Đại gia Tòng "Thiên Mã" và 3 cán bộ ngân hàng VDB bị khởi tố

Trong quá trình vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Cần Thơ, Tòng "Thiên Mã" đã sử dụng tiền vay tại 13 khế ước nhận nợ của hợp đồng tín dụng xuất khẩu hạn mức số 02/2009 để trả cho các khoản nợ tại các ngân hàng khác.

Ngày 17/1, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố các bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", gồm: Phan Bá Tòng (44 tuổi, còn gọi là Tòng "Thiên Mã", nguyên giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Mã, trụ sở tại KCN Trà Nóc 2, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ); Trần Thị Diễm (48 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty Thiên Mã).
Liên quan đến vụ án này, có 3 bị can khác nguyên là cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VDB), bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", gồm: Nguyễn Thị Mai (61 tuổi, nguyên trưởng Phòng Tín dụng xuất khẩu); Lâm Chí Công (42 tuổi, nguyên phó Phòng Tín dụng xuất khẩu) và Huỳnh Thanh Trúc (38 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng).
Đại gia thủy sản Tòng "Thiên Mã".
 Đại gia thủy sản Tòng "Thiên Mã".
Theo cáo trạng, trong quá trình vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Cần Thơ, bị can Phan Bá Tòng đã sử dụng tiền vay tại 13 khế ước nhận nợ của hợp đồng tín dụng xuất khẩu hạn mức số 02/2009 để trả cho các khoản nợ tại các ngân hàng khác.
Bị can Tòng đã chỉ đạo Diễm cùng một số nhân viên khác lập giả báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010 từ lỗ trên thực tế thành có lãi. Sau đó, tạo dựng các hợp đồng, chứng từ mua bán cá nguyên liệu khống để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, tạo ra tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay để lập hồ sơ đề nghị vay vốn và đề nghị giải ngân tại VDB Cần Thơ. Với thủ đoạn trên, Tòng "Thiên Mã" đã chiếm đoạt hơn 147,3 tỉ đồng vay gốc của VDB Cần Thơ.
Riêng các bị can: Mai, Công, Trúc là những người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thẩm định, xét duyệt, đề xuất cho Công ty Thiên Mã vay theo 2 khế ước nhận nợ nhưng không làm đúng theo quy định về điều kiện vay vốn tín dụng xuất khẩu, quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu. Từ đó, dẫn đến hậu quả để bị can Tòng, Diễm chiếm đoạt hơn 147,3 tỉ đồng không có khả năng thu hồi cho VDB Cần Thơ.
Ngoài ra, cáo trạng cũng nêu ông Lương Quang Minh, nguyên giám đốc VDB Cần Thơ, là người trực tiếp chỉ đạo, quyết định và ký các hợp đồng tín dụng xuất khẩu, giải ngân cho Công ty Thiên Mã vay, phải chịu trách nhiệm chính trong việc cố ý làm trái các quy định cho vay, gây hậu quả. Tuy nhiên, do ông Minh đã chết nên cơ quan CSĐT không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Còn đối với các cá nhân khác tại Công ty Thiên Mã, trong đó có vợ của bị can Tòng, cơ quan CSĐT xác định đã thực hiện theo sự chỉ đạo của Tòng "Thiên Mã" lập và ký các phiếu mua, nhập cá nguyên liệu khống…
Tuy nhiên, do Tòng "Thiên mã" cam kết bằng văn bản sẽ chịu mọi trách nhiệm về việc chỉ đạo, nếu không làm sẽ bị đuổi việc nên chấp nhận thực hiện. Cơ quan CSĐT cho rằng, các cá nhân này là nhân viên, bị phụ thuộc, buộc thực hiện theo sự chỉ đạo và không được hưởng lợi gì nên không xem xét xử lý hình sự.
Từ những kết luận trên, Cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố Phan Bá Tòng đã phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 139 BLHS 1999. Trong đó, khoản 4 quy định chiếm đoạt tài sản có giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Các bị can Mai, Công, Trúc bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3, Điều 165 BLHS năm 1999, có khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm.

Hiện trường sập giàn giáo khiến 3 người chết ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Toàn bộ khu vực xảy ra tai nạn sập giàn giáo ở công trình trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm lúc này đã bị phong tỏa nghiêm ngặt để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân. 

Thông tin mới nhất liên quan vụ sập giàn giáo xảy ra lúc 2h30 rạng sáng 17/1 tại công trình xây dựng ở đường Tố Hữu (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến 3 người chết, 3 người bị thương, tại hiện trường vụ việc, bộ khu vực được căng kín bạt.
Thông tin mới nhất liên quan vụ sập giàn giáo xảy ra lúc 2h30 rạng sáng 17/1 tại công trình xây dựng ở đường Tố Hữu (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến 3 người chết, 3 người bị thương, tại hiện trường vụ việc, bộ khu vực được căng kín bạt.  
Khu vực cổng ra vào công trình đóng cửa kín mít không cho người ngoài ra vào.
  Khu vực cổng ra vào công trình đóng cửa kín mít không cho người ngoài ra vào.
Bên trong lực lượng công an quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội điều tra làm rõ nguyên nhân sập giàn giáo ở đường Tố Hữu.
 Bên trong lực lượng công an quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội điều tra làm rõ nguyên nhân sập giàn giáo ở đường Tố Hữu.

Chuyện chưa biết về vụ án đại gia thủy sản Tòng “Thiên Mã”

Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến đại gia Tòng “Thiên Mã”.

Liên quan đến vụ án Phan Bá Tòng (biệt danh Tòng “Thiên Mã”) - Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thiên Mã (có trụ sở đặt tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP.Cần Thơ) vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng vừa bị Bộ Công an bắt giữ, ngày 28.4, nguồn tin của Dân Việt cho biết: Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã thành lập tổ công tác gồm nhiều sở, ngành để giải quyết những vấn đề liên quan đến Công ty Thiên Mã. Tổ trưởng tổ công tác này được giao cho ông Võ Thanh Hùng, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất – công nghiệp Cần Thơ.

Cảnh sát hình sự Hà Nội vào cuộc điều tra vụ sập giàn giáo

(Kiến Thức) - Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) đã vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ sập giàn giáo công trình bãi đỗ xe kết hợp các dịch vụ dành cho ô tô xảy ra vào rạng sáng nay.

Ngày 17/1, một lãnh đạo Phòng CSHS (PC45) - Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ sập giàn giáo tại công trình trên đường Tố Hữu khiến 3 công nhân tử vong.
Hiện trường vụ sập giàn giáo.
 Hiện trường vụ sập giàn giáo.