà Nội).
Khuôn mặt buồn bã của một người bố bế con điều trị tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Ba Đình, Hà Nội).

Một bệnh nhân lớn tuổi tỏ ra buồn rầu, vì không được ở nhà đón Tết cùng người thân mà phải "làm phiền" họ vào thăm mỗi ngày.
Một bệnh nhân lớn tuổi tỏ ra buồn rầu, vì không được ở nhà đón Tết cùng người thân mà phải "làm phiền" họ vào thăm mỗi ngày.  

Một nỗi buồn sâu thẳm bên trong cánh cửa bệnh viện. Ở đây, không có những tiếng cười đùa vui vẻ dù Tết đã cận kề mà chỉ có một không gian tĩnh lặng và lạnh lẽo.
Một nỗi buồn sâu thẳm bên trong cánh cửa bệnh viện. Ở đây, không có những tiếng cười đùa vui vẻ dù Tết đã cận kề mà chỉ có một không gian tĩnh lặng và lạnh lẽo. 

"Ngoan đi con, dù thế nào bố vẫn luôn ở bên cạnh con".
 "Ngoan đi con, dù thế nào bố vẫn luôn ở bên cạnh con".

Anh Đàm Đình Giang (Sóc Sơn, Hà Nội) ân cần chăm sóc cậu con trai trong bệnh viện Xanh Pôn, vì cháu bị ngã, gãy cánh tay phải.
 Anh Đàm Đình Giang (Sóc Sơn, Hà Nội) ân cần chăm sóc cậu con trai trong bệnh viện Xanh Pôn, vì cháu bị ngã, gãy cánh tay phải.

Không được ngồi cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên trong ngày Tết, một bệnh nhân cúi mặt, rưng rưng nước mắt đưa từng miếng cháo lên miệng.
 Không được ngồi cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên trong ngày Tết, một bệnh nhân cúi mặt, rưng rưng nước mắt đưa từng miếng cháo lên miệng.

Bên cạnh những bệnh nhân phải nằm viện, còn có rất nhiều người thân của họ đến để chăm sóc. Tuy nhiên, vì không có chỗ ngủ nên nhiều người đã phải nằm ngay dưới đất, trên ghế... phía bên ngoài phòng bệnh...
 Bên cạnh những bệnh nhân phải nằm viện, còn có rất nhiều người thân của họ đến để chăm sóc. Tuy nhiên, vì không có chỗ ngủ nên nhiều người đã phải nằm ngay dưới đất, trên ghế... phía bên ngoài phòng bệnh...

Họ tranh thủ chợp mắt sau những đêm thức trắng. (Ảnh chụp tại bệnh viện K, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
 Họ tranh thủ chợp mắt sau những đêm thức trắng. (Ảnh chụp tại bệnh viện K, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Cả bệnh nhân cùng người nhà, ai cũng rất mệt mỏi.
 Cả bệnh nhân cùng người nhà, ai cũng rất mệt mỏi.

Họ phải cùng nhau quên đi Tết Nguyên đán để đấu tranh cùng bệnh tật
 Họ phải cùng nhau quên đi Tết Nguyên đán để đấu tranh cùng bệnh tật

Mong cho họ sớm vượt qua mọi nỗi đau thể xác để không tiếc công đã đánh mất Tết Giáp Ngọ năm nay...
 Mong cho họ sớm vượt qua mọi nỗi đau thể xác để không tiếc công đã đánh mất Tết Giáp Ngọ năm nay...

Chồng ham sưu tập rượu

Hết mua bia, chồng mua tới rượu, từ hàng ngoại chính hãng cho tới hàng nội. Mấy thứ rượu nếp than, rượu cần, rượu chuối hột… 

Những ngày giáp Tết, vợ tất bật tổng vệ sinh, trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón xuân. Dọn xong nhà cửa, vợ bắt đầu ra siêu thị “dọn” tiếp, nào là gạo muối, bánh mứt, nước mắm, dầu ăn… Nhờ chồng đi theo phụ một tay, nhưng suốt cả buổi chồng cứ đứng bần thần chỗ quầy bia rượu, chọn tới chọn lui để bổ sung cho “bộ sưu tập” bia rượu đầy đủ, chuẩn bị “vũ khí” sẵn sàng chinh chiến với đám chiến hữu suốt mấy ngày Tết.

Mấy hôm nay, ngày nào đi làm về chồng cũng chở một thùng bia. Chồng bảo mấy ngày Tết, khách tới nhà đòi thứ nào chủ nhà có thứ đó mới vui, mới gọi là tiếp khách chu đáo. Hết mua bia, chồng mua tới rượu, từ hàng ngoại chính hãng cho tới hàng nội. Mấy thứ rượu nếp than, rượu cần, rượu chuối hột… không tem không nhãn mác, nhưng theo lời chồng, đó là “rượu xanh”, đảm bảo chất lượng. Có bữa, vừa đi làm về đã nghe chồng hớn hở gọi toáng lên từ ngoài ngõ. Vợ luýnh quýnh chạy ra, tưởng đâu chồng mừng vì mới… được thưởng Tết, ai dè thấy chồng khệ nệ vác nguyên thùng rượu Gò Đen. Chồng hí hửng khoe: “Thằng bạn mới ở Long An lên biếu, nhà nó tự nấu, nguyên chất 100%. Thứ này mà uống với khô cá đồng miền Tây là ngon chết được. Em nhớ mua cho anh khô cá lóc, cá chạch, rồi còn tôm khô, lạp xưởng, dưa kiệu, kim chi… Rượu nào mồi đó mới đúng điệu”. Nghe chồng thao thao mà vợ muốn xỉu.