Đại gia lan đột biến ở Quảng Ninh: Phanh phui 'thế giới ngầm' than lậu

Với vỏ bọc doanh nhân thành đạt, ở biệt thự, đi xe sang, chơi lan đột biến trăm tỷ, ít ai biết anh em song sinh Bùi Hữu Giang, Bùi Hữu Thanh điều hành một công ty nằm trong đường dây khai thác, tiêu thụ than trái phép lên đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.

“Rửa tiền” qua lan đột biến?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa khởi tố 12 người cùng về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo điều 227 Bộ luật Hình sự. Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan.
Dai gia lan dot bien o Quang Ninh: Phanh phui 'the gioi ngam' than lau
Hai anh em Giang, Thanh nổi lên tại Đông Triều, Quảng Ninh.

Trong vụ án, bị can Bùi Hữu Giang và Bùi Hữu Thanh là anh em song sinh, cũng là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương đã tạo cho bản thân “vỏ bọc” doanh nhân thành đạt, nổi tiếng về độ chịu chơi trong giới chơi lan đột biến. Với việc sở hữu một vườn lan đột biến rộng hàng nghìn mét vuông, hai anh em Giang, Thanh nổi lên tại Đông Triều, Quảng Ninh như một hiện tượng lạ.

Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng về độ chịu chơi và cách vung tiền không chớp mắt của cặp song sinh này khiến nhiều tay anh chị đất mỏ cũng phải nghiêng mình. Điển hình, hồi tháng 3/2021, hai người này gây chấn động dư luận với thương vụ giao dịch lan đột biến trị giá 250 tỷ đồng. Còn bình thường, mỗi lần giao dịch lan đột biến được đưa thông tin lên mạng xã hội của anh em này ít nhất cũng phải 5 tỷ đồng.
Dai gia lan dot bien o Quang Ninh: Phanh phui 'the gioi ngam' than lau-Hinh-2
Vườn lan đột biến rộng hàng nghìn mét vuông của 2 anh em Giang, Thanh  
Không chỉ chơi lan, cặp song sinh Giang, Thanh còn sở hữu căn biệt thự triệu đô nằm sát mặt đường chính và dàn siêu xe hàng chục tỷ đồng. Nổi bật trong đó là chiếc Rolls Royce Cullian (trị giá 29 tỷ đồng). Theo nguồn tin, thời gian gần đây, cặp anh em “đại gia” trên còn lấn sân sang buôn vàng và có công ty vàng bạc đá quý đặt tại TP Hải Dương.
Đặc biệt, để tăng thêm độ "bóng" và uy tín của lớp vỏ bọc, cặp song sinh này thường xuyên làm từ thiện, ủng hộ tiền cho một số sự kiện ở tỉnh nhà. Gần đây nhất, anh em Giang, Thanh cũng tích cực quyên góp ủng hộ Quỹ chống dịch COVID-19.
Với độ giàu khủng và nhanh đến chóng mặt, ít ai biết cặp song sinh này làm gì và thu nhập chính của họ lấy từ đâu mà dám “xuống” hàng trăm tỷ đồng mua lan đột biến? Nhiều người sành sỏi trong giới chơi lan đột biến đã đặt câu hỏi đối với khối tài sản kếch xù của 2 anh em Giang, Thanh và hoài nghi: màn làm giá giao dịch lan đột biến chỉ là phi vụ “rửa tiền bẩn” của một thế lực ngầm đằng sau.
Đường dây than lậu khủng 
Sau vỏ bọc không hoàn hảo, 2 anh em Giang, Thanh đã lộ nguyên hình là những đầu lậu khai thác than trái phép liên tỉnh. Đường dây than lậu có sự móc nối với nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh thành khác nhau.
Theo tài liệu của cục C03, Bộ Công an, năm 2014, Công ty Cổ phần Yên Phước do bà Châu Thị Mỹ Linh làm giám đốc được cấp phép khai thác than tại Mỏ than Minh Tiến, ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trữ lượng được cấp phép khai thác là 8.500 tấn/năm, thời hạn đến năm 2031 với hơn 136.000 tấn.
Sau khi giải phóng xong mặt bằng, từ năm 2018, Công ty Cổ phần Yên Phước bắt đầu khai thác than bằng hình thức lộ thiên. Một năm sau, bà Linh móc nối để hai anh em Giang, Thanh (là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương) đứng ra khai thác, chế biến than tại mỏ với giá một tấn than thành phẩm 450.000 đồng, khối lượng khai thác khoảng 400.000 tấn/năm. Hàng năm, hai anh em Giang, Thanh sẽ phải nộp lại phần trăm theo tỉ lệ khai thác than thực tế cho bà Linh.
Từ khi được cấp phép, mỏ này đã khai thác hơn 2,5 triệu tấn than nguyên khai, than cám nghiền từ bã sàng và than xít. Tuy nhiên, theo báo cáo của chủ mỏ và đơn vị khai thác thì mỗi năm chỉ khai thác 8.500 tấn than theo đúng như giấy phép. Nghĩa là số lượng than khai thác vượt mức cho phép gần 120 lần. Tại mỏ hiện còn hơn 1,5 triệu tấn than chưa tiêu thụ.
C03 đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của nhiều người liên quan, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại Thái Nguyên, Hải Dương khi để khoáng sản bị khai thác, tiêu thụ trái phép trong thời gian dài.
Để che giấu sai phạm, Công ty Cổ phần Yên Phước và Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương đã lập khống hồ sơ nghiệm thu, báo cáo số lượng khai thác với cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên bằng đúng với cấp phép. Than được nhóm này chuyển về các bãi ở Hải Dương, Quảng Ninh để tiêu thụ đi khắp cả nước.
Cũng theo C03, với hành vi khai thác than lậu, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường, phí bảo vệ môi trường, nhóm Giang, Thanh, Linh và các đồng phạm đã thu lợi bất chính hơn 100 tỷ đồng. Hành vi khai thác vượt trữ lượng tối đa của giấy phép khai thác khoáng sản của các bị can còn gây thiệt hại cho Nhà nước về thuế hàng chục tỷ đồng.
Để phá thành công chuyên án, C03 đã cử hàng trăm trinh sát "ăn nằm" ở các mỏ than. Ngày 19/8, hơn 135 cán bộ cảnh sát kinh tế, cơ động và quản lý thị trường đã khám xét các cơ sở kinh doanh than lậu tại Thái Nguyên và Hải Dương.

Bình Dương: 'Vùng đỏ tiếp tục giãn cách xã hội đến khi nào?

Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất sẽ tiếp tục siết chặt giãn cách xã hội đối với các địa phương có 'vùng đỏ' thêm 15 ngày. Đồng thời, thần tốc xét nghiệm toàn dân để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Binh Duong: 'Vung do tiep tuc gian cach xa hoi den khi nao?
 
Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 98.794 ca mắc COVID-19; 788 bệnh nhân tử vong và hơn 54.000 bệnh nhân xuất viện về nhà. Toàn tỉnh Bình Dương có 38.895 người đang cách ly tập trung; 9.898 trường hợp F0 cách ly tại nhà.

“Đại gia” lan đột biến Bùi Hữu Giang cùng 11 đối tượng bị bắt giữ

Cấu kết tổ chức đường dây khai thác than lậu, thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép, thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng, hai anh em đại gia lan var Bùi Hữu Giang và 10 đồng phạm khác vừa bị khởi tố, bắt giam.

Ngày 27/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với 12 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Dai gia” lan dot bien Bui Huu Giang cung 11 doi tuong bi bat giu
Lực lượng công an kiểm tra bãi than ở Hải Dương. 
Các đối tượng bị khởi tố gồm Châu Thị Mỹ Linh (SN 1970, trú tại quận 12, TP HCM, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước); Hai anh em Bùi Hữu Giang (SN 1989, đại gia lan đột biến) và Bùi Hữu Thanh (SN 1989) cùng trú tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh).

Những người còn lại bị khởi tố gồm: Hà Anh Tuấn; Sinh ngày: 21/4/1982; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bùi Mạnh Cường: Sinh ngày: 10/02/1984; Nghề nghiệp: Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngô Đăng Hải: Sinh ngày 13/7/1972; Nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi cư trú: phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngụy Quang Thuyên: Sinh ngày: 04/5/1968; Nghề nghiệp: nhân viên Công ty CP Yên Phước; Nơi cư trú: thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và Khu mỏ Công ty CP Yên Phước, xã Phú Cường, huyên Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Doãn Thị Định: Sinh ngày: 05/12/1987; Nghề nghiệp: nhân viên kế toán Công ty CP Yên Phước; Nơi cư trú: xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Bùi Hữu Thương: Sinh ngày: 25/11/1984; Nghề nghiệp: Quản lý bãi than tại Mỏ đá Núi Voi của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: bãi than thuộc Mỏ đá Núi Voi, phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương.

Bùi Hữu Khoa: Sinh ngày: 07/02/1983; Nghề nghiệp: Quản lý khai thác than của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đỗ Thị Luyến: Sinh ngày: 05/02/1996; Nghề nghiệp: nhân viên Công ty CP Yên Phước; Nơi ở hiện nay: xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Nguyễn Tuấn Anh: Sinh ngày: 02/3/1989; Nghề nghiệp: kinh doanh vận tải; Nơi cư trú: phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đúng quy định pháp luật.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, bà Châu Thị Mỹ Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước cùng với Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương lên kế hoạch tổ chức đường dây khai thác than lậu. Những người này đã thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại mỏ than Minh Tiên ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng.
“Dai gia” lan dot bien Bui Huu Giang cung 11 doi tuong bi bat giu-Hinh-2
 Các bị can trong vụ án.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các kho, bãi chứa than không rõ nguồn gốc của các doanh nghiệp kinh doanh than trên địa bàn thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện phần lớn các bãi than có khối lượng chênh lệch so với hóa đơn nhập hàng. Kết quả khám xét xác định đường dây này đã khai thác khoảng hơn 2 triệu tấn than và đã tiêu thụ khoảng hơn 1 triệu tấn than.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước. 

Trước khi bị liên đới đến vụ án này, Bùi Hữu Giang được biết đến là một "đại gia" đất mỏ có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản than hơn chục năm nay. Trong đó, bị can này có cơ ngơi đồ sộ với căn biệt phủ hoành tráng tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) cùng nhiều xe sang.
Bùi Hữu Giang từng nổi tiếng trên cộng đồng mạng với thương vụ giao dịch lan đột biến có giá trị lên đến 250 tỷ đồng. Số tiền 250 tiỷ đồng được cho là đã chi trả cho 2 nhánh gốc, 4 mầm của lan đột biến 5 cánh trắng "Ngọc Sơn Cước" dài 1,1 m và có tất cả 48 lá.
Giang cùng một số anh em đầu tư số tiền lớn để xây dựng vườn lan var Đất Mỏ (lan đột biến) vào đầu năm 2020 tại khu Cổ Giản, phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lực lượng chống buôn lậu Tổng cục Hải quan bắt giữ 6 xe chở hàng lậu: